Chúa Nhật 5 Phục
Sinh Năm B
Ở Trong Thầy Và Sinh
Nhiều Hoa Trái
(Cv 9,26-31; 1Yn
3,18-24; Yn 15,1-8)
Phúc Âm: Yn 15, 1-8
"Ai ở trong Thầy
và Thầy ở trong người ấy, kẻ ấy sinh nhiều trái".
Khi ấy, Chúa Giêsu phán
cùng các môn đệ rằng: "Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng
nho. Nhành nào trong Thầy không sinh trái thì Người chặt đi, còn nhành nào
trong Thầy không sinh trái thì Người chặt đi, còn nhành nào sinh trái thì Người
tỉa sạch để nó sai trái hơn. Các con đã được tỉa sạch nhờ lời Thầy đã nói với
các con. Các con ở trong Thầy, và Thầy ở trong các con. Cũng như nhành nho tự
nó không thể sinh trái được, nếu không dính liền với cây nho; các con cũng vậy,
nếu không ở trong Thầy.
"Thầy là cây nho,
các con là nhành. Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong người ấy, kẻ ấy sẽ sinh nhiều
trái, vì không có Thầy, các con không thể làm được gì. Ai không ở trong Thầy,
thì bị vứt ra ngoài như ngành nho, và sẽ khô héo, người ta sẽ thu lại, quăng
vào lửa cho nó cháy đi. Nếu các con ở trong Thầy, và lời Thầy ở trong các con,
thì các con muốn gì cứ xin, và sẽ được. Ðây là điều làm Cha Thầy được vinh hiển
là các con sinh nhiều trái, và như thế các con trở nên môn đệ của Thầy".
Suy Niệm:
Chúa Nhật 5 Phục Sinh
Năm B
Cv 9,26-31; 1Yn
3,18-24; Yn 15,1-8
Chúa nhật trước là ngày
Ơn Thiên Triệu, chúng ta đã thấy Chúa Yêsu là vị mục tử tốt. Người đã thí mạng
sống mình vì chiên để tập họp chúng lại thành đoàn duy nhất. Người đã sai các
tông đồ đi nói lời của Người để ai ai cũng có thể nghe tiếng của Người mà trở
nên chiên tốt. Hôm nay, các bài Kinh Thánh chúng ta vừa nghe đọc cũng chỉ muốn
nói lên các sự thật trên đây về Chúa Yêsu, các tông đồ và tín hữu để một lần
nữa trong mùa Phục sinh này chúng ta hiểu biết hơn về Hội Thánh của Chúa sống
lại. Nhưng thay vào hình ảnh đàn chiên của Chúa nhật trước, hôm nay để nói lên
mầu nhiệm Hội Thánh, Phụng vụ có hình ảnh cây nho. Và với những bài Kinh Thánh
vừa nghe đọc, chúng ta sẽ thấy Hội Thánh là dân mới, có tông đồ mới và có nếp
sống mới.
1. Dân Mới
Ai đã đọc các sách tiên
tri hẳn còn nhớ trong đó có nhiều đoạn nói Thiên Chúa gọi
Và nay Ðức Yêsu tuyên
bố: Người là cây nho thật và Cha Người là người canh tác. Lời đó thật sâu xa và
thấm thía đối với những ai hiểu biết Kinh Thánh. Họ phải nghĩ ngay rằng: cây
nho
Và đây là cuộc thay đổi
vĩnh viễn; vì những câu Tin Mừng Yoan tiếp theo cho thấy thân nho mới, thân nho
đích thực sẽ muôn đời còn đó và chỉ có các nhánh là thay đổi: nhánh nào không
sinh quả sẽ bị chặt, còn nhánh nào mang trái sẽ được tỉa để tốt hơn. Nói cách
khác, Ðức Yêsu là
Tính cách trường tồn
này bảo đảm và là chính sự trường tồn của Hội Thánh là Thân Thể của Người và là
dân mới của Chúa. Chính Thiên Chúa sẽ chăm sóc thân nho mới này để nó không bị
những nhánh khô, nhánh dại làm cằn cỗi và hư hỏng; còn những nhánh tốt sẽ được
tỉa, được chăm khiến thân nho càng thêm xum xuê hoa trái. Lịch sử của Hội Thánh
vì thế nằm trong tay Chúa. Người tỉa chỗ này, Người chăm chỗ kia, để Hội Thánh
của Người luôn thêm sức sống mang lại nhiều hoa quả cứu độ.
Nhưng nếu Ðức Yêsu đã
là cây nho đích thực mà Thiên Chúa đã trồng để thay thế hẳn Israel ngày trước,
thì ai muốn được cứu độ không những phải kết nạp với Người như nhánh nho với
thân nho, mà còn phải luôn lưu lại với Người. Vì thế sau khi tuyên bố Người là
cây nho đích thực và Cha Người là người canh tác, Ðức Yêsu đã khẳng định một
chân lý thứ hai rằng: Người là cây nho đích thực và chúng ta là nhánh.
Tất cả bài Tin Mừng hôm
nay xoay quanh hai tư tưởng. Nói đến hai thứ tương quan giữa Ðức Yêsu với một
bên là Thiên Chúa Cha và bên kia là tất cả chúng ta. Với Chúa Cha, Người là cây
nho và Chúa Cha là người canh tác. Với chúng ta, Người là cây nho và chúng ta
là nhánh. Ðó cũng là hai mối tương quan của Hội Thánh, một với Thiên Chúa theo
chiều dọc và một với loài người theo chiều ngang. Nhưng ở cả hai chiều cũng chỉ
là một sự sống.
Như Ðức Yêsu là thân
nho đích thực vì sự vâng phục trung tín, thì các tín hữu là nhánh nho cũng phải
mật thiết trung kiên với thân nho là Ðức Yêsu. Họ có tư cách này khi lưu lại ở
nơi Người, tức là giữ lời Người và vâng phục Người. Khi đó Chúa Cha sẽ
"tỉa" cho họ để họ sinh nhiều trái. Người dùng lời của Người mà tỉa,
tức là thanh tẩy họ khỏi các công việc chết chóc của tội lỗi khiến hoa trái
công việc họ làm được dồi dào, thánh thiện. Ngược lại, nếu họ không lưu lại với
Người thì sẽ như nhánh khô héo, bị chặt và đem đốt đi. Họ không còn ở trên thân
cây với nhiều nhánh khác nữa.
Và như vậy rõ rệt Ðức
Yêsu không những làm cho người ta được đẹp lòng Thiên Chúa, mà còn làm
"môi sinh" để họ được sống kết hợp với tha nhân. Người là Ðấng nối
trời với đất nhưng đồng thời cũng là vị nối các lục địa và đại dương lại với
nhau để bất cứ ai ở trong Người cũng được kết hợp với Thiên Chúa và đồng thời
với mọi anh chị em khác.
Hình ảnh thân nho với
hai câu khẳng định Thiên Chúa là người canh tác và chúng ta là nhánh, nói lên
Ðức Kitô thật là dân mới thay hẳn dân cũ. Hình ảnh ấy cũng có thể gợi lên cây
thập tự mà Ðức Yêsu đã leo lên để chịu đóng đinh hầu hòa giải Thiên Chúa với
loài người và loài người với nhau. Cuối cùng nó đưa chúng ta đến ý tưởng Ðức
Yêsu đã trở thành chất rượu nho để ký kết giao ước mới và vĩnh cửu. Và như vậy
hình ảnh thân nho càng trở nên phong phú vì nó bảo chúng ta hãy nhìn vào nhựa
sống mang bình an và cứu độ của Thiên Chúa đến cho tất cả loài người ở nơi thân
thể Ðức Yêsu để chúng ta được sai hoa kết quả và làm thành dân mới của Thiên
Chúa.
2. Tông Ðồ Mới
Phaolô được gọi làm
tông đồ của dân mới này. Người từ Ðamas trở về Yêrusalem sau khi đã ngã ngựa và
trở nên con người mới. Ông đã kết hợp mật thiết với Chúa và bây giờ tìm cách ra
mắt các tông đồ và kết hợp với anh em. Nhưng ai cũng sợ ông. Người ta nhớ ông
trước đây hung hăng đi bắt các tín hữu. Bây giờ ông đã quả quyết đã trở lại và
muốn sát nhập dân Chúa. Người ta vẫn nghi ngờ. Làm sao biết chắc được bụng ông?
Nếu ông không thật lòng tin Chúa thì làm sao có thể kể ông vào số tín hữu, cho
dù lúc này ông khiêm tốn và khẩn khoản nài xin tình anh em? Không, dân mới
không phải là xã hội loài người. Dân mới là Ðức Yêsu Kitô. Người là cây nho
đích thực; có lưu lại nơi Người mới là nhánh ở giữa bao nhánh khác. Saolô đã
chứng tỏ phải thật sự kết hợp với Ðức Yêsu.
May có Barnabas, con
người được mệnh danh là kẻ hay nâng đỡ. Chính ông đã bán ruộng, đem tiền đến
cho các tông đồ để chia sẻvới anh em túng thiếu (4,36). Barnabas đưa Saolô đến
trình diện các tông đồ và thuật lại câu chuyện trên đường Ðamas cũng như việc
người Dothái ở đó định tâm hại người; vì trở lại đạo xong, Saolô đã nhiệt tình
rao giảng Danh Chúa đến nỗi bị họ ghen ghét. Chính sự kiện này làm cho các tông
đồ tin vào biến cố xảy ra trên đường. Saolô đã phải chịu khổ vì Ðức Yêsu thì
người ta phải tin lòng mến Chúa ở nơi người, khiến "từ đó người được ra
vào đi lại với cộng đoàn tức là Giáo hội ở Yêrusalem".
Câu truyện của Saolô
như vậy đã giúp chúng ta hiểu hơn bài học của đoạn Tin Mừng Yoan. Hội Thánh,
dân mới của Chúa là nơi xum họp hiệp thông của những ai tin tưởng vào Chúa. Các
tín hữu ở Yêrusalem chỉ nhận cho Saolô được ra vào sinh hoạt với cộng đoàn của
mình khi đã chắc chắn ông là người đã tin Chúa đến nỗi sẵn sàng hy sinh cả sự
sống vì Người.
Nhưng câu truyện của
Saolô hôm nay cũng còn nói lên một ý nghĩa khác nữa. Nó muốn làm chứng Lời Chúa
nói với Ananias và Saolô khi sai ông đi gặp kẻ trước đây hung hăng lùng bắt các
tín hữu của Chúa (9,18); "Ta sẽ tỏ cho nó biết tất cả những gì nó phải
chịu vì Danh Ta". Quả vậy, cuộc đời của Saolô, từ ngày theo Chúa, dường
như không bao giờ hết khổ. Tại Ðamas ông đã gặp thù hằn. Về Yêrusalem ông gặp
nghi ngờ rồi hằn học. Sau này đi đâu ông cũng thấy vất vả cho đến lúc thí mạng
vì Hội Thánh. Nhưng tất cả là vì Danh Chúa Yêsu, đúng như Người đã nói trước về
số phận những kẻ được gọi làm tông đồ.
Tuy nhiên cũng đúng như
lời Người nói trong bài Tin Mừng: đó là những cuộc đời "sai hoa" kết
quả. Saolô gặp khó khăn, chống đối, bắt bớ, nhưng sách Công vụ kể: Hội Thánh
được bình an... tài bồi thêm nữa, tiến đi trong sự kính sợ Thiên Chúa và tràn
trề sự an ủi của Thánh Thần. Không hiểu như vậy, những lời sách Công vụ các
Tông đồ vừa viết sẽ không đúng chỗ. Vừa nói đến việc Saolô bị hăm dọa, sách đó
nói ngay Hội Thánh được bình an. Theo lý luận của loài người thì không thể như
thế được. Nhưng với con mắt đức tin, tác giả sách Công vụ thấy rõ: ở đâu có
thánh giá ở đấy có ơn cứu độ; và môn đệ được như Thầy là tốt rồi...
Chúa có đòi tất cả
chúng ta như vậy không?
3. Ðời Sống Mới
Thiên Chúa không thiên
vị ai. Và Ðức Yêsu đã nói với hết mọi người rằng: ai muốn theo Ta, hãy vác thập
giá của mình hằng ngày mà theo Ta. Thế nên phải đi qua đau khổ để đạt tới ơn
cứu độ và kết hợp với Ðức Kitô.
Tuy nhiên không phải
hết mọi người được ơn gọi tử đạo như Saolô. Ða số chúng ta chỉ cần vác thập giá
hằng ngày của mình là vượt qua mọi trở lực để giữ lệnh truyền của Chúa như bài
thư Yoan hôm nay khuyên nhủ.
Lệnh truyền của Chúa,
Yoan viết rõ, có hai điều: tin vào Danh Ðức Yêsu và yêu mến tha nhân như Người
dạy. Có lẽ chúng ta tưởng mình đã giữ trọn điều trước vì tất cả chúng ta đều là
tín hữu, nghĩa là đã tin vào Danh Ðức Yêsu từ lâu, nếu không phải là từ bé.
Nhưng Yoan bảo: muốn biết có thật như vậy không, tức là muốn biết lòng tin của
mình có chân thật không, thì phải xem mình có yêu mến anh em không? Bởi vì như
bài Tin Mừng đã nói, ai thuộc về Chúa cũng phải kết hợp với anh em. Thành ra
không phải vô lý mà Yoan trong bài thư hôm nay dường như chỉ khuyên giáo dân
của người phải yêu mến anh em, cả bằng việc làm thật sự chứ không nguyên bằng
lời nói và bằng đầu lưỡi. Chính thái độ yêu thương anh em thật sự bằng việc làm
chứng tỏ chúng ta có lòng tin đích thực kết hiệp với Chúa. Thế mà ai lại không
biết rằng đời sống bác ái huynh đệ đòi nhiều cố gắng hy sinh để lướt thắng
những khuynh hướng ích kỷ tự nhiên? Ðức Yêsu cũng như thánh Phaolô đã chịu khổ
nhiều, chẳng vì lòng yêu mến loài người sao?
Nhưng khi có lòng yêu
mến ấy, thì theo lời thư Yoan, chúng ta hãy trấn tĩnh ở trước nhan Chúa, cho dù
lương tâm có cáo chúng ta về những tội khác, bởi vì ai thương xót sẽ được xót
thương và bác ái phủ lấp được nhiều tội lỗi. Và không lẽ nào Chúa không ban ơn
để con người có lòng bác ái sẽ dần dần được lương tâm trong trắng: họ là nhánh
nho sinh quả thì chắc chắn sẽ được Chúa Cha là người canh tác tỉa cho, để sinh
quả nhiều và tốt hơn. Lúc ấy, họ cầu nguyện gì mà không được bởi vì Chúa đã ban
Thánh Thần để Người giúp họ cầu nguyện. Và như vậy, chính thái độ yêu thương
anh em đã giúp người ta kết hợp chặt chẽ hơn với Chúa.
Kết hợp với Chúa và yêu
thương anh em là chiều dọc và chiều ngang của đời sống tín hữu. Ðó là cây thánh
giá vẽ trên con người và đời sống của họ. Hai việc ấy làm chứng họ thuộc về Ðức
Kitô và là môn đệ tốt của Người vì chính Người đã tự ví mình như thân nho có
hai chiều: một nhờ Chúa Cha chăm sóc và phó mình ở trong tay canh tác của
Người; và hai là ban sự sống và hoa trái cho những nhánh lưu lại ở với Người.
Thánh Phaolô đã làm gương sáng cho chúng ta và thánh Yoan đã giải thích cho
chúng ta hiểu vì sao đời sống mới phải lệnh truyền của Chúa là tin vào Danh Ðức
Yêsu và yêu thương anh em.
Giờ đây chúng ta sắp
được tiếp xúc với chén rượu nho, là máu của Ðấng bị treo trên thánh giá. Chúng
ta nhớ đến Ðức Yêsu là cây nho đích thực. Uống chất nho này chúng ta phải nhớ
tận hiến đời mình trong tay Thiên Chúa là người canh tác và chăm nom cây nho
mới là Hội Thánh Chúa. Và chúng ta phải nhớ kết hợp với anh em như những nhánh
của cùng một thân nho, để dân mới không bao giờ thiếu tông đồ mới và đời sống
mới.
(Trích dẫn từ tập sách
Giải Nghĩa Lời Chúa của Ðức cố Giám Mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm)