CHÚA NHẬT 8 THƯỜNG
NIÊN
(Mác-cô
2: 18-22)
Đề
tài thứ ba trong cuộc tranh luận giữa Chúa Giê-su với nhóm Pha-ri-sêu và các
kinh sư là về vấn đề ăn chay. Trong năm
Phụng vụ của Giáo Hội, có lẽ đây cũng là đề tài thích hợp để chuẩn bị đưa ta
vào mùa Chay, sống tinh thần sám hối và thực sự thay đổi để cùng mai táng đi
với Chúa Ki-tô con người cũ của ta và sống lại với Người trong đời sống
mới. Các người Pha-ri-sêu chất vấn Chúa
Giê-su tại sao môn đệ của Người không ăn chay như các môn đệ của họ và các môn đệ
ông Gio-an. Trả lời câu hỏi này, Chúa
Giê-su đã cho ta một hiểu biết mới và đúng nghĩa về việc ăn chay, điều ta cần
phải xét lại trong cách thực hành của ta từ bao năm nay.
a) Tại sao phải ăn
chay?
Cứ đến mùa Chay
ta lại có những hình thức đặc biệt nói lên đặc tính của mùa này. Nào là xức tro lên trán ngày Thứ Tư lễ Tro,
kiêng thịt các ngày Thứ Sáu, ăn chay và kiêng thịt hai ngày Thứ Tư lễ Tro và
Thứ Sáu Tuần Thánh. Nào là viếng đàng
Thánh Giá các ngày Thứ Sáu, tham dự Tuần đại phúc... Và còn nhiều sinh hoạt đạo đức khác nữa. Tuy nhiên liệu ngần ấy việc có ảnh hưởng gì
trên ta nếu ta không nắm được ý nghĩa đích thực của chúng?
Ăn chay là hành
động hỗ trợ cho việc sám hối và thay đổi cuộc sống. Trong đạo Do-thái, mỗi năm chỉ có một ngày
bắt buộc phải ăn chay là ngày Đền tội.
Ngày ấy, toàn dân xưng thú tội lỗi mình và sẽ được tha tội. Nhưng những người Do-thái giữ đạo ngặt hơn
thì ăn chay hai ngày một tuần, Thứ Hai và Thứ Năm (x. Lc
Ở đây, Chúa
Giê-su không lên án thái độ giả hình của người Pha-ri-sêu, nhưng Người chỉ trả
lời câu hỏi tại sao các môn đệ Người không ăn chay. Sở dĩ các môn đệ Chúa Giê-su không ăn chay
lúc này là vì nó không đúng lúc. Vậy lúc
nào mới là lúc phải ăn chay? Chúa Giê-su
dùng một hình ảnh cụ thể để giải thích:
“Bao lâu chàng rể còn ở với họ, họ không thể ăn chay được. Nhưng khi tới ngày chàng rể đã bị đem đi, bấy
giờ họ mới ăn chay trong ngày đó”. Những
lời này không những giúp ta hiểu lúc nào phải ăn chay, mà còn cho ta thấy tại
sao phải ăn chay.
b)
“Bao lâu chàng rể còn ở với họ, họ không thể ăn chay được”
Khi
giảng về Nước Trời hoặc thời cứu độ, Chúa Giê-su sử dụng hình ảnh tiệc cưới (Mt
22:1-14; Lc
c)
“Nhưng khi tới ngày chàng rể đã bị đem đi, bấy giờ họ mới ăn chay trong
ngày đó”
Chàng
rể đã bị đem đi là hình ảnh ám chỉ cái chết của Chúa Ki-tô. Thời gian từ cái chết của Chúa Giê-su cho đến
ngày tận thế được hiểu như là thời tang chế, hoặc là thời giờ thuận tiện để ăn
chay. Chúa Giê-su đã đến rao giảng Tin
Mừng cho nhân loại và đây là khởi đầu cho một cuộc biến đổi. Cuộc biến đổi này kéo dài từ sau khi Chúa
Giê-su chết cho đến ngày Người trở lại để phán xét ta. Trong “ngày” đó, nhân loại phải làm sao trở
nên giống với khuôn mẫu là Chúa Ki-tô mỗi ngày một hơn. Mà đã nói đến biến đổi là phải bỏ đi cái cũ
để nhận lấy cái mới. Nhưng liệu ta có đủ
can đảm bỏ đi những cái cũ, những gì ta thích không? Như thế, ý nghĩa của việc ăn chay đã nằm ngay
trong việc đón nhận Tin Mừng và để cho Tin Mừng biến ta nên giống Chúa Ki-tô
mỗi ngày một hơn.
Ăn
là một sinh hoạt cần thiết của con người.
Nhưng nhiều khi nó lại trở thành một thần tượng của nhiều người thay vì
là phương tiện, không còn phải là “ăn để mà sống” nhưng là “sống để mà
ăn”. Do đó, ăn chay là việc thích hợp
nhất để giúp ta tập làm chủ được mình, tập sống theo một khuôn mẫu kỷ luật. Nếu ta bỏ được những gì ta thích trong việc
ăn uống, thì ta cũng có thể bỏ được những tính xấu khác để tập lấy những nhân
đức Ki-tô. Nói khác đi, ăn chay giúp ta
có một ý chí và can đảm để thay đổi con người mình theo những điều Tin Mừng
Chúa Ki-tô chỉ dạy.
d)
Suy nghĩ và cầu nguyện
Tin
Mừng cứu độ của Chúa Giê-su có luôn luôn là nguồn vui cho cuộc đời tôi
không? Tôi cảm nghiệm niềm vui được cứu
độ như thế nào?
Ăn
chay có ý nghĩa nào đối với tôi? Xét lại
việc ăn chay của tôi từ xưa đến nay, nó có mang lại lợi ích gì cho tôi
không? Nó có giúp tôi tập hy sinh, biết
từ bỏ những gì mình ưa thích, để học lấy một nhân đức hay một điều nào đó Chúa
Giê-su dạy trong sách Tin Mừng?
Trong
mùa Chay sắp tới, tôi có quyết định cụ thể nào về việc ăn chay, cầu nguyện và
bố thí?
Cầu nguyện
“Lạy
Chúa,
Chúa
là thức ăn, thức uống của con.
Càng
ăn, con càng đói;
càng
uống, con càng khát;
càng
sở hữu, con lại càng ước ao.
Chúa
ngọt ngào trong cổ họng con
hơn
cả tảng mật ong,
vượt
quá mọi thứ ngọt ngào khác trên đời.
Lúc
nào con cũng thấy đói khát và ước ao,
vì
con không sao múc cạn được Chúa.
Ngài
nghiền nát con hay con nghiền nát Ngài?
Con
chẳng rõ; vì ở thẳm sâu lòng con,
con
cảm thấy cả hai.
Chúa
đòi con nên một với Ngài,
đòi
hỏi đó làm cho con đau đớn,
vì
con không muốn từ bỏ
những
thói quen của con
để
ngủ yên trong tay Chúa.
Con
chỉ biết tạ ơn Chúa,
ca
ngợi và tôn vinh Chúa,
bởi
đó là sự sống đời đời cho con”.
- Ruy Broeck
(Trích
RABBOUNI, lời nguyện 104)
Lm.
Đaminh Trần Đình Nhi