CHÚA NHẬT 26 THƯỜNG
NIÊN
Óc bè phái và làm
gương xấu
Lắng nghe sứ điệp của bài Tin Mừng (Mác-cô
9:38-43,45,47-48)
Trong việc đào tạo môn đệ, Chúa Giê-su đã giúp họ học tập
và thực hành giáo huấn cũng như lối sống của Người. Chúa đã dạy họ phải ý thức và chấp nhận hy
sinh cùng đau khổ (Mác-cô 8:34-38).
Người đòi hỏi họ phải có tinh thần phục vụ (Mác-cô 9:33-37). Hôm nay, Người dạy thêm một bài học nữa: đừng
mang óc bè phái và đừng làm gương xấu.
Tuy bài Tin Mừng chứa đựng nhiều đề tài khác nhau, nhưng chúng ta dừng
lại ở hai điểm trên.
Có thể nói, óc bè phái và làm gương xấu là hai thảm họa đã
làm cho nhiều cộng đoàn tan nát và lộn xộn.
Chúng ta cứ thử tưởng tượng cảnh một giáo xứ trong đó giáo dân kéo bè
kéo cánh, phe cha xứ, phe cha phó, hội đoàn này ganh tị hội đoàn kia, ca đoàn
“thánh Giu-se” đụng ca đoàn “thánh Cecilia”…
Vậy thử hỏi, chúng ta có đích thực là “môn đệ” Chúa hay không?
Óc bè phái qua câu truyện Tin Mừng hôm nay cũng dễ hiểu
thôi! Não trạng chung của các môn đệ lúc
đầu mới theo Chúa Giê-su là tinh thần độc tôn.
Thầy của họ nổi tiếng khắp nước Ít-ra-en vì Người giảng dạy như Đấng có
uy quyền, làm nhiều phép lạ, được mọi người kính phục, ngay cả những kẻ thù
cũng phải nể mặt. Cho nên được làm môn
đệ Người quả thực là một vinh dự. Họ
không muốn chia sẻ vinh dự này với ai cả.
Vì thế, khi thấy có người lấy danh Thầy mà trừ quỷ, họ đã cố ngăn
cản. Lý do họ ngăn cản là “vì người ấy
không theo chúng ta”. Khi đưa ra lý do
“Vì người ấy không theo chúng ta”, môn đệ Gio-an và các bạn đã vạch ra một biên
giới ngăn cách giữa Chúa Giê-su với những người khác. Đồng thời, họ cũng vô tình giới hạn sứ mệnh
của Chúa vì quyền lợi hoặc tham vọng riêng tư của họ. Họ không hiểu rằng Chúa Giê-su được sai đến là
để cứu độ mọi người, để tất cả những ai tin vào Người thì sẽ
được sống muôn đời. Chúa Giê-su không
đưa ra tiêu chuẩn hẹp hòi “không theo chúng ta” để xác định một người là kẻ
thù. Nhưng Người mở rộng không biên
giới: “Ai không chống lại chúng ta là
ủng hộ chúng ta”. Với cái nhìn quảng đại
ấy, chúng ta phải tin rằng có rất nhiều “Ki-tô hữu vô danh” (nói theo tư tưởng
của thần học gia Karl Rahner) chúng ta cần kính phục vì lối sống và hành động của
họ còn hơn cả Ki-tô hữu chính danh!
Thảm họa thứ hai là làm gương xấu. Chúa Giê-su giới hạn hậu quả của việc làm
gương xấu đặc biệt đối với “những kẻ bé mọn đang tin”. Cũng như các tông đồ và môn đệ đầu tiên,
chúng ta hết thảy là những người kém lòng tin (Mát-thêu 16:8; 17:20). Vì thế chúng ta đều phải cảnh giác đối với việc
làm gương xấu cho anh chị em hoặc trước gương xấu anh chị em làm cho chúng
ta. Vì hậu quả tai hại của gương xấu,
Chúa Giê-su không ngại dùng những hình ảnh nhấn mạnh như thà buộc cối đá vào cổ
mà ném xuống biển, thà chặt chân tay hay móc mắt… còn hơn là phạm tội làm gương
xấu. Ảnh hưởng gương xấu không chỉ trên
cá nhân, mà còn lan rộng trên cộng đoàn nữa.
Một thí dụ cụ thể: tại Việt
Sống sứ điệp Tin Mừng
Quả thực đây là một đề tài vô cùng thực tế, nhưng cũng đòi
chúng ta phải suy nghĩ và khiêm tốn xét lại lối sống như người môn đệ
Chúa. Chúng ta chỉ có một Chúa, một đức
tin, một phép rửa như thánh Phao-lô dạy.
Khuôn vàng thước ngọc của Chúa Giê-su “Ai không chống lại chúng ta là
ủng hộ chúng ta” giúp chúng ta có cái nhìn quảng đại và yêu thương về người
khác. Việc xây dựng Nước Thiên Chúa trên
mặt đất này mang nhiều khía cạnh và sắc thái khác nhau, nhưng mẫu số chung vẫn
là làm bất cứ điều gì cũng là “lấy danh Thầy Giê-su”. Đây là điều quan trọng nhất để chúng ta nhận
định việc làm của mình cũng như của người khác có thực sự “ủng hộ” Chúa hay
không. Trong một cộng đoàn giáo xứ, nếu
chúng ta đồng lòng “ủng hộ” Chúa, thì chắc chắn danh Chúa sẽ được rạng ngời. Chúng ta nhớ lời thánh Phao-lô dạy: “Anh em có làm gì, nói gì thì hãy làm hãy nói
nhân danh Chúa Giê-su và nhờ Người mà cảm tạ Thiên Chúa Cha” (Cô-lô-xê 3:17).
Lm. Đa-minh Trần đình Nhi