LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG, NĂM A
CHÚA THÁNH THẦN LÀ ĐẤNG TÁC SINH
(Cv 2,1-11; Cr 12,3b-7.12-13; Ga 20, 19-23)
Cùng với toàn thể Giáo
Hội, chúng ta long trọng mừng Đại lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Khi nói đến
Chúa Thánh Thần, chúng ta nghĩ ngay đến vai trò của Ngài là Đấng soi sáng,
thánh hóa, đổi mới; Đấng ban sự bình an, niềm vui, can đảm, khôn ngoan, lo liệu,
hiểu biết, đạo đức, kính sợ Chúa...
Như vậy, Ngài là hồn sống,
hơi thở của Giáo Hội. Không có Ngài, Giáo Hội như mất đi sức sống, sinh động và
trở nên trống rỗng. Đức Thượng phụ Athenagoras, Giáo chủ
Để làm sáng tỏ vai trò
của Chúa Thánh Thần, các bài đọc trong thánh lễ hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu
hơn về Ngài.
1.
Vài trò của Chúa Thánh
Thần qua ba bài đọc
Khởi đi từ bài đọc I trích trong sách Cv 2, 1-11, tác giả cho thấy: đến ngày lễ Ngũ
Tuần, các môn đệ vẫn đang tụ họp quanh Đức Maria để cầu nguyện liên lỉ và chờ
mong điều Đức Giêsu đã hứa trước đó. Và, đúng như lời Đức Giêsu đã loan báo,
Chúa Thánh Thần đã lấy hình lưỡi lửa để hiện xuống trên Đức Mẹ và các môn đệ. Như
một sự tác sinh, lập tức, tất cả được tràn đầy Thánh Thần.
Ngay sau đó, như một đặc
ân của Chúa Thánh Thần, các môn đệ từ một người ít học, nhà quê, nhát đảm, sợ sệt,
nay trở nên thông thái và nói được những tiếng mới lạ, khiến mọi người đổ về
hành hương đền thờ Giêrusalem nhân dịp lễ Ngũ Tuần đều nghe các ông nói được tiếng
bản xứ của mình. Cứ thế, các môn đệ tiếp tục can đảm, hăng say ra đi mọi nơi để
loan báo và làm chứng về Đức Giêsu, Đấng đã chết và đã sống lại để cứu độ nhân
loại.
Sang bài đọc II, 1Cr 12,3b-7.12-13, thánh Phaolô nhắc đến đặc sủng của Chúa
Thánh Thần được ban xuống cho mỗi người tùy theo nhu cầu của họ. Tuy nhiên, sự
đa dạng của ơn Chúa Thánh Thần trên mỗi người là khác nhau, nhưng đều chung quy
một điểm, đó là: hiệp nhất trong đa dạng để phục vụ cho Lời của Đức Giêsu hầu
sinh ích cho cộng đoàn tín hữu.
Qua bài đọc này, thánh
Phaolô nhắc các tín hữu Côrintô phải luôn hiệp nhất trong ân sủng của Chúa
Thánh Thần, để cùng nhau xây dựng nhiệm thể Đức Kitô trong mầu nhiệm thân thể
Ngài là Hội Thánh.
Sang bài Tin Mừng, Ga 20,19-23, thánh Gioan làm toát lên sứ mạng được sai đi rao
giảng Tin Mừng của các môn đệ; đồng thời, ngài cũng cho thấy căn nguyên sự sống
và hoạt động của các môn đệ là do Chúa Thánh Thần.
Thật thế, sau khi ban
bình an cho các ông, ngay lập tức, Đức Giêsu đã trao ban cho các ông Chúa Thánh
Thần và kèm theo là quyền tha tội. Tại sao thế? Thưa! Chúa Thánh Thần là Đấng
thánh hóa, Đấng đổi mới và nguồn mọi sự bình an. Khi con người nhận được ân sủng
của Ngài và khi tội lỗi được tẩy xóa, thì ắt được bình an, chan chứa niềm vui
và hy vọng.
Như vậy, ngày lễ Chúa
Thánh Thần hiện xuống chính là ngày Giáo Hội được khai sinh, và cũng là ngày
Giáo Hội lên đường để thi hành sứ vụ ngôn sứ của mình.
Hiểu như thế, thì ngày
lễ hôm nay cũng là ngày lễ Hiện Xuống nơi mỗi người chúng ta. Bởi vì: nếu xưa
kia các môn đệ đã được lãnh nhận Chúa Thánh Thần cũng như sứ vụ loan báo Tin Mừng
như thế nào, thì hôm nay, mỗi tín hữu cũng đón nhận cùng một Chúa Thánh Thần và
cùng một sứ vụ như các ngài khi xưa.
2.
Sứ sứ điệp Lời Chúa
hôm nay
Ngày chúng ta lãnh nhận
Bí tích Rửa Tội, chúng ta đều đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần, tiếp theo, qua Bí
Tích Thêm Sức, mỗi người đón nhận Ngài cách dồi dào, phong phú để thi hành chức
năng Tư Tế, Ngôn Sứ và Vương Đế cách triệt để hơn trong vai trò là thành phần
chi thể trong thân thể mầu nhiệm Giáo Hội, có Đức Giêsu là Đầu.
Mừng lễ Chúa Thánh Thần
hôm nay, là dịp mời gọi mỗi người chúng ta nêu cao ý thức về sự tinh tuyền,
trong trắng của ngày lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, để tâm hồn chúng ta trở về tình
trạng: “Nhân chi sơ, tính bổn thiện”,
hầu sẵn sàng lắng nghe Lời Chúa dưới sự tác động của Chúa Thánh Thần. Hôm nay
cũng là dịp để chúng ta làm mới lại đặc sủng của Chúa Thánh Thần ngày lãnh nhận
Bí Tích Thêm Sức, qua đó, chúng ta hiểu được Lời Chúa, yêu mến Lời Chúa và can
đảm, sẵn sàng loan báo cũng như làm chứng cho Lời Chúa.
Khi đón nhận và lắng
nghe Lời Chúa, chúng ta sẽ loại bỏ được những thứ mà thánh Phaolô cho là hành động
do xác thịt như: "dâm bôn, ô uế,
phóng đãng, thờ quấy, phù phép, hận thù, bất hòa, ghen tương, nóng giận,
tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tỵ, say sưa, chè chén, và những điều
khác giống như vậy" (Gl 5,19-21). Khi loại trừ được những thứ đó,
chúng ta sẽ lãnh nhận được những hoa trái của Chúa Thánh Thần như: "bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục,
nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ" (Gl 5,22-23).
Đạt được điều đó, mỗi
người chúng ta sẽ là khí cụ hữu dụng của Chúa Thánh Thần trên và trong cánh đồng
truyền giáo của Giáo Hội hôm nay.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin ngự đến vì chúng con cần Ngài. Amen.