Chúa Nhật 7 Thường Niên Năm B
Quyền Tha Tội
(Isaia 43,18-19.21-22.24-25; Thư 2 Corintô 1,18-22;
Tin Mừng Marcô 2,1-12)
Phúc Âm: Mc 2, 1-12
"Con Người có quyền tha tội dưới đất".
Sau ít ngày, Chúa Giêsu lại trở về Capharnaum.
Nghe tin Người đang ở trong nhà, nhiều người tuôn tới đông đảo, đến nỗi ngoài
cửa cũng không còn chỗ đứng, và Người giảng dạy họ. Người ta mang đến cho Người
một kẻ bất toại do bốn người khiêng. Vì dân chúng quá đông, không thể khiêng
đến gần Người được, nên họ dỡ mái nhà trên chỗ Người ngồi một lỗ to, rồi thòng
chiếc chõng với người bất toại xuống. Thấy lòng tin của họ, Chúa Giêsu nói với
người bất toại rằng: "Hỡi con, tội lỗi con được tha". Lúc ấy, có một
ít luật sĩ ngồi đó, họ thầm nghĩ rằng: "Sao ông này lại nói thế? Ông nói
phạm thượng. Ai có quyền tha tội, nếu không phải là một mình Thiên Chúa".
Chúa Giêsu biết tâm trí họ nghĩ như vậy, liền nói với họ: "Tại sao lòng các
ông nghĩ như thế? Nói với người bất toại này: 'Tội lỗi con được tha' hay nói:
'Hãy chỗi dậy vác chõng mà đi', đằng nào dễ hơn? Nhưng (nói thế là) để các ông
biết Con Người có quyền tha tội dưới đất". Người nói với kẻ bất toại:
"Ta truyền cho con hãy chỗi dậy, vác chõng mà về nhà". Lập tức người
ấy đứng dậy, vác chõng ra đi trước mặt mọi người, khiến ai nấy sửng sốt và ngợi
khen Thiên Chúa rằng: "Chúng tôi chưa từng thấy như thế bao giờ".
Suy Niệm:
Chúa Nhật VII Thường Niên Năm B
Chúng ta đọc: Isaia 43,18-19.21-22.24-25; Thư 2
Corintô 1,18-22; Tin Mừng Marcô 2,1-12
Thái độ của các Luật sĩ trong bài Tin Mừng hôm
nay có thể khiến chúng ta bực mình. Thấy phép lạ Chúa làm, lẽ ra họ phải hợp ý
với mọi người mà cảm tạ Chúa; nhưng họ lại bắt bẻ Người sang chuyện khác. Tuy
nhiên chúng ta đừng vội tưởng mình không bao giờ có thái độ ấy. Ðọc kỹ bài sách
Isaia, chúng ta thấy dân Dothái ngày xưa cũng như vậy. Và bài thư Phaolô cũng
có thể gợi lên một thái độ tương tự. Thế nên chúng ta hãy xem lại các bài Kinh
Thánh hôm nay để hiểu rõ mình hơn.
1. Một Dân Phản Loạn
Sách Isaia có 66 chương, nhưng rõ ràng không
duy nhất. Nếu phần đầu có nhiều chương gắn liền với đời sống của nhà tiên tri
thật sự, thì từ chương 40 trở đi, người ta không thấy nói đến ông nữa. Và thay
vì nói đến những sự việc xảy ra vào thế kỷ thứ 8 trước kỷ nguyên và động tới
nước Assyria, thì bây giờ lại gợi lên những biến cố của thế kỷ thứ 6 và với
nước Babylonia. Do đó ngày nay người ta có khuynh hướng chia sách Isaia thành 3
quyển. 39 chương đầu làm thành Isaia I; từ chương 40 đến 55 là Isaia II; và
những chương cuối, tức là 55-66 là Isaia III. Ðoạn trính hôm nay thuộc Isaia
II, nói về
Ðó không phải là cảm nghĩ của mọi người ở mọi
nơi và mọi thời sao? Họ tưởng có thể trách Chúa không tốt bằng họ và không
trung tín như họ. Họ vẫn kêu cầu Danh Chúa và đọc kinh đều đều, thế mà sao
dường như Chúa không làm gì cho họ. Ðời họ vẫn không may. Hơn nữa nhiều đau
thương còn dồn dập đổ tới. Chớ gì họ hãy mở tai nghe Lời Chúa nói qua bài sách
Isaia hôm nay.
Người mời họ hãy nhìn xem: kìa Người đang làm
bao sự mới mẻ. Tại sao người ta cứ nhớ đến những chuyện buồn bã cũ kỹ? Một thời
đại mới đang khởi sự mà sao họ không nhìn thấy? Chúa sẽ mở đường đi giữa sa mạc
và sẽ cho có nhiều giòng sông chảy ở những chỗ hoang vu. Ý Chúa muốn nói Người
đang khởi sự cứu dân ra khỏi nơi lưu đày tôi mọi. Lần giải phóng này còn kỳ
diệu hơn khi Người đưa dân ra khỏi Aicập. Ngày trước họ phải đi trong sa mạc
khô cạn và thiếu nước uống; lại phải lang thang quanh quẩn vì không rõ đường
đi. Bây giờ, chính Chúa sẽ mở đường cho dân và dẫn họ đi qua những nơi nhiều
nước uống. Lời sách Isaia dĩ nhiên trực tiếp nói đến việc Chúa đang cứu dân ra
khỏi cảnh lưu đày ở
Những người Dothái chưa nhận ra thời điểm đó.
Họ chỉ nhìn thấy những cảnh khổ trước mắt. Họ chưa thấy ở giữa lòng dân tộc có
một dấu hiệu nào đáng hy vọng. Họ không thể ngờ được Chúa có thể dùng bàn tay
một người lương dân để thực hiện các lời Người đã hứa. Nhất là họ cứ tưởng quá
khứ là vàng son. Hiện tại và tương lai chẳng thể nào sánh được với thời đại xa
xưa. Họ không hiểu gì về Chúa.
Trong bài Isaia hôm nay, Người khẳng định rõ
rệt Người xếp đặt lịch sử cả thế giới, chứ không riêng gì lịch sử Dothái. Người
dùng cả lương lẫn giáo để thi hành kế hoạch chung của Người. Và nhất là Người
luôn luôn làm ra một tương lai tốt đẹp hơn quá khứ. Và nếu chúng ta để ý đến
những từ ngữ trong bài tiên tri này, chúng ta thấy tác giả nói đến vấn đề gây
dựng và tạo dựng những sự mới mẻ, có hạt giống mới, có đất đai mới, có sông
ngòi mới. Ðiều đó có nghĩa rằng Thiên Chúa sáng tạo không ngừng và giải phóng
cứu chuộc cũng là sáng tạo và là sáng tạo kỳ diệu hơn trước đây.
Tuy nhiên, vẫn theo lời sách
Ngược lại, chính Chúa mới là đấng trung thành.
Người đã hứa thì Người sẽ làm. Người đã chọn dân thì Người sẽ không bỏ, cho dù
họ bất tín. Chính Người sẽ quên tội lỗi của dân để thi hành cho họ những việc
kỳ diệu có sức hoán cải lòng họ và biến họ nên một tạo vật mới.
Ðó là những lời mà Chúa đã dùng tác giả sách
Isaia để nói với người
2. Một Hạng Người Chống Ðối
Thánh Marcô lồng cuộc đối thoại gay gắt giữa
Ðức Yêsu và các luật sĩ vào giữa bài tường thuật phép lạ chữa một người bất
toại. Và như vậy rõ ràng người muốn làm nổi bật cuộc đối thoại đó lên, hầu cho
độc giả thấy Ðức Yêsu đã bắt đầu gặp những sự chống đối sẽ đưa Ngài đến Núi Sọ.
Câu truyện xảy ra như thế này. Hôm ấy Chúa Yêsu
lại vào thành Capharnaum. Nghe tin, người ta tuốn đến nhà Người đang ở. Nhà
nào? Thánh Marcô không nói rõ, để chúng ta hiểu rằng đó là nhà của Chúa, nhà
Người đã chọn để làm công việc của Người, là giảng Lời Chúa cho người ta.
Phải nhận rằng danh tiếng Người bây giờ đã lớn.
Người ta đông đến nỗi phải đứng ra tận cổng. Chẳng tìm được lối vào, 4 người
khiêng một kẻ bất toại phải hì hục mang bệnh nhân lên mái nhà, rỡ ra một lỗ
trống, rồi thòng kẻ liệt xuống trước mặt Người. Thấy lòng tin của họ, Chúa liền
bảo bệnh nhân: "Này con, tội lỗi của con đã được tha".
Người ta muốn Chúa chữa bệnh. Nhưng Chúa lại
nhìn vào lòng tin của người ta và Người đáp lại bằng cách tha tội cho họ. Người
tỏ ra luôn luôn "tìm kiếm Nước Trời trước", còn mọi sự khác sẽ theo
sau.
Nhưng chính ở bình diện thâm sâu này mà Người
gặp chống đối. Mấy ông luật sĩ "ngồi đó" quan sát sự việc đã vội nghĩ
trong lòng rằng: "Sao ông lại nói như vậy? Rõ ràng là lộng ngôn, vì ai tha
tội được nếu không phải là Thiên Chúa". Nói thật ra, họ nghĩ như vậy cũng
phải. Có điều tại sao họ lại không nghĩ chỉ có Thiên Chúa mới chữa được nhiều
thứ bệnh một cách dễ dàng như Ðức Yêsu đã làm? Ai có thể dùng lời nói chữa khỏi
một người bất toại, nếu không phải là Thiên Chúa? Phải chăng vì là luật sĩ, họ
chỉ ngồi nghĩ đến Luật, và không biết mở mắt nhìn ra cuộc sống để thấy chúa
đang làm nhiều sự mới mẻ như trừ quỷ chữa bệnh v.v...? Nếu nhìn, họ sẽ phải bỡ
ngỡ mà nói như mọi người: thật chưa bao giờ thấy như vậy. Và bấy giờ họ sẽ có
khả năng đón nhận thêm những sự mới mẻ mà Thiên Chúa muốn làm cho họ. Họ sẽ vô
cùng sung sướng thấy ở giữa mình có Vị có thể tha tội vì Người cũng đã chữa
bệnh được một cách lạ lùng. Và như vậy Thiên Chúa đã thực hiện mọi lời hứa, vì
lời các tiên tri vẫn nói: "Chúa sẽ rửa dân sạch mọi tội ác".
Ðặc biệt, Ðức Yêsu đã muốn xử dụng từ ngữ
"Con Người" khi nói với họ để gợi đến lời tiên tri Daniel. Ông này
loan báo Con Người sẽ đến xét xử. Vậy khi đồng hóa mình là Con Người, Ðức Kitô
muốn mạc khải cho họ biết Người có quyền tha tội. Và để làm chứng điều ấy,
Người truyền cho kẻ bất toại đứng lên vác giường mà đi để mọi người phải bỡ ngỡ
và tin rằng Thiên Chúa đang ở giữa họ.
Rất tiếc là bọn luật sĩ không chịu thua. Họ
đinh ninh ông Yêsu này lộng ngôn. Họ duy trì cái tâm lý của người Dothái ở thời
Isaia như chúng ta đã thấy trong bài đọc thứ nhất. Ðó là tâm lý tự mãn, tự tôn,
cho mình là có lý và không mở mắt đón nhận những việc mới mẻ kỳ diệu mà Chúa
đang muốn làm cho loài người để họ được rửa sạch và trở nên tạo vật mới.
Ðiều lạ là thứ tâm lý đó dường như không biết
dừng lại. Nó đã có trong dân
3. Một Giáo Ðoàn Bất An
Chắc chắn thánh tông đồ đã phải đau lòng khi
viết ra những lời này. Người đã hy sinh nhiều năm tháng cho giáo đoàn Côrintô.
Họ đã nhận được đức tin nhờ người. Nhưng người vừa đi thì nhiều tông đồ giả đã
đến quấy phá... Người phải viết một thư để dạy dỗ. Không xong, người đã phải
trở lại Côrintô để dàn xếp công việc. Trước khi ra đi, người hứa sẽ trở lại
nữa. Nhưng rồi không trở lại được, người còn nghe nói có nhiều dư luận xúc phạm
tới người. Người phải viết một thư thứ hai. Thư này mất rồi, nhưng nó đã có tác
động tốt, khiến thánh Phaolô lại viết bức thư mà hôm nay chúng ta trích đọc để
ôn tồn và dứt khoát giải quyết mọi vấn đề.
Trong đoạn thư hôm nay, thánh tông đồ gợi lại
việc dân Côrintô trách người không giữ lời hứa mà trở lại thăm họ, để "đối
chất" với họ nếu ta có thể nói được như vậy. Họ trách người là hứa một
đàng làm một nẻo, có có, không không, không ra gì cả. Họ nghi ngờ chính bản
chất con người của các tông đồ khiến thánh Phaolô thật buồn. Và vì thế ở đây
người không biện minh cho việc vì sao người đã không trở lại thăm họ. Người
muốn trả lời cho ý nghĩa sâu xa của họ là chính lòng nghi ngờ bản chất con
người tông đồ của Chúa.
Người nói: Thiên Chúa là đấng trung tín. Con
Thiên Chúa, là Ðức Yêsu Kitô cũng là đấng trung tín. Ở nơi Người không có gì
Thiên Chúa hứa mà không thực hiện. Người đã trở thành "có" hoàn toàn,
chứ không phải vừa "có" vừa "không". Chính Người là sự
"có" toàn diện của mọi lời Thiên Chúa đã hứa... Nên Người là Ðấng
Trung tín như Thiên Chúa là Ðấng Trung tín. Và bây giờ các tông đồ, những người
rao giảng Ðức Kitô, rao giảng sự "có" của mọi lời Thiên Chúa hứa, có
lẽ nào các tông đồ lại không trung tín? Hơn nữa, họ còn được Thánh Thần
"củng cố", xức dầu và "niêm ấn" bằng bao dấu thiêng điềm
lạ. Thế thì làm sao các tông đồ lại không phải là những người trung tín, đáng
tin tưởng?
Lời thánh Phaolô thật thắm thiết... Chắc chắn
nó đã làm cho giáo dân Côrintô suy nghĩ. Phụng vụ hôm nay cũng ao ước nó có thể
tác động lòng trí chúng ta. Cái tâm lý tự tôn coi mình là trung tín còn kẻ khác
là bất tín là tâm lý khá phổ thông. Nó đã có trong dân
Nhưng cả ba bài Kinh Thánh hôm nay muốn mời
chúng ta nhìn xa hơn để thấy việc Chúa đang làm. Một tương lai mới đang được
Người xây dựng qua bao nhiêm thực hiện trong xã hội loài người hiện nay. Chúng
ta được mời gọi đón nhận những ơn mới mẻ của kế hoạch cứu thế. Nếu có điều nào
phải được coi như tiêu chuẩn để thẩm định, thì chỉ có thể là ơn tha thứ tội
lỗi, ơn thánh hóa đang đổi mới con người. Ở đâu ơn đó đang làm việc chúng ta
hãy bắt tay vào để cảnh Trời mới Ðất mới mà Chúa đã hứa càng ngày càng trở nên
cụ thể.
Suy nghĩ như vậy, chúng ta mới thấy thánh lễ
này cần thiết và bổ ích. Chúng ta cần được ơn phục sinh để trở nên tạo vật mới
trong thánh lễ này để sau đó có hành động mới và đời sống mới.
Thay vì tâm lý bứt rứt với những truyện cũ kỹ
và buồn bã, chúng ta sẽ có nhiệt tình đi vào tương lai mới mà ở mọi nơi Thiên
Chúa đang gầy dựng qua hoạt động của con người, để đi đến một cuộc sống tốt đẹp
và hạnh phúc cho tất cả các con cái Chúa. Chúng ta hãy có niềm tin như vậy và
tuyên xưng đức tin ấy để dâng lễ sốt sắng và hữu hiệu.
(Trích dẫn từ tập sách Giải Nghĩa Lời Chúa của
Ðức cố Giám Mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm)