BÁNH TRƯỜNG SINH
CHÚA NHẬT XVIII THƯƠNG NIÊN, năm B
Ga 6, 24-35
Con người muôn
thời vẫn bó tay trước cái chết. Do đó, khoa học, y học, khoa dinh dưỡng luôn cố
gắng tìm những hướng mới, những tiến bộ hơn nhằm giúp con người kéo dài thêm cuộc
sống, nhưng con người càng tìm, càng kiếm những phương pháp, những kỹ thuật, nhưng
dược liệu có sức cải lão hoàn đồng,con người vẫn cảm thấy thật bất lực trước cái
chết.Sự chết luôn là nỗi bế tắc của con người.Tuy nhiên, điều quan trọng hơn thể
xác nhiều là tâm linh, nhưng con người hầu như cũng dửng dưng với cả đời sống
mai sau. Chúa Giêsu đã giải đáp vấn nạn muôn người của con người.Ngài tuyên bố :
“ Tôi là bánh trường sinh, ai đến với Tôi, không hề phải đói; ai tin vào Tôi,
chẳng khát bao giờ “ ( Ga 6,35 ).
DÂN CHÚNG TÌM CHÚA
VÌ ĐƯỢC NGÀI CHO ĂN UỐNG NO NÊ:Sau phép lạ hóa bánh và cá để nuôi hơn 5.000 người
ăn, dân chúng cảm thấy ấm bụng và tin tưởng vào một con người mà họ luôn ước vọng
sẽ làm cho đời sống họ được thăng tiến, được ấm no hạnh phúc.Chúa Giêsu nhận ra
nỗ lực tìm kiếm của họ. Bởi vì họ đã được no nê khi theo Chúa. Người nghèo ở miền
Galilê luôn có nỗi lo canh cánh về cái đói hằng ngày.Và đây cũng là nỗi lo của
vài tỷ người trên toàn thế giới này.Chúa Giêsu muốn hướng con người lên tầm cao
mới, chiều sâu mới, bởi vì lương thực vật chất thật mau qua.Chúa muốn đưa họ lên
cao hơn, lương thực trường tồn sẽ ban cho họ sự sống vĩnh cửu, sự sống muôn đời.Người
Galilê chỉ dừng lại nơi cái bánh vật chất mau qua mà thôi.Họ ngừng lại nơi phép
lạ và ngừng lại nơi những chiếc bánh mau qua.Họ không ước mơ gì hơn là có bánh ăn
cho no, cho hết cơn đói, cơn khát.Thế giới hôm nay nhiều người cũng chỉ dừng lại
nơi cơm bánh, nơi những của phù vân, mau qua.Người nghèo thì lam lũ vất vả và dừng
lại nơi vật chất, nơi hũ gạo, cơm bánh. Người giầu thì mải mê tìm hưởng thụ, tiện
nghi vv…Nên, người giầu và nghèo cũng rơi vào tình trạng chung là đánh mất đi cái
đói khát tinh thần, bằng lòng với cơm gạo, với tiện nghi.Thực ra thì mọi người đều
có những khát vọng chính đáng, người nghèo khao khát tình thương, người giầu cần
lẽ sống. Chúa khơi dậy trong con người nỗi khao khát cao hơn, thứ khao khát không
phải là manna mau qua, mau hết, nhưng là thứ bánh ban sự sống đời đời.
XIN CHO CHÚNG TÔI
BÁNH TRƯỜNG SINH VÀ THỨ NƯỚC KHÔNG HỀ KHÁT : Chúa nói với đám đông dân chúng hãy
đi tìm bánh trường sinh, hãy tìm thứ nước uống vào không hề khát.Dân chúng bỡ ngỡ,
chưng hửng. Hôm nay có lẽ nhân loại nhiều người cũng chưng hửng, ngạc nhiên như
dân Galilê xưa? Tuy nhiên, dân chúng vẫn khao khát và xin Chúa :” Xin cho chúng
tôi thứ bánh đó luôn.Xin ông cho tôi thứ nước ấy” (Ga 4, 15 ).Con người muôn thời
vẫn đói vẫn khát về tâm linh, về tinh thần.Con người dù có đầy đủ tất cả về tiện
nghi, vật chất nhưng không bao giờ có thể khỏa lấp đầy tất cả nếu họ không tới
với Đức Kitô. Chúa Giêsu chính là tấm bánh trường sinh để con người được no thỏa
đời đời. Ngài là cánh tay, đôi chân của con người để con người phục vụ và đi đây
đi đó. Chúa là bạn đồng hành để tất cả con người được đi trong sự thật và ánh sáng.Bánh
trường sinh và nước không hề khát là Đức Kitô, Đấng ban ơn cứu độ đời đời cho
con người.
ÁP DỤNG VÀO THỰC
TẾ : Thực tế, cái nghịch lý muôn đời vẫn là muốn được là phải cho đi, phải chịu
mất đi mới chiếm lại được nó.Chúng ta chỉ no nê khi chúng ta biết quan tâm đến
những người nghèo, đến những người đói, người khát đang ở xung quanh chúng ta. Chúng
ta chỉ có thể hết khát khi chúng ta biết an ủi những người neo đơn, tàn tật và
đau xót biết chia sẻ với những đau khổ của anh chị em đồng loại. Chính Chúa Giêsu
sẽ dạy chúng ta những điều nhạy cảm đó.
Lạy Chúa Giêsu,
xin cho chúng con càng ngày càng yêu mến Bí Tích Thánh Thể, Bí Tích nuôi sống cả
tâm hồn và thể xác chúng con.Amen.
Linh mục Giuse
Nguyễn Hưng Lợi DCCT