SÁM HỐI, QUAY TRỞ VỀ
LÀ CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN ƠN CỨU ĐỘ
Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
CHÚA NHẬT XXVI THƯỜNG NIÊN, năm A
Ed.18,25-28 Pl 2,1-11 Mt 21, 28-32
Thánh
Phaolô đã nhiều lần nói :” Nếu có gì vinh vang, tôi chỉ có thể vinh vang trong
sự yếu đuối của tôi…” hoặc “ Tôi coi mọi sự là thiệt thòi so vời mối lợi tuyệt
vời là được nhận biết Đức Kitô…”. Thánh Phaolô luôn nêu lên sự yếu đuối và
nghèo hèn của mình. Thật vậy, con người chỉ khi nào nhận ra sự yếu đuối của
mình, nhận ra con người tội lỗi, nghèo hèn của mình, tự cảm thấy xấu hổ vì tội
lỗi của mình, rồi nhìn lên Chúa, nhận ra lòng thương xót của Người, lúc đó con
người mới chạy đến với Chúa, ăn năn sám hối để xin Người tha thứ tội lỗi cho
mình.
Các
bài đọc hôm nay, đặc biệt đoạn Tin Mừng của thánh Matthêu 21,28-32 diễn tả sự
tương phản của hai người con. Người con thứ nhất đã thẳng thừng từ chối lời mời
gọi đi làm của người cha. Người con này đã có thái độ xem ra hời hợt, thiếu suy
nghĩ khi anh trả lời cùng Cha :” Con không muốn “. Trái với người con thứ nhất,
người con thứ hai trước lời kêu gọi của người cha, anh đã tỏ vẻ khúm núm, xem
ra đầy khiêm nhượng và phấn kích, khi mau mắn thưa cùng cha :” Vâng, thưa cha
“. Với thái độ cung kính, khúm núm trước lời đề nghị của người cha. Chúng ta có
cảm tưởng người con thứ hai sẽ chấp hành mau mắn, đi làm theo ý của cha. Với
hai thái độ hoàn toàn trái ngược này: hai lập trường khác nhau, người con thứ
nhất tuy thẳng thừng từ chối lời mời gọi của cha, nhưng sau đó anh hối hận,
thống hối, chính sự sám hối thức đẩy anh trở lại, và ưng thuận đi làm vườn nho
cho cha của mình. Còn người con thứ hai, tuy tỏ vẻ khúm núm, mau mắn :” Vâng,
thưa cha “, nhưng cuối cùng anh đã không vâng lời, và không chịu làm gì hết.
Thiên
Chúa tạo dựng vũ trụ, dựng nên con người, Ngài luôn tôn trọng sự tự do của con
người. Dựa vào đoạn Tin Mừng của thánh Matthêu : với hai thái độ, hai cách ứng
xử và hành động của hai người con, Chúa Giêsu đã quay lại chất vấn người chất
vấn Ngài và hỏi họ :” Ai trong hai đứa con đã thi hành ý của cha ?”. Vâng, mọi
người và tất cả mọi người chỉ có thể đồng loạt :” Người con thứ nhất “. Người
con thứ nhất và người con thứ hai chỉ được đánh giá theo hành động, chứ không
theo lời nói xuông, lời nói trên môi miệng. Dựa vào câu trả lời này, Chúa Giêsu
xoay ngược vấn đề :” Tôi bảo thật các ông : những người thu thuế và những cô
gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông. Vì ông Gioan đã đến chỉ dạy đường
công chính cho các ông, mà các ông không tin ông ấy; còn những người thu thuế
và những cô gái điếm lại tin “. Rõ ràng Chúa Giêsu kết án những Pharisêu, Kinh
sư, Biệt phái vì những người này lúc nào cũng tự kiêu, tự mãn, cho mình là con
cháu Abraham, dân được tuyển chọn, những người tự cho mình là biết luật thấu
đáo, tỉ mỉ giữ những điều luật không đáng giữ, bầy thêm nhiều điều luật nhằm đè
trên đầu trên cổ người dân. Họ bắt người dân giữ nhưng họ không bao giờ đụng
tới để giữ những điều Chúa dạy, nên họ giống như người con thứ :” Thưa cha,
vâng! “, nhưng rồi vẫn ung dung, vẫn không thống hối để vâng lời, để vui vẻ đi
làm. Thiên Chúa luôn tôn trọng sự tự do của con người, của chúng ta, bởi vì có
những quyết định, có những việc làm của chúng ta chống lại, nghịch với ý định
của Thiên Chúa, nhưng Người vẫn kiên nhẫn chờ đợi chúng ta tỉnh hồi, ăn năn,
sám hối, nhận ra lỗi lầm, nhận ra tội lỗi của chúng ta mà thành tâm quay trở về
với Người để xin Người tha thứ và lãnh nhận ơn tha thứ của Người.
Đối
với Chúa việc thành tâm nhìn ra lỗi lầm, xưng thú lỗi lầm và can đảm, mau mắn
sửa đổi lỗi lầm không phải là hành động yếu hèn, làm mất nhân phẩm, phẩm giá
con người, trái lại càng sám hối, càng sửa đổi để trở nên hoàn thiện, con người
càng gần gũi, càng gắn chặt lấy Thiên Chúa và càng quảng đại, yêu mến hơn đối
với tha nhân.
Lạy
Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn biết nhìn vào mình để nhận ra những yếu
kém, những lỗi lầm của mình và thành thật ăn năn, sám hối, quay trở về với Chúa
để nhận lãnh sự tha thứ của Chúa. Amen.
GỢI Ý
ĐỂ CHIA SẺ :
1.Người
Cha ám chỉ ai ?
2.Người
con thứ nhất tượng trưng cho những ai ?
3.Người
con thứ hai đại diện cho những ai ?
4.Hành
động và lời nói phải làm sao ?
5.Những
người nghe lời Chúa mà không đem ra thực hành tượng trưng cho lớp người nào ?