Tông
Huấn Giáo Hội tại Á Châu viết "Cùng với các kitô hữu, chúng ta tin
rằng cuộc sống cá biệt của Ðức Giêsu....đã đưa nước Thiên Chúa vào lịch sử nhân
lọai và "đem sức mạnh của Nước ấy vào mọi khía cạnh của đời sống con người
và xã hội, vốn bị vây bọc bởi tội lỗi và sự chết". Ðiều ấy có thể
nhờ Lời Chúa hôm nay minh giải :
Khác
với những người Do Thái đạo hạnh đương thời, Ðức Giêsu không ngần ngại tiếp xúc
với người nữ Samaria, vượt qua mọi ranh giới chủng tộc và giới tính. Cuộc sống
của Ðức Giêsu còn rất nhiều cá biệt như thế. Sự cá biệt phát xuất từ nguồn gốc
Thiên Sai của Ngài với sứ mạng loan báo và chu tòan "theo ý Ðấng đã
sai . và chu tòan công việc của Ngài".
Bài
Tin Mừng hôm nay phác họa một cách linh họat và sâu sắc tòan cảnh việc thi hành
sứ mạng của Ðức Giêsu: trước hết đây là công việc thật cấp bách. Cho dù mệt
nhọc vì một hành trình dài, nhưng Ðức Giêsu đã không bỏ lỡ cơ hội để thi
hành sứ vụ. Cơ hội không phải là điều gì khác thường, mà chính là MỖI CON
NGƯỜI ngay trong chính cuộc sống của họ. Một cuộc sống chất chứa những thù
hận truyền kiếp"Sao thế! Ông là người Do Thái mà lại xin nước uống
với tôi, một người Samaria ư?". Cuộc sống bị vây bọc bởi cái nhìn
khép kín trong thế giới vật chất "Ngài không có gì để múc, mà giếng
thì sâu : vậy Ngài lấy đâu ra nước?". Cuộc sống trong đó, ngay cả
tương quan nguồn cội, cũng chỉ còn là một bóng hình mờ nhạt với năm tháng :
"Cha ông chúng tôi đã thờ trên núi này.". Cuộc sống trơ
trẽn và thác lọan vì tội lỗi "Bà có năm đời chồng rồi, và người đàn
ông đang chung sống với bà bây giờ không phải là chồng bà.". Cơ
hội không phải là một qùa tặng được dâng hiến, nhưng là của một ÐỐI THỌAI
chân thực. Ðối với Ðức Giêsu, sứ vụ cũng là thiết lập cuộc đối thọai cứu độ với
MỖI CON NGƯỜI, DÙ HỌ LÀ AI. Cuộc đối thọai đem sức mạnh của Nước Thiên Chúa
chiếu soi mọi ngõ ngách cuộc đời, không cưỡng chế, mà như một mời mọc đáp trả
"Nếu bà nhận biết ơn Thiên Chúa ban và ai là người đang nói với
bà.hẳn bà sẽ xin Người." Cuộc đối thọai "trong tinh
thần và trong chân lý". Cuộc đối thọai tôn trọng sự khác biệt
nhưng vẫn giữ được bản sắc thiêng liêng siêu việt của mình "Người sẽ
cho bà nước hằng sống".
Cũng
thế, thánh Phaolô hiểu rất rõ đời sống con người và xã hội mà tín hữu Roma đang
phải đối diện. Ðó là một cuộc sống và một xã hội đối nghịch với niềm tin Kitô
Giáo, nơi mà tội lỗi và sự chết bủa vây con người. Nhưng cũng như Phaolô, mỗi
kitô hữu được mời gọi tiến vào thành đô ấy với niềm tin "Ðấng cho
chúng ta nhờ đức tin mà tiến đến ân sủng, đứng vững ở đó, và được hiển vinh
trong niềm hy vọng vinh quang của con cái Chúa." Chính sự xác tín
vào sự sống ân sủng nhờ Thánh Thần, mà người Kitô hữu đảm nhận cuộc sống
trần thế này. Cách sống ấy theo thánh Phaolô trở thành niềm hy vọng cho muôn
lòai thọ tạo "Qủa thế, muôn lòai đã lâm vào cảnh hư ảo, không phải vì
chúng muốn, nhưng là vì Thiên Chúa bắt chịu vậy; tuy nhiên vẫn còn niềm trông
cậy là có ngày cũng sẽ được giải thóat, không phải lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà
được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang."
Người kitô chúng ta không thể quên đấy là ơn gọi của mình, ơn gọi mà chính
Thiên Chúa cũng đã mời gọi Dân Israel của Người : phải đi trong sa mạc trần
gian, chia sẻ mọi nỗi khốn cùng với mọi người, chịu đói, chịu khát và muôn vàn
thử thách hiểm nguy. nhưng cùng đi với họ có Tảng Ðá chảy tràn trề nước sự
sống. Tảng Ðá của lòng tin đối chứng với sự cứng lòng của "Thử
Thách".
Cuộc
sống hôm nay về nhiều mặt đối với đại đa số người dân Á Châu vẫn ngập tràn
thách đố : nghèo đói, bệnh tật, chậm tiến, cùng với những tệ nạn đang giết chết
từng thế hệ,dẫu thế, cuộc sống này vẫn là nơi người Kitô Hữu được mời gọi để
chia sẻ, để đối thọai. Nhưng người Kitô sẽ không được tiếp nhận, nếu họ đánh
mất bản sắc SỰ SỐNG ÂN SỦNG của mình.
Lm. Giuse Nguyễn Hữu
Duyên