CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG, năm A

Ga 1, 6-8.19-28

 

ÔNG CÓ PHẢI LÀ ĐẤNG CỨU THẾ  ?

 

Gioan Tẩy Giả đã thu hút được đông đảo quần chúng Do Thái khi Ông rao giảng việc ăn năn sám hối ở bờ sông Giođan. Các tư tế, các thượng tế, Lêvi, Biệt phái đều tỏ ra thắc mắc về Gioan là ai ? Họ muốn biết Ông giữ vai trò gì trong lịch sử cứu rỗi của Thiên Chúa ? Ông có phải là Đức Kitô, Đấng được xức dầu và sẽ đến vào thời cứu rỗi? Là Eâlia ? là ngôn sứ hay là một nhân vật nào đó mà họ tin rằng sẽ trở lại nơi trần gian để rao giảng sự thống hối vào ngày sau hết của việc phán xét cuối cùng ? Lời rao giảng và những việc làm của Gioan Tẩy Giả quả làm chấn động xã hội thời Ông.

GIOAN TẨY GIẢ KHÔNG PHẢI LÀ NHÂN VẬT CHÍNH: Bên giòng sông Giođan, Gioan Tẩy Giả đã rao giảng, đã làm phép rửa bằng nước, Ông đã gây chú ý cho biết bao nhiêu người đồng thời. Ông rao giảng:” Hãy từ bỏ tội lỗi mình…Hãy dọn đường cho Chúa đến: hãy làm một lối thật thẳng để Ngài đi “. Tin tức về những hoạt động của Ông chẳng mấy chốc lọt đến tai những vị lãnh đạo tôn giáo ở Giêrusalem. Do đó, họ sai một phái đoàn gồm Lêvi và Tư tế đến với Gioan Tẩy Giả để tìm hiểu sự thật.

Các Tư tế lưu tâm đến Gioan vì Cha của Gioan là Giacaria cũng là một Tư tế như họ. Điều kiện duy nhất để có thể làm tư tế là phải thuộc dòng dõi Tư tế hoặc dòng Aaron. Nên, các tư tế ở Giêrusalem hết sức bỡ ngỡ về thái độ và cung cách kỳ dị của Gioan Tẩy Giả. Khi phái đoàn đến họ đi thẳng vào vấn đề và hỏi Gioan ngay:” Ông là ai ?”.

Gioan biết họ đang nghĩ gì về Ông, nên Ông trả lời tức khắc:” Tôi không phải là Đấng cứu thế “. Các Tư tế hỏi:” Nếu Ông không phải là Đấng cứu thế, vậy Ông là ai?

Ông có phải là Eâlia không ?”. Gioan nói thẳng Ông không phải là Eâlia mà các người Do Thái tin sẽ trở lại dương thế vì Eâlia đã được đưa về trời trên chiếc xe lửa trước đó mấy thế kỷ. Họ hỏi:” Vậy Ông có phải là một vị ngôn sứ không ? “. Gioan lại trả lời:”

Không, tôi không phải là một ngôn sứ như Giêrêmia hay Êdêkiên “. Họ hỏi tiếp:” Vậy Ông là ai ?” Gioan trả lời bằng câu nói của ngôn sứ Isaia:” Tôi là tiếng kêu trong sa mạc: Hãy dọn đường cho ngay thẳng để Chúa đến”. Để hiểu được tiếng tiền hô, ta phải trở về thời Gioan Tẩy Giả để hiểu: đường sá lúc đó hầu hết là đường đất, trũng, lầy lội khi mưa gió. Do đó, khi có vị quan hoặc vua tới thì vị tiền hô đi trước để mời gọi dân chúng lo đường cho tốt hầu vua hoặc quan đi qua cho tốt đẹp. Tiền hô cũng còn một nhiệm vụ nữa là dậy dân chúng nghi thức tiếp tân cho tốt đẹp để đón tiếp các Cấp trên. Gioan Tẩy Giả cũng lưu tâm dân chúng thái độ tiếp tân dân cần phải có để đón Chúa tới:” Hãy ăn năn hối cải tội lỗi mình và hãy lãnh nhận phép rửa”(Mc 1, 4 ).

CHÚA GIÊSU LÀ NHÂN VẬT CHÍNH: Gioan không phải là chính, sứ điệp của Ông ta có thể hiểu như sau:” Tôi không phải là Đấng cứu thế, nhưng tôi là người tiền hô cho Ngài”. Hãy chuẩn bị vì Ngài sắp đến. Gioan đã chu toàn sứ mạng tôn giáo của mình. Ông không để nhân loại và đám đông chỉ chú ý tới Ông:” Ngài phải lớn lên, còn tôi thì nhỏ lại”. Gioan hướng con người chú ý tới Chúa. Đây cũng là sứ điệp Mùa vọng mà Giáo Hội đang hướng chúng ta. Mùa vọng nói với chúng ta về việc Đức Kitô đến. Ngài đến trong lịch sử nhân loại và Ngài lại đến với thế giới vào ngày sau hết. Phụng vụ các bài đọc Chúa nhật hôm nay cho nhân loại hay:” Gioan không phải là Đấng Cứu Thế. Ông chỉ là tiếng hô trong sa mạc để dọn đường cho Chúa đến”. Ôâng dậy chúng ta phải đón Chúa như thế nào và chúng ta chuẩn bị Chúa đến không như các người Do Thái xưa mà chờ đón Chúa đến để phán xét con người, phán xét chúng ta vào ngày tận thế. Nào chúng ta cùng ăn năn sám hối và cầu nguyện:

Maranatha, Người ơi, xin mau tới…

Linh mục Giuse Maria Nguyễn Hưng Lợi DCCT


Về Trang Suy Niệm Chủ Nhật Năm B