CHÚA NHẬT THỨ XXVIII THƯỜNG NIÊN, năm B
Mc 10, 17-30
CHỌN TIỀN CỦA hay
THIÊN CHÚA ?
Trong một thế giới vật chất, văn
minh : các phương tiện kỹ thuật càng lúc càng đi đến chỗ tinh vi, kinh tế, vật
chất, tiền của luôn là những vấn đề sôi bỏng, luôn là những điểm nóng trong
sinh hoạt hằng ngày, liệu nói về Thiên Chúa có còn hợp thời nữa không ? Bài đọc
thứ I trích trong sách khôn ngoan 7, 7-11 sẽ trả lời cho mọi người, cho mỗi
người vấn nạn thời sự ấy. Khôn ngoan là kho tàng vô giá, là sự giầu sang thật.
Khôn ngoan vừa là đặc tính siêu việt của Thiên Chúa, vừa là hồng ân Ngài trao
tặng cho nhân loại, cho con người.
KHÔN NGOAN CỦA THIÊN CHÚA LUÔN ĐỐI CHỌI VỚI MAMMÔN, VỚI TIỀN CỦA THẾ
GIAN: Đọan sách
khôn ngoan hôm nay cho ta một bài học thật quí hoá vì trước mặt Thiên Chúa:”
Đức khôn ngoan hơn vương trượng, ngai vàng…của cải bằng không. So với đức khôn
ngoan, vàng chân châu bảo ngọc chẳng qua là một chút cát,
bạc chẳng qua như chút bùn”. Khôn
ngoan là sự giầu sang, là sự hiệp thông với ân sủng của Thiên Chúa. Thiên Chúa
muốn con người có tinh thần nghèo khó khi phải đương đầu với thế lực của Mammôn,
Satan, tiền bạc. Dù rằng trong cuộc đời rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu, Ngôi
Lời của Thiên Chúa đã có lúc tham dự những bữa tiệc thịnh soạn, linh đình của
những gia đình giầu có, những gia đình của những người biệt phái, từng ăn uống
tại gia đình của những người thu thuế lắm tiền, từng nhận lãnh những ân huệ của
những người phụ nữ tốt bụng, đạo hạnh nuôi dưỡng Chúa và các tông đồ. Chúa đã
từng nói:” Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giầu có vào Nước Thiên
Chúa” ( Mc 10, 25 ). Chúa nói câu nói ấy để minh chứng:” thực hiện được như
sách khôn ngoan đối với của cải vật chất là điều thật kho”ù. Đoạn sách khôn
ngoan hôm nay muốn làm nổi bật ý nghĩa của sự từ bỏ, đừng ham hố tiền của quá
sức, coi bạc vàng, châu báu, của cải là cùng đích, là thần tượng của đời mình,
coi Mammôn, Satan như là cứu cánh của cuộc đời con người, mà quên đi cốt lõi
của đời là bác ái, chia sẻ để đạt được Nước Trời. Chàng thanh niên trong Tin
MừngMc 10, 17-30 là một người tỏ ra hết sức đạo đức. Chàng đã thưa với Chúa
Giêsu:” Những giới răn như chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ
làm chứng gian, chớ làm hại ai, hãy thờ kính cha mẹ, chàng đã giữ từ hồi còn
nhỏ “ ( Mc 10, 20 ). Chúa Giêsu khi nghe chàng thanh niên giầu có trả lời như
thế, Ngài đã chạnh lòng thương chàng và muốn chàng đi xa thêm một bước nữa để
có thể đạt đươc Nước Thiên Chúa. Do đó, Chúa âu yếm nói với chàng:” Hãy đem bán
hết gia tài ngươi có, đem bố thí cho người nghèo khó, rồi hãy đi theo Ta “ ( Mc
10, 21 ). Câu nói của Chúa Giêsu đòi hỏi chàng thanh niên từ bỏ dính bén tiền
của là thứ làm cản ngăn đường tới Nước Trời. Chàng thanh niên chỉ muốn sống mức
độ bình thường của đời mình mà thiếu sự cảm thông, chia sẻ, bác ái đối với
người khác. Chàng thiếu thật sự sự siêu thoát về tiền của, thiếu lòng thành đi
theo Chúa vì Chúa :” Không có nơi nương tựa, không đá gối đầu “. Chúa đã sống
sự siêu thoát, Ngài cũng muốn các môn đệ của Ngài hãy sống siêu thoát như Ngài.
Đây là sự từ bỏ, siêu thoát mà người môn của Chúa phải có để có thể nối gót
bước chân của Ngài. Chàng thanh niên đã để cho lòng ham muốn của cải níu kéo và
bóp chết con tim của mình. Chàng đã để cho Mammôn, Satan và tiền của đã thắng
tình yêu dành cho Thiên Chúa.
CHÚA ĐÒI HỎI NHỮNG MÔN ĐỆ CỦA CHÚA : Đọc Tin Mừngcủa Chúa Giêsu, chúng ta thấy nhiều
đoạn Chúa Giêsu nói về những điều kiện để theo Ngài. “ Ai muốn theo Ta, hãy từ
bỏ mình, vác thập giá của mình mỗi ngày mà theo Ta “” Ai đã cầm cầy mà còn
ngoái lui, không xứng đáng làm môn đệ của Ta”. Thật vậy, Chúa đòi hỏi các môn
đệ của Ngài một sự dứt khoát tận căn, đến nỗi khi sai các môn đệ đi truyền
giáo, Ngài đã căn dặn các ông:” Đừng mang tiền, đừng mang bao bị…”. Đây là sự
từ bỏ tột đỉnh mà các môn đệ phải có khi các Ngài ra đi loan báo Tin mừng. Sự
siêu thoát tiền bạc, của cải sẽ giúp các môn đệ của Chúa thanh thoát trong công
việc loan báo Nước Trời . Không phải Chúa Giêsu muốn các môn đệ của mình bần
cùng hoá thế giới, hoặc sống đời sống bần cùng mà Ngài muốn các môn đệ phải có
con tim nhạy cảm, lòng bác ái chân thành. Do đó, sự siêu thoát là đòi hỏi căn
bản của Chúa Giêsu đối với các môn đệ. Chúa muốn các môn đệ” có tinh thần nghèo
khó “. Tinh thần nghèo khó khác với tình trạng nghèo khổ. Sống tình trạng nghèo
khổ, chắc không ai dám mong ước vì tinh thần nghèo khổ biến thế giới thành khốn
khổ, khó nghèo. Tình trạng nghèo khó gây
ra những tệ nạn xã hội, còn tinh thần nghèo khó là sự siêu thoát và từ bỏ mà
Tin Mừng đề cao.
Tinh thần nghèo khó luôn giúp các
môn đệ Chúa giữ được thế quân bình, siêu thoát với của cải cho dù mình dư ăn,
dư của để dành nhưng họ biết dùng của cải đúng mục đích và biết liên đới, chia
sẻ và bác ái với người khác. Chính vì thế có”tinh thần nghèo khó” là biết sống
phó thác, cậy trông, yêu mến dù rằng mình giầu có, dư của, dư tiền, dư vật
chất. Siêu thoát là tột đỉnh của từ bỏ. Nên, Chúa Giêsu đã từng nói:” Người ta
sống nguyên bởi bánh mà còn bởi Lời Thiên Chúa phán ra “.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm đức
tin cho chúng con để chúng con biết sống từ bỏ mà phục vụ Chúa trong sự chia
sẻ, cảm thông, bác ái với anh em chúng con. Amen.
Linh muc Giuse Nguyễn Hưng Lợi
DCCT