CHÚA NHẬT V MÙA CHAY
(Gio-an
12: 20-33)
Để
mô tả một sứ mệnh, người đời thường nêu lên những chương trình, kế hoạch to lớn
mà họ sẽ thực hiện trong cuộc sống. Tuy
nhiên chẳng có ai nói về cái chết của họ như phần cốt yếu trong sứ mệnh cả! Đối với Chúa Giê-su, cuộc Thương khó và cái
chết của Người mới là tột đỉnh của sứ mệnh.
Cái chết của Người cần thiết để chu toàn sứ mệnh, sứ mệnh của “Con Một”
được Chúa Cha ban cho nhân loại để minh chứng sự thật “Thiên Chúa đã yêu thương thế gian” như thế
nào. Bài Tin Mừng tuần trước cho ta hình
ảnh cái chết cứu độ của Chúa Giê-su:
“Như ông Mô-sê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ
phải giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời” (Ga 3:14). Chúa Nhật hôm nay, bài Tin Mừng lại đề cập
đến cái chết cứu độ của Chúa Giê-su qua một hình ảnh sống động và quen
thuộc: “Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất
không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình;
còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác” (Ga
a)
Cái chết đem lại sự sống
Qua
hai hình ảnh, con rắn đồng treo cao trong sa mạc và hạt lúa gieo vào lòng đất,
Chúa Giê-su đều muốn nói lên ý nghĩa và hiệu quả cái chết của Người, là cứu
sống và ban sự sống. So sánh giữa con
rắn đồng trong sa mạc với Chúa Giê-su chịu đóng đinh trên đồi Gôn-gô-tha thật
vô cùng ý nghĩa. Rắn lửa sa mạc đã làm
cho nhiều người Ít-ra-en phải chết. Cũng
thế, trong vườn địa đàng con rắn Xa-tan quỷ quyệt đã cắn nguyên tổ loài người
và gieo nọc độc là tội lỗi và sự chết cho nhân loại. Thiên Chúa thực hành nguyên tắc dĩ độc trị
độc, đã dùng hình ảnh con rắn đồng để cứu sống dân Ít-ra-en. Giờ đây, Người lấy chính cái chết của Con Một
Người trên thập giá để đánh bại cái chết và tội lỗi, đem lại sự sống cho nhân
loại.
Hình
ảnh hạt lúa gieo xuống lòng đất cũng hết sức linh hoạt. Hạt lúa muốn trở thành một cây lúa và sinh
bông hạt cần phải trải qua một tiến trình kỳ lạ. Trước hết nó phải nằm trong bàn tay người
gieo hạt. Ông ta vung nó xuống đất. Nằm trong lòng đất, nó phải chờ đợi những yếu
tố cần thiết để bắt đầu một cuộc biến đổi:
một khoảng đất màu mỡ, hơi ẩm của đất, ánh nắng mặt trời... Tất cả sẽ ảnh hưởng tới lớp vỏ bên ngoài, làm
cho nó vỡ ra và mục nát. Lúc vỏ trấu vỡ
ra là lúc hạt lúa thấy mình sắp sửa không còn là hạt lúa nữa! Rồi mầm sống dấu ẩn bên trong được đánh thức
dậy, nảy nở, biến thành một mầm xanh, thoát ra khỏi lớp vỏ đã vỡ và từ từ chui
lên khỏi lòng đất để đón lấy ánh mặt trời.
Biến thành cây lúa, nó không còn là hạt lúa nữa. Nhưng chính nó sẽ đem lại nhiều hạt lúa khác.
Nếu
đem so sánh hình ảnh trên với cuộc đời Chúa Giê-su, ta sẽ thấy một tiến trình y
hệt. Chúa Cha đã gieo hạt lúa Giê-su
xuống trần gian, đặt trong cung lòng Đức Trinh nữ Ma-ri-a. Người đã sinh ra, lớn lên và sống ẩn dật tại
Na-da-rét. Người đã lên đường thi hành
sứ vụ rao giảng Tin Mừng. Sau hết, qua
cái chết cứu chuộc, Người đã cứu mọi người khỏi tội lỗi, phục hồi cho nhân loại
sự sống đời đời mà ma quỷ đã cướp đi khi nguyên tổ không tuân phục Thiên Chúa. Đặc biệt, cuộc Thương khó, cái chết trên thập
giá, an táng trong mồ và sự Phục sinh của Chúa Giê-su quả thực là những diễn
tiến y hệt như tiến trình biến đổi của hạt lúa.
Như hạt lúa phải chết đi để đem lại sự sống cho những hạt lúa khác thì
Chúa Giê-su cũng phải chết đi để chia sẻ sự sống đời đời cho toàn thể nhân
loại.
b)
Những bài học về hạt lúa
Không
phải Chúa Giê-su chỉ nói về sứ vụ của Người là chết để loài người được sống,
nhưng Người còn đưa ra những bài học vô cùng ý nghĩa về cái chết của hạt lúa.
Bài
học đầu tiên là về sự ưu tiên của sự sống đời đời, được trình bày qua nghịch lý
sống và chết, tạm bợ và vĩnh cửu. Sống ở
đời này, nếu ta chỉ lo lắng hưởng thụ mà không lấy cuộc sống để phục vụ, ta sẽ
mất cuộc sống vĩnh cửu mai sau, tức là chết muôn đời. Nếu ta lấy cuộc sống đời này như một cơ hội
để phục vụ, làm điều lành mặc dù phải chịu thiệt thòi, thì ta sẽ được sự sống
muôn đời.
Bài
học thứ hai về gương phục vụ của Chúa Giê-su.
Chúa Giê-su đã phục vụ mọi người vì Người nhìn thấy hình ảnh của Thiên
Chúa nơi người khác. Phục vụ người khác
là phục vụ chính Thiên Chúa ở trong họ.
Giờ đây, Chúa Giê-su đã đồng hóa Người với anh chị em. Người khẳng định: “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong
những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt
25:40). Ta là môn đệ Chúa Giê-su nên là
người phục vụ Chúa trong anh chị em.
Sống đời phục vụ, ta sẽ được Thiên Chúa Cha “quý trọng” như Người đã quý
trọng Con Một Người.
Bài
học thứ ba là biết xử sự sao cho đúng khi ta cảm thấy xao xuyến vì phải chấp
nhận hy sinh. Chúa Giê-su biểu lộ hoàn
toàn những tâm tình hãi sợ, xao xuyến khi thấy cái chết tủi nhục đến gần. Cảm giác “biết nói gì đây?” đã cho ta thấy
Người như bị tê liệt, hoảng hốt. Nhưng
đó cũng chính là lúc Chúa Giê-su biểu lộ trọn vẹn sự tín thác của Người nơi bàn
tay quan phòng của Chúa Cha. Người chỉ
còn nhìn thấy một điều ưu tiên phải làm, tức là làm cho Danh Cha được tỏ
rạng. Tất cả ý nghĩa cuộc đời của Chúa
Giê-su ở trần gian này là để tôn vinh Danh Cha.
Cái chết của Người sẽ là hành vi cuối cùng làm cho Danh Cha được chiếu
sáng tột đỉnh. Lời cầu nguyện của Chúa
Giê-su với Chúa Cha đã biểu lộ sự tuân phục tuyệt đối. Lập tức Chúa Cha nhìn nhận việc tôn vinh Chúa
Giê-su đã làm cho Người và đáp lại với lời hứa chính Người sẽ tôn vinh Chúa
Giê-su qua cuộc Phục Sinh vinh hiển.
c)
Cuộc phán xét thế gian này đang diễn ra
Nói
đến cái chết của Người, Chúa Giê-su nhắc nhở ta hướng đến một trời mới đất
mới: quyền lực ma quỷ và thế gian sắp bị
đánh bại. Cái chết của Người sẽ dứt
khoát làm cho “thủ lãnh thế gian này bị tống ra ngoài”. Sau chiến thắng ở vườn Địa đàng, thế gian này
đã biến thành lãnh thổ của Xa-tan rồi.
Nó tha hồ tung hoành và khống chế con người. Nhưng sau chiến thắng của Chúa Giê-su nhờ cái
chết, Xa-tan không còn đất đứng nữa. Con
đường đi đến với Thiên Chúa đã được nối lại để ta có thể gặp gỡ Thiên Chúa
trong Đức Ki-tô.
Tuy
nhiên ta nên hiểu cuộc phán xét thế gian, hoặc chiến thắng của Chúa Giê-su là
điều đang tiếp tục xảy ra và sẽ kết thúc vào ngày thế mạt khi Người trở lại để
phán xét muôn loài. Do đó, ngay bây giờ
và tại thế gian này, Chúa Giê-su mời gọi ta tham dự vào cuộc chiến thắng ấy
bằng cách để cho Người “kéo ta lên với Người”.
Đừng chống cự, nhưng ta cứ theo Người, để cho Người kéo ta vào trong mối
thâm giao với Người và ngày sau được chung hưởng vinh phúc với Người. Nhưng ngay bây giờ, ta hãy để cho Người kéo
ta lên với Người trên thập giá, bắt chước Người cam chịu mọi gian nan thử
thách, nhưng vẫn luôn trung thành và hoàn toàn tín thác nơi Thiên Chúa.
d)
Suy nghĩ và cầu nguyện
Có
khi nào tôi suy nghĩ về ý nghĩa cái chết của Chúa Giê-su không? Tôi đã cầu nguyện về cái chết của Người như
thế nào? Cái chết ấy ảnh hưởng gì đến
đời sống đức tin của tôi?
Bài
học nào về hạt lúa Chúa dạy làm cho tôi phải suy nghĩ nhất? Tại sao?
Tôi sẽ thực hành như thế nào?
Điều
gì ngăn cản tôi, không để cho Chúa Giê-su kéo tôi lên với Người? Tôi sẽ nghe Chúa nói gì về tình trạng này?
Cầu
nguyện
“Lạy
Cha, xin ban cho con điều khó hơn cả,
đó
là ơn nhận ra Thánh giá của Con Cha
trong
mọi nỗi khổ đau của đời con,
và
ơn bước theo Con Cha trên đường Thánh giá
bao
lâu tùy ý Cha định liệu.
Xin
đừng để con trở nên chua chát
nhưng
được trưởng thành nhờ đón nhận đau khổ
với
sự kiên nhẫn, quảng đại, nhân từ
và
lòng khát khao nóng bỏng
có
ngày sẽ được ở nơi không còn khổ đau.
Ngày
đó, Cha sẽ lau khô mọi giọt lệ
của
những người đã yêu mến Cha,
đã
tin vào tình yêu Cha giữa nỗi thống khổ,
tin
vào ánh sáng của Cha giữa đêm đen.
Nhờ
Cha, ước gì đau khổ của con
nói
lên lòng tin của con
vào
những lời hứa của Cha,
lòng
cậy của con vào tình yêu trung tín của Cha
và
lòng mến mà con dành cho Cha.
Lạy Cha, xin cho
con yêu Cha hơn yêu bản thân
và
yêu Cha chỉ vì Cha,
chứ
không mong phần thưởng.
Ước
gì Thánh giá trở nên mẫu gương cho con,
là
ánh sáng cho đêm tăm tối,
nhờ
đó con không còn coi khổ đau
như
một tai họa hay một điều vô lý,
nhưng
như một dấu chỉ cho thấy
con
đang thuộc về Cha mãi mãi.”
-
Cha Karl Rahner
(Trích
RABBOUNI, lời nguyện 63)
Lm. Đaminh Trần Đình Nhi