TIN MỪNG GIẢI PHÓNG
Chúa nhật
3 B Mùa Vọng
TIN MỪNG đem lại niềm
vui cho toàn thể vũ trụ. Nghe lời Chúa hôm nay, chúng ta sẽ hiểu tại sao
Kitô giáo là một đạo Tin Mừng, đem niềm vui đến cho toàn thể nhân loại. Đức Giêsu
đã xuống trần gian để mạc khải tình Cha yêu thương hết mọi người, không trừ ai.
Đúng hơn, “Ngôi Lời hằng hữu đời đời đã nhập thể làm người Á châu,” (ĐGH Gioan
Phaolô II :VietCatholic:8/12/1999) để đem TIN MỪNGù giải phóng đến cho miền đầy
cơ chế bất công nhất thế giới.
DỌN ĐƯỜNG CHO CHÚA ĐI
Cho đến hôm nay, Đức
Giêsu vẫn còn là một bóng mờ trên miền đất bao la đó. Hơn khi nào, cần phải
nhìn Đức Phật, Khổng Tử, Lão tử v.v. như những sứ giả dọn đường cho Chúa đến với
dân Người. Nhưng hơn ai hết, Gioan Tẩy giả là vị tiền hô lớn nhất. Hôm nay
"ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà
tin” (Ga 1:7). Lời chứng Gioan Tẩy giả
thật là hùng hồn và ảnh hưởng. Ông ý thức rất rõ sứ mệnh và vai trò của mình. Ông
chỉ là trung gian giới thiệu Đức Giêsu cho muôn dân, chứ không phải là người muôn
dân trông đợi. Bởi vậy khi bị những người
thuộc phái Pharisêu bắt bí, ông đã khẳng định: “Tôi là tiếng người hô trong
hoang địa : Hãy dọn đường cho thẳng để Đức Chúa đi” (Ga 1:23; Is 40:3). Những người Pharisêu “cứ gặng hỏi xem Gioan Tẩy
giả là ai, nhưng Gioan lại muốn cho họ biết Đức Giêsu là ai” (Life Application
Study Bible:1991).
Dọn đường cho Chúa đi
vào lòng người. Chúa là nguồn bình an và hoan lạc sẽ đem đến cho nhân loại một
mùa xuân rực rỡ. Mấy ai phát hiện được mùa hồng ân đang đến ? Bởi vậy Gioan mới nhắc nhở mọi người : “Có một
vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết” (Ga 1:26). Chính vì thế, vai trò
Gioan cực kỳ quan trọng. Ngoài Gioan, không ai có thể thấy được Đức Giêsu là
“Con Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian.” (Ga 1:29) Ông đã
đến như một chứng nhân TIN MỪNG. Chính ông
đã chỉ cho các môn đệ thấy TIN MỪNG đích thực là Đức Giêsu.
“Ông không phải là ánh
sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng” (Ga 1:8). Chính khi làm chứng như
thế, ông mới giữ trọn được niềm vui cho mình và các môn đệ. Đức Giêsu đã không hề “dập tắt thần khí” (1Tx
5:19) nơi chứng từ Gioan Tẩy giả, ngay cả khi ông hoài nghi về sứ vụ của Người
(Mt 11:2-6; Lc 7:18-23). Trái lại, nhiều
lần Người còn ca ngợi ông cao trọng “hơn cả ngôn sứ” (Mt 11:9) và bất cứ “phàm
nhân” nào (x. c.11). Dầu vậy, ông chỉ tự
nhận như một tên nô lệ bất xứng : “Tôi không đáng cởi quai dép cho Người” (Ga
1:27).
Đúng thế. Đức Giêsu
là Ngôi Lời Thiên Chúa.“Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành” (Ga 1:3), trong đó
có Gioan Tẩy giả. Một tạo vật làm sao có
thể so sánh với Đấng Tạo hóa ?! Nhưng “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ
giữa chúng ta” (c.14). Nghĩa là “Người đã
đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận” (c. 11). Chính vì thế mới cần
đến lời chứng Gioan Tẩy giả. Ông đã tìm được niềm vui trong sứ vụ làm chứng. Ông
đã thành công rực rỡ tới mức đổ máu vì sự công chính, một nhân tố làm nên Nước
Trời.
NHẬN DIỆN
TIN MỪNG đã bắt đầu
vang lên với chứng từ Gioan Tẩy giả. Nhưng
TIN MỪNG chỉ thực sự có hiệu lực từ lúc Đức Giêsu xuất hiện trong quyền năng Thánh
Linh, một sức mạnh giải thoát. Thực vậy chính Chúa đã công khai xác nhận “hôm
nay ứng nghiệm lời Kinh Thánh” (Lc 4:21) :
“Thần Khí Chúa ngự trên tôi,
Vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, Để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ
nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố Cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, Cho
người mù biết họ được sáng mắt, Trả lại tự do cho người bị áp bức, Công bố một
năm hồng ân của Chúa.” (c.18-19; Is 61:1-2)
Từ nay TIN MỪNG đã
trả lại cho tất cả những người cùng khổ nhất tất cả niềm vui ơn cứu độ. Như thế
xã hội đã được Phúc Âm hóa. Không hiểu
tại sao có người không đồng ý với việc “Phúc Âm hóa Á châu” trong thông điệp
“Giáo hội tại Á châu” của Đức Giáo Hoàng ?
Nếu Phúc Âm hóa chỉ là đổ mấy giọt
nước trên đầu, quả thực Giáo hội đang đi ngược dòng. Nhưng nếu chỉ nhằm đem lại cho xã hội đời sống
“công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần” (Rm 14:17), Giáo hội đáp ứng
những gì các dân tộc Á châu đang mong đợi nhất.
“Giáo hội xác tín rằng trong lòng dân chúng, văn hóa và tôn giáo tại Á
Châu, có một cơn khát “Nước Hằng sống” (x.Ga 4:10-15), một cơn khát chính Thần
Khí đã tạo ra và chỉ có mình Chúa Giêsu Cứu thế mới có thể thỏa mãn đầy đủ” (Giáo
hội tại Á châu:1999). Cơn khát vọng này
lớn hơn nỗi mong chờ Đấng Messia của dân Do thái. Cơn khát vọng đó kéo dài cả mấy
ngàn năm rồi. Giáo hội đã nêu lên được lý tưởng cao cả nhất của công cuộc Phúc Âm
hóa. Giáo hội chỉ muốn phục vụ, chứ không muốn khống chế con người.
Thế nhưng, cho tới
nay vẫn có những “chuyên viên” Phúc Âm hóa “lẫn lộn sứ vụ rao giảng Tin Mừng với
khát vọng truyền bá các giá trị văn hóa và lối ứng xử kiểu Âu châu” (Cuộc tọa đàm
về truyền giáo đại kết tại Hồng Kông, VietCatholic 8/12/1999). Lối khống chế đó
đã làm cho công cuộc Phúc Âm hóa Á châu trì trệ và thất bại.
Tuy thế, vẫn chưa đến
nỗi thất vọng. Thực tế “Chúa Thánh Thần, Đấng hoạt động trên Á châu trong thời
các Tổ Phụ và ngôn sứ, và hoạt động còn mãnh liệt hơn nữa trong thời Chúa Giêsu
và Giáo hội lúc đầu, bây giờ vẫn hoạt động ở giữa các người Kitô hữu Á Châu, tăng
cường bằng chứng đức tin của họ giữa các dân tộc, các nền văn hóa và tôn giáo của
lục địa” (Giáo hội tại Á châu:1999). Chỉ có Thánh Linh mới thấu hiểu và đáp ứng
nổi tất cả những khát vọng lớn lao của các dân tộc.
Vậy các dân tộc Á châu
đang mơ ước những gì ? Chắc chắn sống dưới nhiều cơ chế bất công khác nhau, họ
muốn thấy công lý ngự trị. Đây là một cơ hội lớn xây dựng Nước Chúa tại Á châu.
Hơn lúc nào hết, chúng ta cố gắng “thiết lập lại công bằng và làm cho công bằng
được triển nở ở mọi cấp bực xã hội” (ĐGH Gioan Phaolo II:
VietCatholic:8/12/1999). Nhưng muốn thực hiện được công cuộc đó, xin khắc tâm
khắc cốt lý tưởng Kitô hữu sau đây :
TÌNH YÊU phục vụ tha nhân,
Sống là TIẾN BỘ, dấn thân suốt đời.
TÍN THÀNH sống đạo làm người,
Hồng ân thắp sáng bầu trời TỰ DO.
Hai vai TRÁCH NHIỆM ‘tiền hô’â :
TIN MỪNG cứu độ, điểm tô Nước Trời.
Lý tưởng đó nơi Đức Kitô đã được Thần Khí biến thành Ánh sáng muôn
dân. Nhưng trong khi những người Pharisêu,
tư tế và Lêvi tìm cách trù dập, thánh Gioan Tẩy Giả đem cả cuộc đời làm chứng
cho Aùnh sáng. Từ kinh nghiệm đó, thánh Phaolô cảnh cáo chúng
ta: “Anh em đừng dặp tắt Thần Khí.” (1 Tx 5:19) Đặc biệt, nơi giáo xứ Thần Khí đang hoạt động
như “trung tâm đời sống phụng vụ” (ĐGH Gioan Phaolô II : CWNews 25/11/2002) và
trung tâm đào luyện giáo lý và luân lý cho giới trẻ Kitô hữu. ĐGH cho thấy giáo xứ là tụ điểm quan trọng để
giáo dân “uống tận nguồn suối Lời Chúa và truyền thống. Người cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của
bí tích Thánh Thể trong việc nuôi dưỡng đức tin, “bảo vệ chúng ta khỏi tội lỗi,
kiện cường chúng ta trong tình thân ái, và duy trì nỗ lực chúng ta trên cuộc hành
trình dương thế.” (CWNews 25/11/2002) Không có sức mạnh đó, tuổi trẻ không thể chống
lại những ảnh hưởng văn hoá trần tục.
Muốn tìm được hứng thú cho cuộc sống, giới trẻ “cần phải tiếp tục cuộc hành
trình, khởi sự từ Đức Kitô, nghĩa là từ bí tích Thánh Thể.” (ĐGH Gioan Phaolô
II: Zenit 25/11/2002) Hôm nay, Giáo hội cần giáo dân “ý thức về ơn gọi
rao giảng Tin Mừng” và sẵn sàng đem sứ điệp Tin Mừng vào trần gian. Muốn “làm chứng về ánh sáng”(Ga 1:7.8) là Đức
Kitô giữa thế giới chìm đắm trong bóng tối hôm nay, họ cần giáo xứ hỗ trợ mạnh
mẽ (ĐGH Gioan Phaolô II: Zenit 25/11/2002) và trang bị đầy đủ sức mạnh Tin Mừng.
Lm. Giuse Đỗ Vân Lực, OP