GIAO ƯỚC MỚI
Chúa Nhật 3 B Mùa Chay
Lời Chúa :
Xh 20:1-17
Ga
2:13-25
1 Cr 1:22-25
Lời hứa có một
ảnh hưởng nào trong cuộc sống ? Hôn ước cũng chỉ là một
lời hứa vắn tắt, nhưng ràng buộc con người suốt đời.Thiên Chúa cũng bị lời hứa
ràng buộc. Giao ước chính là lời Thiên Chúa hứa cứu độ nhân
loại. Nhưng rõ ràng có một sự khác biệt lớn lao
giữa Thiên Chúa và con người trong việc giữ lời hứa. Chính nhờ
lời hứa, giá trị được xác định. Vì chữ tín càng cao,
con người càng được mọi người kính nể. Chúng ta thử
xem Thiên Chúa đã giữ lời hứa như thế nào trong khi thiết lập tương giao với nhân
loại.
TƯƠNG QUAN HAI CHIỀU
Thiên Chúa đã chứng tỏ tất cả uy quyền khi thiết lập giao ước với
loài người. Chính vì yêu thương, Chúa đã hạ cố đến với
Môsê. Người đã dẫn ông qua những nẻo đường, đến tận núi
Sinai để thiết lập giao ước với dân tộc Do thái. Mười Điều
Răn chính là cách diễn tả cụ thể giao ước đó (Faley 1994:244). “Mười Điều răn thể hiện quyền bình Thiên Chúa trên chúng ta”
(Disciples in Mission, Homily Guide, Lent Cycle B 1999:13). Quyền bính ấy không nhằm đè bẹp, nhưng thăng tiến con người.
Con người chỉ thực sự thăng tiến khi biết rõ mình là ai trong tương quan với
Thiên Chúa và tha nhân. Bởi vậy “ trước khi ban Mười Điều
Răn cho
Chính vì thế, Đức Giêsu đã sinh ra trong dân tộc Do thái. Người đến để thực hiện tất cả những gì Thiên Chúa đã hứa qua giao ước.
Thiên Chúa phải được tôn thờ là vị Thần độc nhất. Đối
với Do thái, nhận thêm một vị thần vào bảng phong thần không khó lắm. Nhưng tôn thờ Người là vị thần độc nhất, loại trừ tất cả các thần
khác là cả một vấn đề. “Giới răn thứ nhất (cc.3-6) là
một cách diễn tả niềm tin độc thần trong thực tế” (Faley 1994:245). Đền thánh là lãnh vực tuyệt đối dành cho một mình Giavê mà thôi.
Nếu ai đem thần ngoại bang vào đền thờ, tức là chối bỏ Giavê. Xúc phạm tới đền thánh tức là xúc phạm tới Thiên Chúa. Đền thờ trở nên trung tâm sinh hoạt tôn giáo và chính trị của toàn
dân. Đó là biểu tượng của niềm tin và hi vọng. Dân tộc
trở thành một cộng đồng qui tụ quanh đền thờ. Cộng đồng
đó cần được Thiên Chúa hướng dẫn về Đất hứa.
“Mười Điều Răn đã được Thiên Chúa phác họa để dẫn dân Do thái tới một
cuộc sống thánh thiện trong thực tế. Trong Mười Điều Răn
đó, họ sẽ nhìn thấy bản tính Thiên Chúa và kế hoạch Người chỉ vẽ cho dân lối sống.
Mệnh lệnh và những chỉ dẫn nhằm hướng dẫn cộng đoàn gặp gỡ từng
nhu cầu cá nhân một cách đầy thương yêu và có trách nhiệm” (Life Application
Study Bible 1991:136). Thực hành Mười Điều Răn là cách
duy nhất để cảm nghiệm tình yêu Thiên Chúa đối với dân Người.
Biểu tượng của tình yêu và niềm hi vọng chính là đền thờ. Bởi vậy mỗi khi nhìn đến hay hướng về đền thờ, dân Chúa vô cùng phấn
khởi và hăng say giữ tất cả những gì Thiên Chúa đòi hỏi qua giao ước. Họ không cảm thấy gò bó hay miễn cưỡng khi giữ luật vì đó là “phương
tiện duy nhất chu toàn luật thương yêu của Thiên Chúa” (Life Application Study
Bible 1991:136). Ngày sabát là một bằng chứng. Chính vì biến phương tiện thành mục đích, người Do thái đã đánh mất
nét tinh hoa cao quí nhất của lề luật. Nói khác, khi
không còn là phương tiện đạt mục đích Thiên Chúa đã vạch ra, luật lệ hay đền thờ
trở thành những thứ thừa thãi, vô bổ.
Chính vì thế Đức Giêsu mới không ngần ngại nổi nóng với những lạm dụng
đền thờ, cản trở việc thờ phượng. Làm sao có thể tưởng tượng nổi một Đấng
“hiền hậu và khiêm nhường” (Mt
ĐỀN THỜ HÔM NAY
Đức Giêsu cũng muốn thanh tẩy Đền Thờ hôm nay là Giáo hội. Nếu Giáo hội không được thanh tẩy, những hoạt động trần tục sẽ che
khuất dung nhan Thiên Chúa trước mắt mọi người. Nói khác,
chính vì Giáo hội quá nặng nề với lỗi lầm quá khứ, những nghi lễ và luật lệ rườm
rà, nhiều người đã không thể đến được với Chúa Kitô. Bởi
đấy, ngày 12.3.2000, ĐGH Gioan Phaolô II đã làm một cử chỉ ngoạn mục trước mắt
toàn thể nhân loại. Giáo hội đã tự thanh tẩy. Đúng
hơn, Thánh Linh đã thanh tẩy khuôn mặt Giáo hội, không phải để Giáo hội được nổi
tiếng, nhưng để mọi người nhận biết Đức Kitô là “sự thật và là sự sống” (Ga
14:6), có sức giải thoát nhân loại khỏi mọi cảnh khốn cùng hiện tại.
Trong khi
rao giảng Đức Kitô, Giáo hội nhìn nhận lịch sử Giáo hội là một chuỗi “các tội đã
phạm trong khi phục vụ chân lý, các tội đã làm tổn thương đến sự hiệp nhất Kitô
giáo, các tội chống lại dân tộc Israel, các tội chống lại tình yêu, hòa bình và
kính trọng đối với các nền văn hóa và các tôn giáo, các tội chống lại phẩm giá
của người phụ nữ và sự hiệp nhất của loài người, và các tội phạm đến các quyền
cơ bản của con người” (VietCatholic 19/3/2000). Không phải vì
những lầm lỗi ấy mà Giáo hội phải bị phá hủy, vì bản chất Giáo hội vẫn là thánh.
Hi vọng sau lời thú tội này, Giáo hội sẽ phục vụ Thiên Chúa và con người đắc lực
hơn. Mọi người có thể dễ dàng đến với Đức Kitô qua cung cách
khiêm nhường của Giáo hội. Nhân loại như bước vào “thời gian hòa giải,
thời gian cứu độ cho tất cả mọi người tín hữu và cho tất cả mọi người đang tìm
kiếm Thiên Chúa !” (ĐGH Gioan Phaolô II, “Ngày Xin Ơn
Tha Thứ”, VietCatholic,