KHỔ NẠN VÀ PHÚC SINH
SUY NIỆM CHÚA NHẬT II
MÙA CHAY - NĂM A
(Mt 17,1-9)
Trang Tin Mừng (Mt 17,1-9)
Chúa nhật II Mùa Chay năm A, đưa chúng ta lên núi cùng với các Tông Ðồ Phêrô,
Giacôbê và Gioan chiêm ngắm Chúa Giêsu biến hình, một biến cố ngoại thường
trước khi tiến sâu vào Mùa Chay Thánh, cao điểm là Tuần Thương Khó, cử hành Cuộc
Khổ Nạn, cái chết và sự phục sinh vinh quang của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.
Phêrô, Giacôbê và Gioan thật
diễm phúc, vì đã được Chúa Giêsu cho nếm trước vinh quang Phục sinh: điều thuộc
về thiên giới nhưng xảy ra trên trần gian. Ba ông thấy Thầy dung mạo biến đổi
khác thường, khuôn mặt Người sáng chói như mặt trời, áo Người trở nên trắng như
tuyết (Mt 17,). Các ông đã quá quen với hình ảnh của Thầy trong dáng vẻ thường
ngày của con một người trần thế, nay đứng trước sự huy hoàng chói lọi, bao trùm
toàn bộ con người của Thầy, lại có thêm Môi-sen và Êlia xuất hiện bên cạnh đàm
đạo với Thầy khiến các ông kinh ngạc. Sửng sốt quá, Phêrô thốt lên: "Lạy
Chúa, chúng tôi được ở đây thì tốt lắm, nếu Chúa ưng, chúng tôi xin làm ba lều,
một cho Thầy, một cho Môi-sen và một cho Êlia" (Mt 17,4). Lúc
ông còn đang nói thì một đám mây sáng bao phủ các ngài.
Một đám mây bao phủ các
tông đồ gợi cho chúng ta nhớ lại đám mây bao phủ dân Israen trong thời kỳ
Xuất hành (x. Xh 40,35), hay khi Đức Maria đón nhận tin truyền từ Sứ Thần
cho Trinh Nữ: “Quyền
năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà” (Lc 1,35).
Lúc Chúa Giêsu biến hình, từ trong đám mây bao phủ ấy có tiếng phán rằng: “Đây
là Con Ta yêu dấu rất đẹp lòng Ta, các ngươi hãy nghe lời Người”.
Tiếng Chúa Cha từ trong đám mây xác nhận Chúa Giêsu là Con yêu dấu,
và Ngài mời gọi chúng ta “Hãy vâng nghe lời Người”
Quả thật, Chúa Giêsu là
Ngôi Lời nhập thể của Chúa Cha (x. Ga 1,14). Người luôn nói Lời của
Thiên Chúa cho loài người (x. Ga 3,34). Chúa Cha muốn các môn đệ và qua các
ông Lời Chúa Giêsu cần phải được mọi người đón nhận và vâng nghe. Nghe
lời Chúa Cha tuyên phán, các môn đệ kinh hồn bạt vía, ngã sấp xuống. Bấy giờ
Chúa Giêsu đến gần, động đến các ông và bảo: “Các con hãy đứng dậy, đừng sợ”
(Mt 17).
Đừng sợ, các ông sợ gì và tại
sao lại sợ? Thưa, các ông sợ đau khổ, sợ thập giá, nhất là sợ cái chết bi
thương như Thầy đã loan báo: “Người phải đi Giêrusalem và chịu
nhiều đau khổ do hàng niên trưởng và các thượng tế cùng ký lục, và bị giết đi,
và ngày thứ ba sẽ sống lại” (Mt 16, 21). Lời loan báo trên
chẳng những làm cho Phêrô và hai ông kia, mà thậm trí cả nhóm môn đệ bị khủng
hoảng. Phêrô đã phủ nhận và can ngăn Thầy. Ông phủ nhận là điều dễ hiểu, bởi
các môn đệ trông đợi một Ðức Messia quyền năng, mạnh mẽ, thống trị, thế mà nay
Chúa Giêsu lại tự giới thiệu mình như một người đầy tớ khiêm hạ, hiền lành của
Thiên Chúa, đầy tớ của con người, sẽ phải hy sinh mạng sống, bước qua khổ đau
và cái chết. Đương nhiên là câu hỏi lớn nảy sinh trong đầu: Làm sao có thể theo
Một Bậc Thầy và một Ðức Messia mà cuộc sống trần thế của Người kết thúc như thế
được? Các môn đệ nghĩ như vậy. Việc Chúa biến hình là câu trả lời cho các
ông.
Biến cố này giúp các môn đệ
đương đầu trước cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. Cả chúng ta ngày hôm nay nữa cũng
hiểu rằng cuộc khổ nạn của Chúa Kitô là một mầu nhiệm, một hồng ân tình thương
vô biên của Thiên Chúa, nhất là hiểu rõ hơn sự phục sinh của Người. Để hiểu các
biến cố ấy, cần biết trước rằng Ðấng đang chịu đau khổ và được vinh quang không
phải chỉ là một con người, nhưng là Con Thiên Chúa, Ðấng cứu độ chúng ta qua
tình yêu trung thành cho đến chết. Qua đó Chúa Cha lập lại lời tuyên bố về Chúa
Con, đã xảy ra bên bờ sông Giordan sau khi Chúa Giêsu chịu phép rửa và Chúa Cha
nhắn nhủ chúng ta : "Các ngươi hãy nghe lời Người"
(Mt 17,).
Bước tiếp vào Mùa Chay Thánh,
biến cố Chúa biến hình loan báo trước Mầu Nhiệm Vượt Qua, mời gọi chúng ta mở
rộng cặp mắt tâm hồn chiêm ngắm Mầu Nhiệm Ánh Sáng của Thiên Chúa trong lịch sử
cứu rỗi.
Chúa biến hình vinh quang
sáng láng để nêu gương cho chúng ta, giúp chúng ta biến đổi: từ con người tối
tăm tội lỗi nên con người tươi sáng hoàn hảo; từ con người ích kỷ tham lam
thành người sẵn sàng yêu thương hy sinh và phục vụ mọi người; từ con người kiêu
căng tự đắc thành người khiêm nhu tin tưởng và phó thác vào Chúa.
Lạy Chúa, xin thương giúp
chúng con hiểu được ý nghĩa của Thập Giá và xin ban ơn để chúng con biết sống
Mầu Nhiệm Thập Giá Chúa trong cuộc đời chúng con, hầu mai ngày được sống lại
với Chúa trong vinh quang với. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ