ĐẸP THAY!
(CN
HIỆN XUỐNG – GA 20, 19-23)
Đọc đi
rồi đọc lại bài Tin Mừng Chúa Nhật
Hiện Xuống, tôi vẫn chưa cảm nhận
được niềm vui nào rơ rệt. Sau khi thinh lặng
rồi cầu nguyện, tôi cũng cảm nghiệm
được những điều đă khiến tôi
vỡ ̣a lên v́ hạnh phúc sướng vui.
1 - Điều
đầu tiên tôi rung động thật sự, qua
đoạn tường thuật ngắn trên, chính thánh Gioan
Tông Đồ đă nói về những yếu kém của
ḿnh và của các bạn đồng môn với ḿnh. Ngài nói
rằng chính các ngài chứ không ai khác đă sợ:
-
“V́ các ông sợ
người Do Thái” (Ga 20, 19). Chắc hẳn rằng
những môn đệ trung thành theo Chúa cũng sẽ bị
bắt bớ, hành quyết và rồi lại bị treo lên
cây gỗ như Thầy Giêsu của ḿnh. Một sự
thật về những con người hèn kém trước
khi được Chúa Giêsu Phục Sinh thổi hơi vào.
-
Khi “các cửa
đều đóng kín’, bỗng Đấng Phục Sinh
hiện ra bằng xương bằng thịt. “Các ông kinh
hồn bạt vía tường là ma” (Lc 24, 37). Nỗi sợ
thứ 2 khi các ngài chưa từng bao giờ chứng
kiến hiện tượng sự hiện diện kỳ
diệu của Đấng quyền năng.
-
Chưa
hết, các ngài c̣n sợ rồi đây khi Thầy xuất
hiện sẽ khiển trách về sự bất trung thành
đă bỏ Thầy trốn biệt tăm, trong lúc
Người bị hoạn nạn.
2
– Cảm nghiệm thứ hai mà tôi mừng rỡ là thánh
sử đă nói lên được quyền năng của
Đấng Phục Sinh. Quyền năng tha thứ,
quyền năng yêu thương và quyền năng ban
sự sống mới. Tất cả đều tóm gọn
trong vài lời hàm chứa thâm sâu và được lập
lại liên tiếp 2 lần rằng, đồng thời
đă cho các môn đệ đáng thương của ḿnh xem
tay và cạnh sườn: “B́nh an cho anh em!” (Ga 20, 20 và 21).
3
– Ngoài hai cảm nghiệm trên, trong trái tim của
Đấng Phục Sinh, tôi c̣n nhận ra nỗi khát khao cháy
bỏng tận sâu của Người. Đó chính là
lệnh truyền hăy ra đi loan báo Tin Mừng bằng sức
mạnh của Chúa Thánh Thần, v́ nếu các ngài thực
hiện điều này qua đời sống cầu
nguyện liên lỉ, th́ những người đang
sống trong bóng tối sự dữ sẽ nhận
được ơn tha thứ sau khi họ đă nhận
ra bản thân ḿnh yếu đuối và lỗi phạm
trước t́nh yêu cao vời của Thiên Chúa là Cha. C̣n
như, nếu các ngài vẫn măi sợ hăi và rồi không dám
thi hành sứ mạng loan báo Tin Mừng b́nh an, th́ chắc
chắn những người kia vẫn măi bị cầm
buộc, bị tiếp tục sống trong đời
sống tối tăm cũ xưa. Đẹp thay!
Nhờ
sức mạnh của Chúa Thánh Thần, “Đấng mà Thiên
Chúa đă ban cho những ai vâng lời Người” (Cv 5,
32), thánh Phêrô đă mạnh dạn ra đi ngay ngày lễ
Ngũ Tuần và sau khi rao giảng, như sách Công Vụ
đă ghi nhận rằng: “Nghe thế họ đau
đớn trong ḷng và hỏi ông Phêrô và các Tông Đồ
khác: “Thưa các anh, vậy chúng tôi phải làm ǵ? Ông Phêrô
đáp: “Anh em hăy sám hối và mỗi người hăy
chịu phép rửa nhân danh Đức Giêsu Kitô, để
được ơn tha tội; và anh em sẽ nhận
được ân huệ là Thánh Thần” ... Và hôm ấy có
khoảng ba ngàn người theo đạo” (Cv 2, 37-41).
Khi t́m hiểu thư 2 Côrinto
của thánh Phaolô, Đức Ông Linh Tiến Khải đă
phân tích tư tưởng của thánh nhân nhằm nói lên
sứ vụ loan báo không có sức mạnh của Thần
Khí Đức Kitô. Đức Ông Thắng viết: “Điều
thánh Phaolô muốn nhắm phê b́nh ở đây là tâm trí chai ĺ
của nhóm thừa sai chống đối ngài (2Cr 3,14-16).
Họ đóng kín tâm trí trong kiểu đọc hiểu Kinh
Thánh Cựu ước nên không có khả năng nh́n nhận
rằng chỉ có Chúa Kitô là ch́a khóa duy nhất đích
thật giúp giải thích mọi sự mà thôi. Và trong lănh
vực ḷng tin chỉ có hoạt động của Chúa Thánh
Thần mới có thể lấy tấm khăn che mờ ư
nghĩa Kinh Thánh đó đi. Nhóm thừa sai kitô gốc do
thái duy tŕ kiểu đọc hiểu Kinh Thánh cổ
điển đóng khung, mà họ đă thừa kế
được từ truyền thống Do thái giáo. Muốn
thoát khỏi ách nô lệ đó họ cần phải hoán
cải tâm ḷng và để cho Chúa Thánh Thần hướng
dẫn.”
Như
vậy, sứ vụ loan báo Tin Mừng thật sự
khẩn thiết đến như thế nào! Tuy nhiên, trong
thế giới hiện nay, sứ vụ cao cả ấy đă
được biến đổi đa dạng ra sao? Ngoài
sứ vụ Giáo Hội rao giảng một sự cứu
độ “bề trong”, “thiêng liêng”, không “ăn chung” ǵ
tới cuộc sống cụ thể. Ta thấy lời phê
b́nh đó không phải bao giờ cũng đúng? Mới
đây, trong bài “Sứ mạng cứu độ của
Hội Thánh”, Lm Nguyễn Hồng Giáo đă kết luận:
“Trên đây, tôi nh́n sứ vụ loan báo hồng ân cứu
độ ở mức sâu xa hay cao siêu của nó, mà tôi
nghĩ bài “Bước đi trong Thần Khí”
muốn nhắm tới, cho dù có một vài kiểu nói có
thể được hiểu là liên quan tới những
hoàn cảnh thực tế. Nhưng như thế không có
nghĩa là tôi cho rằng ơn cứu độ không liên
quan ǵ tới xă hội, tới các công cuộc “trần
thế” của con người. Đă đến lúc tôi
phải trích dẫn một đoạn của Hồng Y
Ratzinger về điểm này:
“Ta cũng
phải nh́n nhận rằng Kitô giáo đă luôn toả ra
một t́nh nhân ái dạt dào. Những ǵ Kitô giáo đă mang vào
lịch sử thật đáng kể […] Đúng thế,
chỉ qua Kitô giáo mà hệ thống chăm sóc bệnh nhân,
cưu mang người yếu kém và cả một hệ
thống tổ chức từ thiện đă h́nh thành.
Cũng nhờ Kitô giáo, mới phát sinh sự tôn trọng con
người trong mọi hoàn cảnh. Một sự kiện
lịch sử đáng ghi nhận: sau khi chấp nhận
Kitô giáo, việc đầu tiên hoàng đế Contantinô
thấy phải thi hành, là cải tổ luật lệ,
chọn ngày chủ nhật làm ngày nghỉ cho mọi
người và nô lệ được hưởng một
số quyền lợi (…)” (sđd, 217).
Nhờ những cảm nghiệm
rất đơn sơ và rất thực từ Lời Chúa
trong Tân Ước cho đến những giáo huấn
của Giáo Hội, tôi cũng nhận thấy bản thân
ḿnh c̣n nhiều nỗi sợ hăi, khi chia sẻ sự
đồng cảm với những người bệnh
nghèo. Một khi biết nhận ra con người thực
nội tâm của ḿnh, lúc đó, ta mới lắng nghe
được lời mời gọi của thánh Giacôbê khi
ngài nói: “Anh em hăy hạ ḿnh xuống trước mặt Chúa
và Người sẽ cất nhấc anh em lên” (Gc 4, 10).
Lạy Chúa Thánh Thần,
Xin ban ơn sức mạnh cùng
ơn khôn ngoan để chúng con biết vượt lên
những lo âu sợ sệt khi chung quanh con đang c̣n
nhiều người bệnh nghèo đang cần
được sẻ chia. Lạy Chúa, xin ngự
đến! Amen.
Chúa Nhật Hiện Xuống, 31/05/2009
Phêrô Vũ văn Quí CVK64,
http://360.yahoo.com/vuvanquy2002