CHÚA
NHẬT 31 THƯỜNG NIÊN B
Đnl
6,2-6 ; Dt 7,23-28 ; Mc 12,28b-34
THỰC
HÀNH MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI
I.HỌC LỜI
CHÚA
1.TIN MỪNG: Mc 12, 28b-34
(28b) Khi ấy, có người
trong nhóm kinh sư đến gần Đức Giê-su và hỏi: "Thưa Thầy, trong mọi điều
răn, điều răn nào đứng đầu?" (29) Đức Giê-su trả lời: "Điều răn đứng
đầu là: Nghe đây, hỡi Ít-ra-en. Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy
nhất. (30) Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết linh
hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi. (31) Điều răn thứ hai là : Ngươi phải yêu
người thân cận như chính mình. Chẳng có điều răn nào khác lớn hơn các điều răn
đó".(32) Ông kinh sư nói với Đức Giê-su : “Thưa Thầy, hay lắm. Thầy nói
rất đúng. Thiên Chúa là Đấng duy nhất. Ngòai Người ra không có Đấng nào khác.
(33) Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực, và yêu người thân
cận như chính mình, là điều quý hơn mọi lễ tòan thiêu và hy lễ. (34) Đức Giê-su
thấy ông ta trả lời khôn ngoan như vậy thì bảo: “Ông không còn xa Nước Thiên
Chúa đâu!” Sau đó, không ai dám chất vấn Người nữa.
2.Ý CHÍNH:
Bài Tin Mừng hôm nay ghi lại câu trả lời của Đức Giê-su cho
vị kinh sư Do Thái khi ông chất vấn Người về điều răn nào là quan trọng nhất trong tòan bộ Luật pháp Mô-sê.
Người đã nêu ra hai điều răn quan trọng nhất là mến Chúa hết lòng và yêu người
thân cận như yêu chính mình. Ông kinh sư cũng nhất trí như vậy và còn cho rằng
hai điều này có giá trị hơn mọi của lễ tòan thiêu và hy lễ dâng lên Đức Chúa
tại đền thờ.
3.CHÚ THÍCH:
-C 28b-30: +Có người trong nhóm kinh sư: Kinh sư hay Luật sĩ là những nhà chuyên môn về Thánh kinh
vì nghiên cứu Thánh kinh kỹ lưỡng và lâu dài. Số ít trong nhóm kinh sư là tư
tế, nhưng phần lớn là thường dân ủng hộ lập trường của nhóm Pha-ri-sêu. Họ có
uy tín và ảnh hưởng lớn trong dân. Các kinh sư là người giải thích và áp dụng
Luật Mô-sê vào đời sống của dân chúng. Các kinh sư cùng với thượng tế và
kỳ mục là ba thành phần trong Thượng hội đồng Do thái tại Giê-ra-sa-lem
(x. Cv 23,6). +trong mọi điều răn, điều răn nào đứng đầu?: Trong Tin Mừng
Mát-thêu viết cho Kitô hữu gốc Do Thái, câu hỏi là “điều răn nào lớn nhất ?”
(Mt 22,35). Còn ở đây Tin Mừng Mác-cô viết cho Kitô hữu gốc lương dân, đã sửa lại
câu hỏi theo nghĩa ưu tiên:”điều răn đứng đầu?. Thực ra các nhà kinh sư thời đó
thường tranh cãi để tìm ra trong số 613 điều răn trong Thánh Kinh, gồm 248 điều
buộc và 365 điều cấm, đâu là điều luật quan trọng nhất. Cho tới lúc ấy các kinh
sư vẫn chưa thống nhất ý kiến. Ông kinh sư tin Đức Giê-su là “Đấng rao giảng
có uy quyền” sẽ cho câu trả lời chính xác. +Điều răn đứng đầu là: Nghe đây,
hỡi Ít-ra-en. Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất.: Đức
Giê-su đã trích khỏan Luật Mô-sê được những người Do Thái đọc mỗi ngày 2 lần (Đnl
6,5). +“Nguơi phải yêu mến Đức Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và
hết sức lực ngươi”: Thiên Chúa
là chủ tể muôn loài, là Đấng duy nhất cao cả. Chính Ngài đã dựng nên muôn vật,
là nguồn sự sống và là cùng đích mọi loài. Vũ trụ chỉ tồn tại được nhờ Ngài và
trong Ngài. Vì thế người ta có bổn phận phải biết ơn và yêu mến Ngài trên hết
mọi sự.
-C 31-33: +Điều răn thứ hai là: Ngươi phải yêu mến
người thân cận như chính mình: Người Do Thái vẫn mang nặng khuynh hướng bài ngọai theo
Luật Mô-sê: “Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù” (Mt 5,43). Ở đây Đức Giê-su
thêm “Điều răn thứ hai trích trong Luật Mô-sê (Lv 19,18): Tình yêu đối với
Thiên Chúa và đối với người thân cận là bản tóm lược mười điều răn ghi khắc
trên hai bia đá là “mến Chúa và yêu người”. +Thưa Thầy, hay lắm, Thầy nói rất
đúng. Thiên Chúa là Đấng duy nhất. Ngòai Người ra không có Đấng nào khác:
Vị kinh sư biểu lộ thái độ đồng ý với quan điểm của Đức Giê-su và nhắc lại câu
trả lời của Người để nhấn mạnh tính duy nhất của Thiên Chúa (Đnl 4,35; Xh 8,6;
Is 45,21), Tình yêu đối với Thiên Chúa và tình yêu đối với tha nhân có liên hệ mật
thiết với nhau. +Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực, và yêu người
thân cận như chính mình:: Ông kinh sư nhắc lại khía cạnh tri thức của
tình yêu. + là điều quý hơn mọi lễ tòan thiêu và hy lễ: Khi nhận định như
vậy, ông kinh sư không phủ nhận nghi lễ phụng tự tại Đền Thờ, mà cho thấy nghi lễ
phụng tự bị hạ thấp giá trị so với việc thực thi lòng mến Chúa và yêu tha nhân.
-C 34: +Ông không còn xa Nước Thiên Chúa bao nhiêu: Ông kinh sư đã hiểu biết và đánh giá đúng điều răn quan
trọng trong Luật Mô-sê. Điều này cho thấy ông đã suy nghĩ giống Đức Giê-su và
có khả năng trở thành thành viên trong Nước Thiên Chúa do Người sắp thiết lập (x.
10,13-16).
4.CÂU HỎI: 1)Kinh sư hay
luật sĩ là ai? Phân biệt với người Pha-ri-sêu thế nào? 2)Luật Mô-sê gồm bao
nhiêu điều khỏan buộc và cấm? Tại sao ông kinh sư lại hỏi Đức Giê-su về điều
luật nào quan trọng và đứng đầu trong bộ Luật Mô-sê? 3)Đức Giê-su đã trả lời
cho ông kinh sư khỏan luật quan trọng nhất thế nào? Ngừơi Do thái mỗi ngày phải
đọc lại khỏan luật này mấy lần? 4) Đức Giê-su cũng cho biết điều luật thứ hai
cũng quan trọng không kém là khỏan luật nào? Hai điều luật này tóm lược Mười
điều răn do ai trao cho ông Mô-sê và được ghi khắc trên hai tấm bia đá? 5)Thái
độ của ông kinh sư trước câu trả lời của Đức Giê-su thế nào?
II.SỐNG LỒI CHÚA
1.LỜI CHÚA: Đức Giê-su
trả lời: "Điều răn đứng đầu là: Nghe đây, hỡi Ít-ra-en. Đức Chúa, Thiên
Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. (30) Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên
Chúa của ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi. (31)
Điều răn thứ hai là : Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Chẳng có
điều răn nào khác lớn hơn các điều răn đó"(Mc 12,29-31).
2.CÂU CHUYỆN:
1) LÀM SAO YÊU CHÚA KHI
KHÔNG GẶP THẤY CHÚA?
Một người mẹ nói với cô con gái nhỏ về tình yêu Thiên Chúa.
Cô bé tỏ ra bối rối thưa với mẹ: “Mẹ ơi, làm sao con có thể yêu Chúa được? Con
chưa bao giờ gặp Người”. Ít ngày sau, cô bé nhận được một món quà gửi qua đường
bưu điện, trong đó có một con búp-bê có thể chớp mắt rất đẹp. Bên cạnh có tấm
cart Noel ghi hàng chữ: “Chúc mừng Giáng Sinh vui vẻ. Tặng Maria thân yêu con
búp bê, Dì Rosa”. Bé Maria chưa bao giờ gặp dì
2)THƯƠNG NGƯỜI, NHƯNG LẠI
SỢ NGƯỜI:
Dọc theo triền núi Trường Sơn, có một ngôi mộ lâu đời, trên
bia mộ có khắc dòng chữ như sau: “Tôi thương người, nhưng lại khiếp sợ người”.
Đây là câu nói của Hy Thanh, người nằm trong ngôi mộ. Câu chuyện như sau: thời
bấy giờ, Hy Thanh học cách tìm mạch nước ngầm nơi một ông thầy giỏi nghề. Bạn
bè nói với anh rằng: “Dưới đất lúc nào mà chẳng có nước. Mày học làm chi cái
nghề vô tích sự ấy”. Cha mẹ anh em trong nhà cũng mắng anh: “Nếu mày cứ muốn học
nghề đó thì ra khỏi nhà và đừng bao giờ vác mặt về nhà này nữa!” Hy Thanh đành phải
bỏ nhà ra đi. Ban ngày anh vừa đi học vừa kiếm chỗ làm phu khuân vác để kiếm
ăn. Tối đến xin vào ngủ trong nhà chùa. Anh cứ kiên trì theo học nghề tìm mạch
nước ngầm ấy nhiều năm. Hai mươi năm sau, gặp lúc trời hạn hán, các giếng trong
làng đều khô cạn hết. Nhiều người bị chết khát vì không kiếm đâu ra nước uống. Bấy
giờ, người ta mới chợt nhớ đến Hy Thanh và cử người đến yêu cầu anh tìm mạch
nước giúp dân làng. Hy Thanh đã sớm tìm ra mạch nước ngầm và khơi được nguồn nước
chảy ra lênh láng. Dân các nơi khác nghe tin kéo đến xin nước uống râ71t đông.
Họ vui mừng ca tụng về tài năng xuất chúng của anh. Nhưng rồi có kẻ do khát lâu
ngày, đã uống quá nhiều nước bị ngã ra chết. Thế là nhiều người thay vì tỏ lòng
biết ơn lại quay ra chửi bới mạt sát Hy Thanh thậm tệ. Lũ người nhà của kẻ bị
chết còn hè nhau xông vào đánh đập anh đến chết. Trước khi nhắm mắt lìa đời, Hy
Thanh thều thào nói: “Tôi thương người, nhưng lại sợ người”.
3.SUY NIỆM:
1)MẾN CHÚA HẾT LÒNG VÀ
YÊU THA NHÂN NHƯ YÊU MÌNH:
Ai trong chúng ta cũng đều ý thức về hai bổn phận yêu
thương hàng dọc và hàng ngang:. Bổn phận đối với Thiên Chúa và bổn phận đối với
tha nhân. Tin mừng hôm nay ghi nhận lời
Đức Giê-su dạy về hai điều răn quan trọng nhất là “mến Chúa hết lòng hết sức và
yêu thươing tha nhân như yêu mình”. Hai điều răn này tóm lược tòan thể bộ Luật
Mô-sê. Tuy nhiên xem ra Đức Giê-su đặt nặng điều răn thương người hơn điều răn
mến Chúa như khi Người dạy: “Vậy, nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà
sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại
đó trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật
của mình” (Mt 5,23-24). Chính tình yêu đối với anh em là dấu chỉ chắc chắn nhất
về lòng yêu mến Thiên Chúa như lời Đức Giê-su: “Ở điểm này mọi người sẽ nhận
biết anh em là môn đệ của Thầy, là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,35).
Thánh Gioan cũng đã khẳng định: “Nếu ai nói: Tôi yêu mến Thiên Chúa mà lại ghét
anh em mình, người ấy là kẻ nói dối.Vì ai không yêu thương người anh em mà họ
trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy… Ai yêu mến
Thiên Chúa thì cũng yêu thương anh em mình” (1 Ga 4,20-21). Thế nhưng, chúng ta
phải đối xử với anh em như thế nào?
2)KỶ SỞ BẤT DỤC, VẬT
THI Ư NHÂN:
Truyền thống Do Thái có một câu chuyện như sau: Ngày kia
một người tìm đến với thầy SAMAI, thuộc phái giải thích luật một cách nghiêm
khắc và cho biết mình có ý định tìm kiếm chân lý. Ông hỏi:
“Thầy có thể dạy tôi tóm lược tất cả các lề luật trong thời
gian tôi đứng trên một chân. Vì tôi không thể ở lại Giêrusalem lâu được”. Nghe
nói thế, thầy Samai nổi giận và truyền đuổi ông ra khỏi nhà mình. Không mất
niềm hy vọng, ông ta tìm đến với thầy GILLEN, một người vừa thông thái, vừa cởi
mở lại vừa phóng khoáng. Trước cùng một câu hỏi được đưa ra, thầy Gillen đã trả
lời ngay không cần phải suy nghĩ: “Đừng
làm cho người khác điều anh không muốn họ làm cho anh. Đó là cái cốt lõi của lề
luật. Tất cả những thứ khác, chỉ là để giải thích cho giới luật này mà thôi.
Anh hãy đi và suy nghĩ chín chắn về điều tôi vừa nói”.
Trong Cưu Ước, Tôbia cha đã khuyên Tôbia con như sau: “Điều
con không thích thì đừng làm cho người khác” (Tb 4,15a). Đừng làm cho người
khác điều anh không muốn họ làm cho anh. Tuy mang tính cách thụ động và tiêu
cực, nhưng nếu tuân giữ cho trọn vẹn, thì chúng ta còn phải thực hành rất nhiều
điều khác như: không nói xấu, không ganh tỵ, không trộm cắp và hàng lô những
cái không khác nữa, nhờ đó cuộc sống sẽ được an vui và bản thân sẽ được hạnh
phúc. Nhất là nhờ đó chúng ta sẽ trở nên những môn đệ đích thực của Đức Ki-tô.
Đức Khổng Tử cũng khuyên đồ đệ: “Điều mình không muốn thì
đừng làm cho người khác”. Còn Đức Giê-su dạy các tín hữu chúng ta thực hành theo
hướng tích cực: “”Vậy tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì
chính anh em cũng hãy làm cho người ta, vì Luật Mô-sê và lời các ngôn sứ là thế
đó” (Mt 7,12)
3)HÃY YÊU THƯƠNG NHAU
NHƯ THẦY:
Yêu thương là một trạng thái tình cảm xưa như trái đất, tức
là ngay từ khi có con người trên mặt đất đã có vấn đề yêu thương. Dân tộc nào
cũng dậy yêu thương, tôn giáo nào cũng dậy yêu thương. Trong Cựu Ước, lề luật
Do Thái cũng đã có luật yêu thương, chẳng hạn luật Môsê dạy: “Phải yêu thương
tha nhân như chính mình”. Tới khi Chúa Giêsu xuống thế, Ngài đã giảng dạy yêu
thương, thực hiện yêu thương trọn vẹn tuyệt vời. Điều đặc biệt mới mẻ trong
luật yêu thương Chúa dạy là Ngài nâng luật yêu người lên ngang hàng với luật
mến Chúa, đồng thời coi những hành động yêu thương như dấu chỉ để mọi người
nhận ra môn đệ Ngài và là tiêu chuẩn Ngài căn cứ vào đó để khen thưởng sau này.
Như vậy, luật yêu thương nhau không những là một lời khuyên
mà còn là một lệnh truyền, một sứ mệnh của người Kitô hữu. Vậy chúng ta phải
thực hành luật này thế nào? Nói khác đi, chúng ta phải yêu thương nhau thế nào?
4)THỰC HÀNH ĐIỀU RĂN YÊU
NGƯỜI CỤ THỂ:
Yêu thương không phải chỉ bằng lời nói suông, hay bằng thứ
tình cảm nhất thời, nhưng bằng việc làm cụ thể noi gương Chúa Giêsu như kinh
Thương Người dạy. Trong đó thương xác có bảy mối và thương linh hồn có bảy mối.
Thánh Giacôbê đòi tín hữu phải yêu thương cụ thể như sau: “Giả như có người anh
em hay chị em không có áo che thân và không đủ của ăn hằng ngày, mà có ai trong
anh em lại nói với họ: "Hãy đi bình an, mặc cho ấm và ăn cho no",
nhưng lại không cho họ những thứ thân xác họ đang cần, thì nào có ích lợi gì ?”
(Gc 2, 15-16). “Nhờ hành động mà con người nên công chính, chứ không phải nhờ
đức tin mà thôi” (Gc 2,24).
5)YÊU THƯƠNG CỤ THỂ LÀ
ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC VÀO NƯỚC TRỜI:
Đến ngày tận thế khi đến lần thứ hai để xét xử muôn dân,
Vua Thẩm Phán Giê-su sẽ xét theo tiêu chuẩn bác ái cụ thể như sau: “Bấy giờ Đức
Vua sẽ phán cùng những người ở bên phải rằng: Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc,
hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập
địa. Vì xưa Ta đói các ngươi đã cho ăn. Ta khát các ngươi đã cho uống; Ta là
khách lạ các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng các ngươi đã cho mặc; Ta đau
yếu, các ngươi đã thăm nom; Ta ngồi tù, các ngươi đã đến thăm”…”Ta bảo thật:
Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta
đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,34-36.40.45).
4.THẢO LUẬN:
1)Tập sống vị tha bác
ái, dấn thân hy sinh và quên mình phục vụ tha nhân là lối sống của Đức Giê-su,
đã được thánh Phan-xi-cô tóm lại trong Kinh Hòa Bình mà mỗi tín hữu chúng ta cần
năng đọc hằng ngày và dùng làm nguyên tắc ứng xử với tha nhân. Vậy bạn đã học
thuộc kinh Hòa Bình chưa và đã quyết tâm sống ra sao?
2)Để thực hành lối sống
yêu thương cụ thể nói trên, bạn cần tập sống tình mến Chúa yêu người theo
phương cách nào hữu hiệu nhất?
5.LỜI CẦU:
-Lạy Cha. Thế giới hôm
nay cũng như hôm qua, vẫn có những người bơ vơ lạc hướng vì không tìm được một
người để tin theo; Vẫn có những người đã chết từ lâu mà tưởng mình còn đang
sống; Vẫn có những người bị ám ảnh bởi thần ô uế: ô uế do bạc tiền, do nhục dục,
do hám danh; Vẫn có những người mang nhiều bệnh hoạn: bệnh trong cách nhìn, cách
nghĩ, cách sống; Vẫn có những người đang sống bên lề xã hội, dù không phải là
người phong cùi…
-Xin Cha cho chúng con
nhìn thấy họ và biết chạnh lòng thương họ như Con Cha là Đức Giê-su. Nhưng
trước hết, xin cho chúng con nhìn thấy bản thân chúng con để xin Cha thanh
luyện và ban ơn giúp chúng con ngày một nên hòan thiện noi gương Con Cha là Đức
Giê-su Ki-tô (Viết theo Rabbouni ).
LM ĐAN VINH
www.hiephoithanhmau.com