CHÚA NHẬT III MÙA
CHAY
(Gio-an 2: 13-25)
Phép
lạ hoặc những việc làm của Chúa Giê-su trong Tin Mừng Gio-an thường mang ý
nghĩa biểu tượng. Dấu lạ được thánh
Gio-an kể lại là để nói lên một thực tại khác về Chúa Giê-su. Thí dụ phép lạ khiến ông La-da-rô sống lại
cho ta biết Chúa Giê-su là sự sống lại và là sự sống. Cũng vậy, việc Chúa lên Giê-ru-sa-lem vào dịp
lễ Vượt Qua và tẩy uế Đền Thờ là để nói lên rằng Chúa Giê-su sẽ thay thế cho
Đền Thờ. Thiên Chúa không còn ngự trị
trong Đền Thờ tại Giê-ru-sa-lem hay tại Ga-ri-dim nữa, nhưng trong Đức Ki-tô,
để “những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và
sự thật” (Ga
a)
“Nhưng Đền Thờ Đức Giê-su muốn nói ở đây là chính thân thể Người ”
Khác
với các sách Tin Mừng nhất lãm, sách Tin Mừng Gio-an nói Chúa Giê-su lên
Giê-ru-sa-lem nhiều lần và việc tẩy uế Đền Thờ xảy ra ngay ban đầu sứ vụ của
Người. Đặc biệt những lời của Chúa
Giê-su nói trong dịp này cũng mang một sắc thái hoàn toàn khác. Không phải những câu trích dẫn ngôn sứ I-sai-a
và Giê-rê-mi-a, nhưng là những lời của chính Chúa Giê-su nói với mọi người: “Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng
biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán”.
Do đó lệnh truyền của Chúa Giê-su không chỉ đòi ta phải suy tư về ý
nghĩa của Đền Thờ Mới, nhưng còn đòi ta phải có những hành động cụ thể để thanh
tẩy đền thờ của Chúa Thánh Thần, tức là thân xác và tâm hồn của ta.
Thật
là một hình ảnh tuyệt vời nếu ta hiểu tất cả con người Chúa Giê-su là Đền Thờ
Thiên Chúa ngự. Nơi Người, bản tính
Thiên Chúa và bản tính nhân loại kết hiệp với nhau trong một ngôi vị, tức là
Ngôi Hai Thiên Chúa. Không những Thiên
Chúa hoàn toàn ngự trong Chúa Giê-su, mà còn nhờ Chúa Giê-su ở lại với nhân
loại (Emmanuel = Thiên Chúa ở cùng chúng ta).
Đến với loài người qua Chúa Giê-su, Thiên Chúa muốn mọi sự đổi mới. Đời sống mới của ta phải theo lề luật mới là
giáo lý Tin Mừng của Chúa Giê-su, Đấng đến để kiện toàn Lề Luật. Việc phụng tự biểu lộ quan hệ giữa ta với
Thiên Chúa cũng phải đổi mới. Đền thờ
Giê-ru-sa-lem không còn là trung tâm thờ phượng, nơi duy nhất người ta đến với
Chúa nữa. Nhưng từ nay, Chúa Giê-su thay
thế cho Đền Thờ và là nơi thể hiện việc thờ phượng đích thực. Chúa Giê-su nói với người phụ nữ
Sa-ma-ri: “Này chị, hãy tin tôi: đã đến giờ các ngươi sẽ thờ phượng Chúa Cha,
không phải trên núi này hay tại Giê-ru-sa-lem... Nhưng giờ đã đến – và chính là lúc này đây –
giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và
sự thật”. Chỉ trong Chúa Giê-su mới có
sự thật toàn vẹn và thần khí Thiên Chúa đầy tràn. Do đó chỉ trong Người mới thể hiện việc thờ
phượng đích thực. Hơn thế nữa, Chúa
Giê-su còn muốn mỗi người môn đệ phải là “người thờ phượng đích thực” và trở nên một đền thờ sống động, hoặc những
viên đá sống động để xây dựng Hội Thánh Người.
Thánh Phao-lô khẳng định: “Nào
anh em chẳng biết rằng anh em là Đền Thờ của Thiên Chúa, và Thánh Thần Thiên
Chúa ngự trong anh em sao?” (1 Cr 3:16).
Giáo
Hội là Thân Thể Mầu nhiệm Chúa Ki-tô.
Người là Đầu và ta là chi thể của Nhiệm Thể ấy. Như vậy, khi ta hiệp cùng Giáo Hội thờ phượng
Thiên Chúa trong Chúa Ki-tô thì việc thờ phượng đó là đích thực. Ta cũng hiểu được tại sao Giáo Hội luôn luôn
kết thúc các lời nguyện với câu: Nhờ Đức
Ki-tô, Chúa chúng con. Bởi vì nếu không
nhờ Đức Ki-tô, Đấng Trung gian giữa Thiên Chúa và con người, lời cầu nguyện
cũng như việc thờ phượng của ta không bao giờ có thể đạt tới mức thập toàn
được.
b)
“Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha tôi thành nơi
buôn bán”
Nếu
ý thức ta là đền thờ Thiên Chúa ngự, ta sẽ thấy lời nói trên của Chúa Giê-su
bắt ta phải suy nghĩ về tình trạng đền thờ của ta. Trước hết Chúa gọi tâm hồn ta là “nhà Cha
tôi” và lúc nào cũng phải là nơi xứng đáng để Chúa Cha hiện diện tại đó. Chúa đã nhìn thấy nguy cơ có thể xảy ra cho
ta, đó là tâm hồn ta biến thành “nơi buôn bán”.
Ta thử tưởng tượng lại khung cảnh buôn bán tại Đền Thờ
Giê-ru-sa-lem. Những ồn ào, cãi vã, gian
dối, lường gạt... đầy dẫy trong khung cảnh buôn bán ấy và không thích hợp chút
nào cho việc thờ phượng và cầu nguyện.
Sách ngôn sứ Giê-rê-mi-a (Gr
Tình
trạng này vẫn xảy ra tại nhiều nơi hành hương trên thế giới hôm nay. Nếu tới Đất Thánh và Giê-ru-sa-lem, ta cũng
khó mà kiếm được vài ba chỗ có được khung cảnh cầu nguyện thích hợp. Có lẽ chỉ có Na-da-rét và núi Tám Mối phúc là
còn khung cảnh thanh tĩnh giúp ta sống lại những quan hệ mầu nhiệm Chúa
Ki-tô. Tại những nơi hành hương nổi
tiếng như Lộ-đức và
Nhưng
quan trọng hơn hết vẫn là tình trạng buôn bán trong tâm hồn mỗi Ki-tô hữu. Chúa Giê-su dạy ta “đem tất cả những thứ này
ra khỏi đây”. Người để cho ta nhận diện
từng thứ, rồi đem “tất cả” ra khỏi tâm hồn ta. Tâm hồn ta trước hết phải là “lều hội ngộ” để
Chúa và ta gặp gỡ mọi lúc. Chúa Giê-su,
sự thật toàn vẹn và Thần Khí đầy tràn, phải chiếm hữu tất cả con người của ta
để loại trừ đi cảnh buôn bán và sào huyệt của bọn cướp. Thánh Phao-lô cho ta thấy sự trái ngược giữa
hoa quả của Thần Khí và hoa quả của tính xác thịt, là những điều có thể gặp
thấy trong tâm hồn ta. Nếu ta biết đem
tất cả những gì thuộc tính xác thịt ra khỏi tâm hồn và thay thế bằng những hoa
quả tốt lành của Thần Khí, ta sẽ là một đền thờ xứng đáng cho Chúa Ba Ngôi ngự
trị. “Những việc do tính xác thịt gây ra
thì ai cũng rõ, đó là: dâm bôn, ô uế,
phóng đãng, thờ quấy, phù phép, hận thù, bất hòa, ghen tương, nóng giận, tranh
chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tỵ, say sưa, chè chén, và những điều khác giống
như vậy... Còn hoa quả của Thần Khí
là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn
nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ. Những ai thuộc về Đức Ki-tô Giê-su thì đã
đóng đinh tính xác thịt vào thập giá cùng với các dục vọng và đam mê” (Gl
c)
Suy nghĩ và cầu nguyện
Nếu
coi mùa Chay như là mùa “dọn dẹp tâm hồn”, tôi có chương trình cụ thể nào để
tẩy uế đền thờ tâm hồn tôi? Tôi phải đem
“tất cả những thứ này” ra khỏi tâm hồn tôi, vậy đó là những thứ gì?
Tôi
hiểu thế nào là thờ phượng trong sự thật và thần khí? Chúa Giê-su là sự thật toàn vẹn giúp tôi hiểu
gì về Thiên Chúa? Và thần khí của Người
dạy tôi sống như thế nào?
Việc
thờ phượng với tính cách cá nhân và cộng đồng của tôi như thế nào? Tôi tham dự vào việc thờ phượng của toàn thể
Giáo Hội một cách tích cực hay hời hợt?
Tôi tham dự vào đời sống của Nhiệm Thể Chúa Ki-tô như thế nào? Tôi đã làm gì để đóng góp vào việc giúp cho
Giáo Hội được lành mạnh thêm và chiếu tỏa hình ảnh Chúa Ki-tô hơn ngay trong
cộng đoàn đức tin tôi thuộc về?
Cầu
nguyện
“Lạy
Chúa Giê-su, Tình Yêu của con,
nếu
Hội Thánh được ví như một thân thể
gồm
nhiều chi thể khác nhau,
thì
hẳn Hội Thánh không thể thiếu
một
chi thể cần thiết nhất và cao quý nhất.
Đó
là Trái Tim, một Trái Tim bừng cháy tình yêu.
Chính
tình yêu làm cho Hội Thánh hoạt động.
Nếu
trái tim Hội Thánh vắng bóng tình yêu,
thì
các tông đồ sẽ ngừng rao giảng,
các
vị tử đạo sẽ chẳng chịu đổ máu mình...
Lạy
Chúa Giê-su,
cuối
cùng con đã tìm thấy ơn gọi của con,
ơn
gọi của con chính là tình yêu.
Con
đã tìm thấy
chỗ
đứng của con trong Hội Thánh:
nơi
Trái Tim Hội Thánh, con sẽ là tình yêu,
và
như thế con sẽ là tất cả,
vì
tình yêu bao trùm mọi ơn gọi trong Hội Thánh.
Lạy
Chúa, với chỗ đứng Chúa ban cho con,
mọi
ước mơ của con được thực hiện.”
-
dựa theo lời của thánh Têrêxa
(Trích RABBOUNI, lời nguyện 62)
Lm. Đaminh Trần Đình Nhi