HÃY RA ĐI RAO GIẢNG TIN MỪNG
SUY NIỆM KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO
(Is2, 1-5; 1 Tm 2, 4 - 6; Mc 16,
15-20)
Chúa Nhậtngày 18 tháng mười năm
2020 là khánh nhật truyền giáo. Đây là dịp thuậnlợi để Kitô hữu ý thức sâu
xa về sứ mạng truyền giáo của mình.
Những câuhỏi lớn được đặt ra:
Truyền giáo là gì? Tại sao phải truyền giáo và ai phảitruyền giáo? Liệu có cần
phải ngày cầu nguyện cho việc truyền giáo không?
Truyềngiáo, là giúp người ta tin
nhận Đức Giêsu đã chết và đã sống lại, để họ tin ĐứcGiêsu là Thiên Chúa nhập
thể, để họ trở nên Kitô hữu.
Vì bảnchất của Giáo Hội là truyên
giáo. Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI đãnhấn mạnh: Sứ vụ truyền giáo
là “bổnphận của toàn thể Giáo hội”, vốn “tự bản chất là thừa sai”
(Ad gentes, 2).Trích lời Đức Thánh Giáo hoàng Phaolô VI, ngài tiếp: “Giáo
Hội hiện hữu để truyền giáo,để giảng thuyết và giáo huấn, để làm máng chuyển
quà tặng của các ân sủng, đểhoà giải các tội nhân với Thiên Chúa, để trường tồn
hy lễ của Chúa Kitô trongThánh Lễ, đó là việc tưởng niệm cuộc tử nạn và phục
sinh vinh hiển của Người.”
Là chithể của Hội Thánh, tất cả
những người đã chịu phép rửa tội phải thi hành nhiệmvụ truyền giáo. Điều này
không có ý nói họ phải đi thật xa. Những nơi nào cóhọ, họ phải truyền giáo.
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II nói: “Không ai được ngưng nghỉ
việc này,vì là bổn phận khẩn thiết của ngày hôm nay”. Với lại,
chínhChúa Giêsu yêu cầu chúng ta: “Cáccon hãy đi khắp thế gian, rao giảngTin
Mừng cho mọi tạo vật” (Mc16, 15). Thánh Phaolô kêu lên: “Khốnthân tôi
nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1 Cr 9, 16).
Rất cầnthiết phải cầu nguyện cho
việc truyền giáo. Ngày Thế giới Truyền giáo, hayChúa Nhật Truyền giáo,
được Đức Giáo hoàng Piô XI thiết lập vào năm 1926, đểnhắc nhở các tín hữu Công
giáo về sự dấn thân và hỗ trợ của họ đối với côngviệc truyền giáo của Giáo hội
thông qua cầu nguyện và hy sinh. (CSR_6222_2020)
Ngày 31tháng 5 năm vừa qua, dịp
Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống năm 2020, Đức Giáo hoàngPhanxicô đã công bố sứ
điệp cử hành ngày Thế giới Truyền giáo năm nay. Dựa trênchủ đề lấy từ sách ngôn
sứ Isaia, “Nàycon đây, xin hãy sai con đi”, sứ điệp của Đức Thánh Cha
nói rằngđại dịch Covid-19 là một cơ hội để truyền giáo và phục vụ người khác.
Trong sứđiệp, Đức Thánh cha trình
bày Chúa Giêsu như “Vị Thừa Sai của Chúa Cha: conngười và hoạt động của Chúa
Giêsu hoàn toàn là vâng phục thánh ý Chúa Cha (x.Ga 4,34...). Đến lượt Chúa
Giêsu, Đấng đã chịu đóng đanh và sống lại vì chúngta, Người thu hút chúng ta
vào trong chuyển động yêu thương, và nhờ chính ThánhLinh, Đấng linh hoạt Giáo hội,
biến chúng ta thành những môn đệ và sai chúng tara đi thi hành sứ mạng đối với
thế giới và muôn dân”.
Đức Thánhcha đặt câu hỏi: “Chúng
ta có sẵn sàng được sai đi khắp nơi để làm chứng vềniềm tin của chúng ta nơi
Thiên Chúa là Cha thương xót, để công bố Tin mừng cứuđộ của Chúa Giêsu, để chia
sẻ cuộc sống thần linh của Chúa Thánh Linh, qua việcxây dựng Giáo hội hay
không? Như Mẹ Maria, chúng ta có sẵn sàng, không chút dèdặt, phục vụ thánh ý
Thiên Chúa (Xc. Lc 1,38) hay không? Thái độ sẵn sàng nộitâm này rất quan trọng
để có thể thưa với Chúa: “Lạy Chúa, này con đây, xin hãy sai con”(x. Is
6,8).
Đức Thánhcha cũng nhận định rằng:
“Hiểu Thiên Chúa đang nói gì với chúng ta trong thờikỳ đại dịch này, trở thành
thách đố đối với cả sứ mạng của Giáo hội. Bệnh tật,đau khổ, sợ hãi, cô lập đang
đặt câu hỏi cho chúng ta. Cảnh nghèo của nhữngngười chết trong cô độc, của
người bị bỏ mặc cho chính mình, người mất công ănviệc làm và lương bổng, của
người không có nhà ở và lương thực, những điều đóđang gọi hỏi chúng ta. Bị buộc
lòng phải xa cách và ở nhà, chúng ta được mờigọi tái khám phá thấy rằng chúng
ta đang cần những tương quan xã hội, và cảtương quan cộng đồng với Thiên Chúa.
Tình trạng này, không gia tăng sự nghi kỵvà dửng dưng, nhưng phải làm cho chúng
ta quan tâm hơn tới cách thức tương giaocủa chúng ta với tha nhân. Và kinh
nghiệm, trong đó Thiên Chúa đánh động tâmhồn chúng ta, mở cho chúng ta thấy
những nhu cầu tình thương, phẩm giá, tự docủa các anh chị em chúng ta, cũng như
sự chăm sóc thiên nhiên. Sự kiện khôngthể họp nhau để cử hành thánh lễ, trong
tư cách là Giáo hội, làm cho chúng tachia sẻ thân phận của bao nhiêu cộng đoàn
Kitô không thể cử hành thánh lễ mỗiChúa nhật. Trong bối cảnh đó, câu hỏi của
Chúa: “Ta sẽ sai ai đi?” lại được gửiđến chúng ta và chờ đợi chúng ta trả lời
một cách quảng đại và xác tín: “Này con đây, xin hãy sai con!”(Is 6,8)
Và ĐứcThánh cha kết luận rằng: “Cửhành
Ngày Thế giới truyền giáo cũng có nghĩa là tái khẳng định việc cầu nguyện,suy
tư và sự giúp đỡ vật chất, do những đóng góp của anh chị em là những cơ hộiđể
tham gia tích cực vào sứ mạng của Chúa Giêsu trong Giáo hội của Ngài. Đứcbác ái
được biểu lộ qua những cuộc lạc quyên trong các thánh lễ Chúa nhật thứba của
tháng 10, có mục đích hỗ trợ công việc truyền giáo được Các Hội GiáoHoàng
truyền giáo thực hiện nhân danh tôi, để đáp ứng các nhu cầu thiêng liêngvà vật
chất của các dân tộc và các Giáo hội trên toàn thế giới, vì phần rỗi củatất cả
mọi người”.
Chúng tacùng cầu xin Đức Trinh Nữ
Maria, người Tông đồ đầu tiên và là nhà thừa sai củaLời Chúa, giúp chúng ta
mang sứ điệp Tin Mừng đến với thế giới với niềm hânhoan khiêm tốn và rạng ngời,
vượt lên trên bất kỳ sự từ chối, hiểu lầm hay báchhại nào.
Nữ Vươngtruyền giáo, cầu cho
chúng con. Amen.
Lm.An-tôn Nguyễn Văn Độ