ĐƯỜNG LÊN NÚI CHÚA
Chúa Nhật 19B Thường Niên
Ga 6:41-51
Ep 4:30-5:2
Đời là một cuộc hành trình lên núi Chúa. Trên bước đường trần gian, nhiều biến cố dồn
dập đến với con người. Biết bao người đã
không leo đến đỉnh núi … Chính vì thế, Đức Giêsu đã mạc khải con đường sáng dẫn
đến nguồn sống cho toàn thể nhân loại.
ĐIỂM
THU HÚT
Đức Giêsu đã đi vào một trần gian đầy những con người
thiển cận. “Chúa họ thờ là cái bụng.”
(Pl 3:19) Đi từ nhu cầu cấp thiết và căn bản nhất, Đức
Giêsu muốn mạc khải về chính bản thân : “Tôi là bánh từ trời xuống,” (Ga 6:41) để
đem lại sự sống vĩnh cửu. Quả thực, “Ai ăn
bánh này, sẽ được sống muôn đời.” (Ga 6:51)
Nói khác, để lên “núi của Thiên Chúa,” (1 V 19:8) phải có một thứ lương
thực mang lại sự sống đời đời.
Chính nguồn gốc và năng lực bánh ấy đã trở thành vấn
đề cho “người Do thái xầm xì phản đối,” (Ga 6:41) vì họ không tin Đức Giêsu là
Con Thiên Chúa. Đức tin này vượt quá nhận
thức về thực tại và nguồn gốc tầm thường
của Người. Dân Do thái đã từng xầm xì trước
khi đón nhận nước và manna trong sa mạc (x. Xh 15:24; 16:2,7,12). “Xầm xì là một điển hình về ‘lòng bất tín.’” (The New Jerome Biblical Commentary
1990:962) Những đầu óc bảo thủ không thể
thoát khỏi sức chi phối của những nếp suy nghĩ và phong tục thời đại. Nói khác, đó là phản ứng của con người tự nhiên.
Rõ ràng đức tin không phải là thái độ tự nhiên. “Không phải con người, nhưng Thiên Chúa mới đóng
vai tích cực nhất trong công cuộc cứu độ.” (Life Application Study Bible
1991:1888) Không được Thiên Chúa giúp đỡ
và soi sáng, không ai có thể tin vào Đức Giêsu Kitô. Nhờ Thánh linh thúc đẩy, con người có thể đi đến
một lựa chọn quyết liệt trước ngưỡng cửa vĩnh cửu. Thánh linh là sức lôi hút của Chúa Cha. Chính Đức Giêsu quả quyết : “Chẳng ai đến với
tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy.” (Ga
6:44) Thánh Phaolô là môt trường hợp điển
hình. Oâng đã từng chống đối quyết liệt
niềm tin vào Đức Giêsu. Thế nhưng, ông đã
không chống cưỡng nổi sức lôi hút ấy khi dấn thân theo Chúa.
Trên hành trình về nhà Cha, nhiều người cũng đang bị
lôi hút mãnh liệt. Trước hết, họ “được
Thiên Chúa dạy dỗ”(Is 54:13; Gr 31:34) để có thể đặt tất cả niềm tin vào Đức Giêsu
Kitô. Những tia nắng dọi thấu con tim đó
sẽ làm bừng lên cả một mùa hồng ân. Đức
Giêsu đã trở thành hiện thân Chúa Cha đầy lòng thương xót. Đó chính là điểm thu
hút nhân loại mãnh liệt nhất và cũng là giáo huấn đắt giá nhất. Chính nơi lòng
thương xót chảy tràn trề hồng ân Thiên Chúa xuống nhân loại.
Thế nhưng, ân sủng Thiên Chúa không bao giờ là một
sức mạnh giết chết tự do. Chính ở niềm
tin, con người chứng tỏ mức độ tự do cao cả nhất. Thực tế, không phải cứ biết là tin. Đức Giêsu chứng minh : “Phàm ai nghe và đón
nhận giáo huấn của Chúa Cha, thì sẽ đến với tôi.” (Ga 6:45) Có nhiều người chỉ nghe những gì muốn nghe, đón
nhận những gì hợp sở thích và quyền lợi riêng.
Họ “thuộc về đất và nói những chuyện dưới đất.” (Ga 3:31) Trái lại, “chỉ có Đấng từ nơi Thiên Chúa mà đến,
chính Đấng ấy đã thấy Chúa Cha” (Ga 6:46) mới có thể mạc khải về sự sống huyền
nhiệm và tình yêu sâu thẳm nơi Thiên Chúa.
Đạt tới đỉnh cao ấy, con người phải trải qua một hành trình rất dài, dài
hơn “cuộc hành trình lên núi Khôrếp” (1 V 19:4) của ngôn sứ Eâlia trong sa mạc. Làm sao đạt tới đích, nếu không có lương thực
? Thực tế, không có một thứ lương thực
trần gian nào có thể giúp con người đi đến cùng đường. Kinh nghiệm lịch sử Do thái đã cho Đức Giêsu thấy
: “Tổ tiên các ông đã ăn manna trong sa mạc, nhưng đã chết.” (Ga 6:49)
Không có bánh trường sinh là chính Đức Giêsu (Ga
6:48), làm sao lên núi Chúa ? Không những
“ai ăn (bánh này) thì khỏi phải chết” (Ga 6:50), mà còn “được sống muôn đời”
(Ga 6:51) trong Nhà Chúa. Bởi vậy, Đức Giêsu trở thành lương thực vô cùng
cần thiết. Người còn nói rõ: “Bánh tôi sẽ
ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống” (Ga 6:51) mà hoàn
thành cuộc hành trình về Nhà Cha. Muốn được
thế, Đức Giêsu “đã tự nộp mình làm hiến lễ, làm hy lễ dâng lên Thiên Chúa tựa hương
thơm ngào ngạt,” (Ep 5:2) và trở thành “bánh hằng sống” (Ga 6:51) bổ dưỡng muôn
dân trên đường lên núi Chúa. Khác hẳn với
bánh nuôi sống ngôn sứ Eâlia, “bánh hằng sống” có khả năng làm cho tín hữu “sống
lại trong ngày sau hết.” (Ga 6:44) Như
thế “bánh hằng sống” vừa là của ăn đàng vừa giúp tín hữu đạt tới hạnh phúc sau
cùng. Trên hành trình trần gian, nhờ “bánh
hằng sống”, người tín hữu có khả năng “bắt chước Thiên Chúa” (Ep 5:1) để “sống
trong tình bác ái.” (Ep 5:2) Nói khác,
nhờ “bánh hằng sống”, các tín hữu hiệp nhất với nhau. Thật thế, “bởi vì chỉ có một tấm Bánh, và tất
cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là
một thân thể.” (1 Cr 10:17)
SỨC LÔI
CUỐN HÔM NAY
Hiệp nhất lớn nhất tỏ lộ trong lời cầu nguyện trong
Thánh thể. Thật vậy, “cầu nguyện đem lại
niềm hi vọng, niềm vui và ánh sáng, nhờ chân thành cậy dựa vào Thiên Chúa và thánh
ý đầy tình yêu của Người. Đây là sức mạnh
lời cầu nguyện, nguyên nhân sinh ra sự sống và ơn cứu độ.” (ĐGH Gioan Phaolô
II: Zenit 9/7/03) Chính lời cầu nguyện
trước Thánh Thể giúp tín hữu liên kết với Chúa Cha và “có thể đón nhận tất cả
tình yêu cứu độ và trọn vẹn sự sống của Người.”
(ĐGH Gioan Phaolô II: Zenit 9/7/03)
Không được “bánh hằng sống” ấy bổ dưỡng, không thể có sức mạnh vượt qua
những cơn đau buồn và sẽ “lâm vào cảnh cô độc và chết chóc, vì Chúa là nguồn sống.”
(ĐGH Gioan Phaolô II: Zenit 9/7/03) Bởi đấy,
“bánh hằng sống” là một mối lợi lớn nhất giúp người lữ hành trần gian thoát khỏi
cơn đói khát và đủ sức đi trọn đường lên núi Chúa.
Chính nhờ cầu nguyện trước Thánh thể, chúng ta mới
khám phá ra sức mạnh lôi cuốn của chúng ta giữa thế giới hôm nay. Quả thực, nhờ Thánh thể, chúng ta mới học được
cách sống với Thiên Chúa và anh em đồng loại.
Trong Thánh thể, Chúa đã nêu cao tình yêu đầy lòng thương xót của Thiên
chúa. Qua Thánh thể, Chúa đã dạy bài học
hi sinh “cho thế gian được sống.” Đó là của lễ đẹp lòng Thiên Chúa nhất. Chiêm ngắm Thánh thể, chúng ta sẽ rút được bài
học yêu thương và hiệp nhất.
Nhờ Thánh thể, chúng ta cũng sẽ trở thành điểm thu
hút mọi người về với Chúa. Giữa một thế
giới đầy bạo lực hôm nay, người môn đệ Chúa Kitô không thể hoàn thành sứ mệnh nếu
không sống như hiện thân của Chúa Cha đầy lòng thương xót. Lòng thương xót thể hiện rõ nhất nơi việc phục
vụ và tha thứ cho nhau. Đó là một lời mời
mọc đầy quyến rũ đối với những con người thời đại hôm nay.
Lời mời gọi ấy sẽ đưa nhân loại vào một thế giới tràn
đầy sự sống. Nếu Đức Giêsu đã không trở
thành “bánh ban sự sống,” Người đã không cứu nổi ai. Cũng thế, Kitô hữu sẽ hoàn toàn bất lực nếu
không hành động để mọi ngươi tin vào Chúa mà “được sống muôn đời.” Muốn cứu nhân loại khỏi sức phá hoại của văn
hóa sự chết, Kitô hữu phải trở thành bánh
nuôi sống muôn dân. Sức mạnh nào đã lôi
cuốn vua Bảo Đại, ca sĩ Duy Khánh, bác sĩ Tùng cũng như vua hề Bob Hope v.v. trở
lại vào phút cuối cuộc đời ? Dĩ nhiên đó
là sức mạnh huyền nhiệm của Thiên Chúa.
Nhưng sức mạnh đó chắc chắn đã hiện thực trong lối sống đầy lôi cuốn của
Kitô hữu hôm nay. Con Bob Hope thú nhận
: “Món quá quí nhất mà cha tôi cho gia đình, đó chính là việc cha tôi trở thành
người Công giáo, điều này có ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với chúng tôi.”
(VietCatholic 09/08/2003) Từ ý nghĩa lớn
lao đó, chắc chắn nhiều người sẽ cảm nhận được sức mạnh Tin mừng tình thương nơi
Giáo hội Công giáo trong thế giới hôm nay.
Riêng tại Hoa kỳ, ít nhất ba triệu sinh viên đang theo học trong các trường
Công giáo, 20% bệnh viện do Giáo hội điều hành, các tổ chức cứu trợ lớn nhất nước
là những cơ quan của Giáo hội Công giáo.
Lm. Giuse Đỗ Vân Lực, OP