CHÚA NHẬT THỨ V MÙA CHAY, năm B
Ga 12, 20-33
Chúa nhật thứ V mùa chay đưa ta
vào gần hơn sự thương khó và phục sinh của Chúa Giêsu. Đoạn Tin Mừng của thánh
Gioan ám chỉ trực tiếp về sứ vụ cứu độ dân của Chúa Giêsu Kitô.Thánh Phaolô hôm
nay cũng nhấn mạnh đến vai trò của Chúa Giêsu: vâng phục ý Chúa Cha, để chấp
nhận tội lỗi và cứu chuộc con người.
1. Ý
của các bài đọc và ý của Chúa nhật thứ V mùa chay ?
2. Hướng
đi của dân Chúa trong mùa chay ?
Ngôn sứ Giêrêmia trong đoạn
31,31-34 nói về hai giao ước Thiên Chúa đã ký kết với dân Do Thái. Giao ước thứ
nhất Thiên Chúa đã ký kết với tổ phụ, cha ông của dân Do Thái thời Ngài giải
thoát họ ra khỏi đất Ai Cập. Thời dân Do Thái bị làm nô lệ, bị khống chế, bị đè
nén, bị áp bức. Nhờ giao ước này, dân Do Thái đã được vị thủ lãnh là Môsê đem
ra khỏi đất nô lệ Ai Cập. Nhưng, tổ phụ đã phản bội giao ước này và sống bất
trung, thờ ngẫu tượng bò vàng, làm cho Thiên Chúa phải vung tay, nổi cơn thịnh
nộ. Giao ước thứ hai là giao ước Thiên Chúa ký kết với dân Do Thái sau thời lưu
đầy ở
I.HƯỚNG MÙA CHAY NHẮM TỚI: Tiếp nối tư tưởng của Chúa nhật mùa chay trước. Hôm nay
chúng ta cùng hướng theo chủ đích:” sống yêu thương và tin vào Phúc âm “. Sống
yêu thương là chủ đề của đạo Chúa. Sống yêu thương như đoạn Tin Mừng 25 của
thánh Matthêu thuật lại. Chúa Giêsu luôn có mặt trong mọi trạng huống của cụộc
đời. Ngài ở trong cuộc sống hằng ngày với ta. Với đức tin, Ta sẽ nhận ra Chúa.
Với đức tin ta sẽ hiểu thế nào là tình yêu, thế nào là gặp Chúa. Gặp Chúa là
một cảm nghiệm thiêng liêng, tâm linh của mỗi người. Để gặp được Chúa, điều căn
bản vẫn là gặp con người. Gặp được con người với tất cả sự yêu mến, kính trọng
của mình, là ta đã gặp được Chúa. Vì con người là hình ảnh của Chúa, là người khác
của Chúa. Yêu người sẽ gặp Chúa và yêu Chúa sẽ gặp người. Sống yêu thương là
biết cảm thông, nâng đỡ, tế nhị và chân thành với nhau. Cảm thông tức hiểu
nhau, nâng đỡ, tế nhị, khuyến khích nhau sống tiến, sống vươn và sống đạo đức,
thánh thiện. Điểm đặc biệt nữa Chúa muốn ta sống đó là sống chân thành yêu
thương nhau. Chân thành là không giả dối, không bôi sáp, không trét phấn, bôi
son bên ngoài mà sống toàn vẹn, sống nguyên tuyền với lòng mình, với cuộc đời
của mình. Phúc âm thánh Luca đoạn 15, 1-15 thuật lại dụ ngôn người con hoang
đàng sau khi đã tiêu sạch túi, đã ăn nhậu trác táng, thoải mái với lũ điếm, lũ
mất dậy trở về. Người cha đã không giả dối, không môi mép mà ông đã thương yêu
người con hư đốn trở về một cách rất chân thành, tế nhị và cảm thông tha thứ.
Không những ông đã tiếp đón con cách chân tình mà còn thết tiệc linh đình để ăn
khao đứa con bình an vô sự trở về đoàn tụ với gia đình. Sống yêu thương chân
tình là như vậy. Con người sẽ không chồng chất những gánh nặng thêm cho nhau,
con người sẽ không tị hiềm, gièm pha, ghim gút ,nói hành, nói xấu nhau. Ai cũng
yếu nhèn, tội lỗi vì con người là tro bụi, là bùn đất. Nên, sự cảm thông tha
thứ chân thành sẽ là niềm khích lệ lớn lao giúp con người sống đạo, sống đời
vui tươi tốt đẹp. Thánh Gioan bao giờ lên tòa giảng cũng kêu gọi con người sống
yêu thương, ngay lúc gần chết Ngài cũng vỏn vẹn giảng đề tài yêu thương. Yêu
thương sẽ gặp Chúa và được Chúa gia ân giáng phúc. Tin vào phúc âm là tin vào
sự chết và phục sinh của Đức Giêsu Kitô. Đây là nền tảng của Tin Mừng cứu độ.
Chúa chết đem ơn cứu độ cho mọi người và Chúa phục sinh để mọi người tin, đều
được sống lại với Ngài.
Đi vào thánh lễ này là làm tái
diễn lại cuộc hy tế của Chúa Giêsu xưa trên thập giá. Ước gì Chúa Kitô, Mẹ
Maria và thánh cả Giuse ban tràn đầy ơn huệ cho mọi người, để mọi người hiểu
được tình yêu cao cả của Chúa:” Không tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của
người hiến mình vì người mình yêu” ( Ga
15, 13).
Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi
DCCT