Anh
chị em rất thân yêu,
Khi ban giới luật yêu thương, cách
riêng yêu thương người nghèo, Thiên Chúa đã nại tới lý do "Ta sẽ nghe nó,
vì Ta vốn nhân từ". Và đấy chính là điểm độc sáng của Mạc Khải. Chắc chắn
là trong mọi tôn giáo đều dạy người ta yêu thương, nhưng với lý do thuần túy
nhân bản. Sự khác biệt này đòi hỏi Dân Chúa không ngừng phải để cho Lòng Thương
Xót của Thiên Chúa thúc đẩy và tác động.
Theo thánh Phaolô, chính Lời Chúa đã
mạc khải trọn vẹn Lòng Thương Xót của Người, và vì thế đời sống người Tin trước
hết là "đón nhận lời Chúa giữa bao nỗi gian truân với niềm vui do Thánh
Thần ban". Từ đó người tín hữu Thessalonica đã có một nếp sống chan hòa
yêu thương nên gương sáng cho toàn vùng Tiểu Á. Cuộc sống để nói lên lòng
"từ bỏ ngẫu tượng mà quay về với Thiên Chúa., để phụng sự Thiên Chúa hằng
sống, Thiên Chúa thật, và chờ đợi Con của Người từ trời ngự đến, người Con mà
Thiên Chúa đã cho trỗi dậy từ cõi chết, là Ðức Giê-su". Vì thế, có thể nói
không phải là Ðức Ái Cứu Ðộ, nếu không là dấu chỉ của lòng tin vào Thiên Chúa
giàu lòng thương xót.
Và vì theo Lời Chúa, được nói ra trong
cuộc sống của Ðức Giê-su, thì lòng Thương Xót của Thiên Chúa luôn luôn mới mẻ
và phong nhiêu, làm ngỡ ngàng mọi con người : chúng ta thấy trong Tin Mừng luôn
luôn nói đến những thái độ kinh ngạc của đủ mói thứ hạng người : từ trẻ mục
đồng trong đêm Belem, cho đến người lính dưới chân Thánh Giá ở đồi Can-Vê, ở
mọi nơi, mọi thời, người ta luôn phãi kinh ngạc, nhiều khi đến hãi sợ khi bị bắt
chộp bởi lòng thương xót tức thời của Thiên Chúa. Chính tính cách mới mẻ này
thúc đẩy, những người tin thấy rằng không bao giờ được phép dừng lại trong cuộc
sống yêu thương. Yêu thương không dừng lại ở chỗ là phẩm chất của cuộc sống,
nhưng yêu thương là để có thể đến cùng Thiên Chúa. Và đó là điều Chúa Giê-su
nói trong kết luận của bài Tin Mừng : " Tất cả Luật Mô-sê và các sách ngôn
sứ đều tuỳ thuộc vào hai điều răn ấy."
Vì Ðức Ái của những người tin là chính
hành trình nên một với Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót, mà Ðức Ái là nhân đức
đối thần vậy. Theo đó, Ðức Ái không hệ tại ờ những việc làm từ thiện, nhưng hệ
tại ở sự bộc lộ chính mầu nhiệm yêu thương của Thiên Chúa cho muôn loài muôn
vật. Ðiều ấy đòi hỏi người tín hữu phải bắt đầu đời sống yêu thương trong sự
chiêm niệm, cầu nguyện.
Lm. Giuse Nguyễn Hữu Duyên