CÁCH SỬA LỖI NHAU
Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
CHÚA NHẬT XXIII THƯỜNG NIÊN, năm A
Mt 18, 15 – 20
Đời
con người là một cuộc đấu tranh không ngừng để càng lúc càng hoàn thiện hơn.
Bởi vì, con người vốn không hoàn hảo, không bao giờ sai lỗi hay không bao giờ
lầm lỗi, thiếu sót, do đó, chỉ bảo cho nhau, sửa lỗi cho nhau, sửa lỗi lẫn nhau
là một việc làm cần thiết. Nhưng phải giúp nhau sửa chữa thế nào cho phù hợp,
sửa chữa thế nào cho tốt lại là một việc cần suy nghĩ, cần học hỏi ?
Chúa
Giêsu hiểu rõ con người, biết con người thường xuyên sai sót, hay phạm lỗi và
sửa sai người khác không đơn giản, không dễ dàng mà cần phải có nghệ thuật, cần
biết cách vv…Chúa Giêsu đã chỉ cho chúng
ta một cách sửa chữa nhau rất hay, rất tế nhị và rất đẹp. Nên, muốn sửa lỗi ai, mọi người hay chính
chúng ta phải ý tứ làm từng bước như Chúa chỉ dạy thì mới có kết quả và thành
công.Trong đoạn Tin Mừng của thánh Matthêu hôm nay, Chúa Giêsu nói đến bổn phận
và cách sửa lỗi người anh em. Ngài đề ra những bước sau : thứ nhất, chúng ta có
bổn phận phải sửa lỗi người anh em lỗi phạm, chứ tuyệt đối chúng ta không được
giả điếc làm ngơ để họ tiếp tục sai lỗi. thứ hai khi sửa lỗi ngươi anh em thì
phải thật khéo léo, khôn ngoan, tế nhị bởi vì Chúa Giêsu hiểu rõ tâm lý của
những người phạm lỗi. Khi mắc lỗi, đặc biệt khi lỗi phạm nặng người có lỗi
thường hay mặc cảm, tự ái. Nên, việc sửa lỗi người phạm lỗi thường phải chân
thành, tế nhị, kín đáo, đến công khai, từ riêng tư nghĩa là mình với người anh
em phạm lỗi, đem theo một hoặc hai người, sau đó mới thưa với cộng đoàn anh em,
với Hội Thánh. Mục đích của việc sửa lỗi là giúp người lỗi phạm nhận ra sai lầm
của mình để sửa chữa hầu sống đẹp hơn, tốt hơn, chứ không phải là để trù dập.
làm mất phẩm giá của người anh em, giữa lúc người đó đang hoang mang vì tâm hồn
tan nát.
Sửa
lỗi là một việc làm thật khó khăn, tế nhị nhưng rất cần thiết vì ai cũng có lỗi
lầm, khuyết điểm cần khắc phục để trở nên tốt hơn. Tuy nhiên, con người thường
có mặc cảm, tự ái, chính vì thế, một lời nói, một thái độ, một cử chỉ thiếu
khôn ngoan, thiếu tế nhị, sáng suốt, thiếu cởi mở,chân thành sẽ dễ gây thêm
tình trạng căng thẳng, trở nên xấu hơn, khó giải quyết hơn. Bên cạnh sự khôn
ngoan, khéo léo, chân thành của người sửa lỗi, chúng ta cần cầu xin Chúa soi
sáng, hướng dẫn và thánh Thần Chúa tác động trí lòng để chúng ta biết lựa lời,
biết khôn khéo, tế nhị dùng những lời bác ái, đầy xây dựng và tình thương để
sửa lỗi người anh em phạm lỗi và đồng thời cũng xin Chúa mở lòng để người phạm
lỗi biết lắng nghe lời góp ý, sửa lỗi chân thành của chúng ta để họ sửa đổi,
sống tốt hơn và hoàn hảo hơn vv…Chúng ta hãy ghi nhớ lời của một nhà giáo dục
nói :” Người ta khen ta mà khen phải, đó là bạn ta, người ta chê ta mà chê
đúng, đó là thầy ta, những người nịnh hót ta, đó là cừu địch hại ta, những
người đối lập ta, đó là thầy dạy ta mà không lấy tiền “.
Việc
sửa lỗi giúp nhau thăng tiến, giúp nhau sống đẹp, sống tốt hơn là việc làm cần
thiết nhưng chúng ta luôn phải khéo léo, khôn ngoan theo cách của Chúa mới có
giá trị, hiệu quả và đẹp lòng Chúa, đẹp lòng người.
Lạy
Chúa, xin ban cho chúng con thêm đức tin để chúng con biết giúp nhau sửa đổi
chân thành, bác ái và đẹp lòng Chúa. Amen.
GỢI Ý
ĐỂ CHIA SẺ :
1.Có
cần phải sửa lỗi nhau không ?
2.Chúa
Giêsu đã chỉ cho chúng ta cách thức sửa lỗi nhau làm sao ?
3.Có
nên làm ngơ giả điếc khi anh em phạm lỗi hay không ?
4.Khôn
ngoan, khéo léo và chân thành có cần trong khi sửa lỗi nhau không ?
5.Người
lỗi phạm thường hay có tính khí như thế nào ?