Lễ Chúa Giáng Sinh
Thánh Lễ Nửa Ðêm
Bài Học Giáng Sinh
(Ys 9,2-4.6-7; Tt 2,11-14; Lc 2,1-14)
Phúc Âm: Lc 2, 1-14
"Hôm nay Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho
chúng ta".
Ngày ấy, có lệnh của hoàng đế Cêsarê Augustô
ban ra, truyền cho khắp nơi phải làm sổ kiểm tra. Ðây là cuộc kiểm tra đầu
tiên, thực hiện thời Quirinô làm thủ hiến xứ
Sự việc xảy ra trong lúc ông bà đang ở đó, là
Maria đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa, và bà đã hạ sinh con trai đầu lòng. Bà
bọc con trẻ trong khăn vải và đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm
được chỗ trong hàng quán.
Bấy giờ trong miền đó có những mục tử đang ở
ngoài đồng và thức đêm để canh giữ đoàn vật mình. Bỗng có thiên thần Chúa hiện
ra đứng gần bên họ, và ánh quang của Thiên Chúa bao toả chung quanh họ, khiến
họ hết sức kinh sợ. Nhưng thiên thần Chúa đã bảo họ rằng: "Các ngươi đừng
sợ, đây ta mang đến cho các ngươi một tin mừng đặc biệt, đó cũng là tin mừng
cho cả toàn dân: Hôm nay Chúa Kitô, Ðấng Cứu Thế, đã giáng sinh cho các ngươi
trong thành của Ðavít. Và đây là dấu hiệu để các ngươi nhận biết Người: Các
ngươi sẽ thấy một hài nhi mới sinh, bọc trong khăn vải và đặt nằm trong máng
cỏ".
Và bỗng chốc, cùng với các thiên thần, có một
số đông thuộc đạo binh thiên quốc đồng thanh hát khen Chúa rằng: "Vinh
danh Thiên Chúa trên các tầng trời, và bình an dưới thế cho người thiện
tâm".
Giới Thiệu Mùa Giáng Sinh
Mùa Vọng đưa ta sang Mùa Giáng sinh. Chúng ta
đã nỗ lực trong Mùa Vọng, thì lại càng phải biết sống Mùa Giáng sinh. Vì Mùa
Vọng chỉ là đường dẫn tới đích điểm là Mùa Giáng sinh; và người ta đi đường là
cốt để đi tới nơi định đến. Nếu đến nơi mà không thấy gì, được gì thì công lao
đi đường thật là uổng phí. Do đó chúng ta phải tìm cho được nhiều ơn trong Mùa
Giáng sinh này để bõ công nỗ lực trong Mùa Vọng.
Thế mà có người tưởng chỉ cần dự lễ Giáng sinh
là xong, dường như thể cả Mùa Vọng chỉ để chuẩn bị cho Thánh lễ Giáng sinh. Dự
lễ Ðêm hay lễ Ngày xong là hết, là nghỉ. Phụng vụ Mùa Giáng sinh không còn lôi
cuốn họ nữa, đang khi rõ ràng Giáo hội lại muốn cống hiến cho con cái mình quá
nhiều mầu nhiệm phong phú trong một thời gian tương đối ít ngày.
Nhưng trong số ít ngày này, Phụng vụ vẫn muốn
trải ra trước mắt ta mọi khía cạnh của mầu nhiệm Chúa sinh ra làm người để làm
giàu cho đời sống chúng ta. Phúc cho ai để tâm chiêm ngưỡng, suy nghĩ Phụng vụ
Mùa Giáng sinh này hầu đón nhận được mọi Ơn Chúa đem tới.
Ðó là những ơn nào?
Chắc chắn không phải là những ơn mà đa số
Sau này, khi lớn lên và nhất là khi đi giảng
đạo, chịu chết để cứu chuộc chúng ta, Ðức Kitô sẽ cho chúng ta thấy rõ Ngài đem
đến cho chúng ta những ơn gì. Nhưng trong mầu nhiệm Giáng sinh, Ngài chỉ là một
Hài Nhi. Và như mọi sơ sinh, Ngài mang đến một sự hiện diện phong phú, một vẻ
trong trắng dễ thương, một bầu khí ấm áp tình người. Ðó không phải là những ơn
nhỏ bé đâu! Ta hãy nghĩ tới những ơn lành mà một hài nhi chào đời có thể mang
lại cho gia đình em nói riêng và cho nhân loại nói chung. Một em bé sinh ra
không những đóng góp thêm một sự hiện diện cho gia đình nhân loại, nhất là khi
em đó lại là đứa con đầu lòng và là đứa con duy nhất của gia đình. Cha mẹ em
vui mừng dĩ nhiên. Ðấy là kết quả của tình yêu! Hai người cảm thấy như được
thăng tiến. Lần đầu tiên họ đóng góp cho đời một cái gì thật là bởi thịt máu
mình. Họ nở mày nở mặt khi nhìn vào em bé. Chính vẻ vô tội, trong trắng hồn nhiên
làm cho khuôn mặt của họ rạng ngời. Họ yêu đời hơn vì từ nay có một sự sống như
đang mấp máy, giãy giụa trong cuộc đời họ. Ðó chỉ là những ơn lành tự nhiên mà
một hài nhi mới đem lại cho gia đình, chưa kể tương lai của bất cứ em bé mới
sinh nào cũng có thể rất vẻ vang.
Còn nói gì đến những ơn vô hình mà Hài Nhi
thành Bêlem mang lại! Vì đây là Con Một Thiên Chúa sinh ra làm người, là hiện
thân của Tình Yêu Chúa Cha đã yêu thương loài người đến nỗi ban cả Con Một Ngài
cho ta, là đối tượng của Lời Hứa từ bao ngàn năm lịch sử và là Ân Ban bao gồm
mọi ơn thiêng quá khứ, hiện tại và tương lai. Phụng vụ Mùa Giáng sinh mời gọi
chúng ta chiêm ngưỡng khám phá, đón nhận Hồng Ân cao cả này. Chúng ta chỉ nên
sợ không có đủ giờ nhận thức được và lãnh hội được mọi khía cạnh phong phú, chứ
không thể dại dột coi nhẹ việc suy niệm mầu nhiệm Mùa Giáng sinh.
Phụng vụ đề ra ba đề tài chủ yếu: Chúa Giáng
sinh, Ðức Maria Mẹ Thiên Chúa và lễ Hiển Linh. Ðề tài I dĩ nhiên phong phú hơn
cả. Nhưng chúng ta phải nhờ Ðức Mẹ Thiên Chúa để chiêm ngưỡng Chúa Hài Nhi. Và
chúng ta phải hân hoan nhìn thấy: Kìa ơn cứu độ Chúa mang tới đang soi sáng các
dân tộc. Mầu nhiệm Chúa Giáng sinh vì thế chỉ hoàn tất trong mầu nhiệm Chúa
Hiển linh, không phải chỉ hiển linh theo kiểu ngày trước khi Ngài kêu gọi ba
nhà đạo sĩ ở phương Ðông đến thờ lạy, nhưng Ngài sẽ chỉ hiển linh hoàn toàn khi
trở lại sau này trong vinh quang để vĩnh viễn đưa tất cả chúng ta vào trong
hạnh phúc bất diệt.
Mùa Giáng sinh vì thế vẫn chưa thực sự chấm dứt
Mùa Vọng. Nó chỉ đem lại ơn Nghĩa tử để chúng ta có tâm tư hành động như Con
Một Thiên Chúa Giáng sinh làm người, hầu hằng ngày lấy thánh Ý Chúa Cha làm lẽ
sống, đi vào kế hoạch cứu thế của Thiên Chúa chúng ta.
Lễ Chúa Giáng Sinh
Mọi sự đã sẵn sàng để chúng ta cử hành Lễ Chúa
Giáng Sinh. Phụng vụ tỏ ra tưng bừng và phong phú. Ai cũng chú trọng đến Thánh
Lễ Nửa Ðêm; nhưng lễ Rạng Ðông và Ban Ngày cũng đầy đủ ý nghĩa. Cớ sao lại muốn
cử hành Thánh Lễ đúng Nửa Ðêm? Và tại sao lại còn thêm hai thánh lễ Rạng Ðông
và Ban Ngày?
Chúng ta đã biết: chẳng ai có thể chắc chắn về
ngày giờ Chúa sinh ra. Nhưng người ta đã chọn ngày Ðông Chí để khẳng định chính
Ðức Kitô mới là Mặt Trời Công Chính đến đem ánh sáng và sự sống mới vào thế
gian. Và như người ta quen tính ngày từ nửa đêm, Ðức Kitô cũng phải sinh ra vào
lúc 0 giờ để thật sự được coi như là mặt trời bắt đầu mọc lên từ đúng nửa đêm.
Ánh sáng mới, sự sống mới, cuộc đời mới, lịch sử mới bắt đầu từ lúc 0 giờ. Và
giờ Chúa sinh ra phải được dùng để tính kỷ nguyên mới của ta hiện nay.
Nhưng khi chọn lúc Nửa Ðêm làm giờ Chúa sinh
ra, Phụng vụ đã không nghĩ trước tiên đến khía cạnh mới mẻ của lúc 0 giờ. Khía
cạnh đạo đức mới là yếu tố quyết định. Bầu khí tĩnh mịch của đêm khuya giúp con
người dễ suy niệm, cầu nguyện và kết hợp với Thiên Chúa hơn lúc ban ngày...
Khác với tập tục Do Thái giáo, ngay từ buổi ban đầu Giáo hội đã có thói quen
"canh thức". Và như vậy để noi gương Ðức Kitô thường thích cầu nguyện
trong đêm khuya và để theo lời Người dạy: hãy tỉnh thức và cầu nguyện vì Con
Người sẽ đến như kẻ trộm. Giáo hội đã bắt đầu canh thức khi cử hành mầu nhiệm
Phục sinh. Giáo hội thấy các biến cố trọng đại nhất trong lịch sử cứu chuộc đều
xảy ra vào lúc đêm khuya: nào khi Chúa cứu dân ra khỏi Ai Cập, nào lúc Chúa lập
Phép Thánh Thể và khi Ngài sống lại. Việc Chúa Giáng sinh nằm trong Lịch sử đó,
và là biến cố then chốt. Sách Khôn ngoan đã có lời: "Trong khi màn thinh
lặng êm ru gói cả vạn vật và đêm nhẹ bước chạy được nửa đường, lời toàn năng
của Chúa đã rời ngai trời xuống thế" (18,14). Lời sách viết về thần sứ
xuống giết con đầu lòng đất Aicập để giải phóng dân. Nhưng lời ấy sẽ chân thật
biết bao nếu áp dụng vào việc Chúa giáng thế vì chính Người mới thật là Ðấng
đến để cứu thế. Phụng vụ đã căn cứ vào lời trên và vào thói quen canh thức để
ấn định Giờ Chúa sinh ra vào 0 giờ và cử hành Thánh Lễ Giáng Sinh vào Nửa Ðêm.
Ở Yêrusalem, Giáo hội dâng lễ Ðêm tại Bêlem.
Sau lễ, tín hữu về tới Yêrusalem thì trời vừa bừng sáng. Ðền thờ Chúa sống lại
thu hút mọi người vào đó để liên kết hai mầu nhiệm Giáng sinh và Phục sinh lại
với nhau để thấy Lễ nào cũng chỉ đem lại tinh thần mới và đời sống mới. Thế là
có Thánh lễ Rạng Ðông. Còn lễ Ban Ngày dần dần trở thành cần thiết để mọi người
có thể mừng Ngày Chúa đản sinh trong bầu khí long trọng dễ tổ chức. Mọi nơi khác
đã lần lượt bắt chước Giáo hội Yêrusalem.
Phụng vụ cử hành ba Thánh Lễ Ngày Chúa Giáng
Sinh và gán cho mỗi Thánh Lễ một ý nghĩa riêng biệt. Thánh lễ Nửa Ðêm chú trọng
đến Ánh Sáng từ trời cao đã xé màn đêm xuống soi sáng địa cầu, đưa ta đi vào
suy niệm việc Giáng sinh của Ngôi Lời Thiên Chúa. Thánh lễ Rạng Ðông khuyên ta
theo gót các mục đồng đi thờ lạy Hài Nhi mới sinh. Còn Thánh lễ Ban Ngày giới
thiệu cho ta thấy "Một Con Trẻ đã sinh ra" để vĩnh viễn ở với chúng
ta hàng ngày.
Chúng ta hãy đi vào từng Thánh Lễ.
Suy Niệm:
(Ngày 24 Tháng 12 Lễ Chúa Giáng Sinh - Thánh Lễ
Nửa Ðêm)
(Ys 9,2-4.6-7; Tt 2,11-14; Lc 2,1-14)
Bài Tin Mừng Luca hấp dẫn, đến nỗi chúng ta như
quên hai bài đọc trước. Nhưng có lẽ chúng ta vẫn sẽ phải trở về để hiểu rõ bài
Tin Mừng hơn và để nhận ra thái độ đạo đức phải có trước mầu nhiệm Chúa Giáng
Sinh.
A. Việc Chúa Sinh Ra
Luca là tác giả duy nhất nói tỉ mỉ việc Chúa
Giáng sinh. Ông viết quyển Tin Mừng của ông sau hai thánh Matthêô và Marcô. Và
ông lại viết cho những người sống ở ngoài đất
Không những thế, Luca còn bắt chước các văn sĩ
cổ điển của La-Hy. Viết về một nhân vật xuất chúng không những phải kể lại đúng
biến cố đã xảy ra nhưng còn phải cho độc giả thấy ngay vẻ xuất chúng qua nhân
vật ấy. Luca sung sướng tiếp nhận lối hành văn của người đồng thời để giới
thiệu hai mầu nhiệm của việc Chúa Giáng sinh, cũng là hai bản tính trong Hài
Nhi vừa sinh ra ở Bêlem.
Bài Tin Mừng rõ ràng có hai phần. Phần trên kể
lại sự kiện trên bình diện loài người; việc Chúa sinh ra rất chân thực, không
có gì khác lạ. Nhưng trong phần sau, Luca đã lấy ánh sáng bởi trời, ánh sáng
của đức tin siêu nhiên để bảo ta nhận biết Hài Nhi vừa sinh ra kia là Thiên
Chúa. Cả hai khía cạnh tự nhiên và siêu nhiên được chú trọng như nhau để nói
lên sự kiện Ðức Kitô là Con người - Thiên Chúa và ta phải nhìn nhận nơi Con Trẻ
thành Bêlem cả nhân tính lẫn thiên tính.
Nói thế chứ cả khi kể lại việc Chúa sinh ra
trên bình diện loài người, Luca cũng đã tỏ ra là một cây bút rất đạo đức. Ông
xác định thời buổi Chúa sinh ra dưới thời César-Augustô và Quirinô bấy giờ là
Tổng trấn Syri. Rõ rệt hơn nữa, sự việc đã xảy vào đúng lúc kiểm tra dân số. Và
Chúa đã Giáng sinh tại một địa điểm rõ ràng: ở Bêlem xứ Yuđê, và trong một hoàn
cảnh cụ thể: hai ông bà Yuse và Maria không tìm được nơi nào trong quán trọ,
nên phải đặt Hài Nhi chỗ máng ăn của súc vật. Với những nét tả chính xác như
vậy, Luca làm cho người ta thấy Ðức Kitô thật là một người, đã sinh ra trong
thời gian và không gian nhất định và đã phải chấp nhận một hoàn cảnh lịch sử cụ
thể. Ai muốn kiểm chứng cũng có thể làm được. Nên không một ai có thể phủ nhận
bản tính loài người nơi Ðức Kitô, và hết thảy chúng ta phải đón nhận Người như
là một anh em trong số loài người chúng ta.
Nhưng đồng thời khi kể lại câu chuyện lịch sử
ấy, Luca còn để ý đến khía cạnh Tin Mừng. Như Ðức Kitô sẽ cho ta thấy sau này,
Tin Mừng của Người luôn luôn gắn bó với đức Khó nghèo và mầu nhiệm Tử nạn.
Thiên Chúa luôn ban Tin Mừng cứu độ qua các phương tiện tầm thường và đòi cố
gắng hy sinh. Việc Chúa Giáng sinh mang ơn cứu độ đến, đã xảy ra trong cảnh khó
nghèo và như bị chèn ép, bỏ rơi, hất hủi. Luca cho ta thấy ngay bộ mặt đế quốc
to lớn của César-Augustô thời bấy giờ với sức mạnh vô địch truyền kiểm tra khắp
nơi. Còn Chúa mang ơn cứu độ đến thì sinh ra làm một Hài Nhi nằm trong máng ăn
của súc vật. Người không tìm được chỗ đứng nào trong xã hội và bị hất hủi. Người
sẽ xây dựng lại hạnh phúc cho loài người từ thân phận nghèo hèn, đói rét.
Và để làm nổi bật khía cạnh tin mừng cứu độ,
Luca đã dùng lại phương pháp của Cựu Ước. Ông mô tả việc Chúa Giáng sinh theo
kiểu so sánh, biền ngẫu. Ðoạn văn này mà được đọc với đoạn Tin Mừng kể chuyện
Yoan Tẩy Giả sinh ra, sẽ cho ta thấy rõ thâm ý của tác giả muốn dùng lại kiểu
viết văn so sánh của Cựu Ước. Và chúng ta có thể thấy ông dùng lại những từ của
sách Khởi nguyên 25,24 để hàm ý Ðức Kitô vượt xa Yoan Tẩy Giả và Yacob (cũng
gọi là Israel), nên Ngài thật là Israel mới, là Con Thiên Chúa, là Dân Mới của
Thiên Chúa.
Xác quyết như vậy cũng chưa đủ, Luca trong phần
còn lại của bài Tin Mừng còn giới thiệu với chúng ta chân tướng đích thực của
Hài Nhi và những ơn Người mang lại cho ta. Người là Thiên Chúa vì ánh sáng của
Thiên Chúa phủ trên Người và bao nhiêu thần đang thờ lạy xướng ca. Người đến
không mang theo sự sợ hãi như trong thời Cựu Ước mỗi lần có việc Chúa hiển
linh; trái lại, Người mang theo Tin Mừng to lớn cho toàn dân, vì Người là Cứu
Chúa. Người ta chỉ đón nhận Ơn đó nếu chấp nhận "dấu chỉ" của Thiên
Chúa, tức là chấp nhận tính cách khó nghèo và con đường thập giá của Phúc Âm.
Lúc đó người ta sẽ thấy vinh quang của Chúa và vinh quang ấy đem lại an bình vì
họ thấy rõ mình được Chúa thương.
Như vậy, bài Tin Mừng Luca quá súc tích. Nó cho
ta không những đề tài phong phú để suy nghĩ mà còn gợi lên nhiều thái độ phải
có đứng trước mầu nhiệm Chúa Giáng sinh. Ta hãy nhận thức nhờ sự hỗ trợ của hai
bài đọc trước.
B. Bài Học Giáng Sinh
Isaia từ ngàn xưa đã nhìn thấy việc Hài Nhi
sinh ra cho ta đêm nay là như một luồng sáng mạnh đến mở măt cho ta đang lẩm
cẩm đi trong bóng tối sự chết. Ðời sống con người từ trước tới nay như chỉ luẩn
quẩn trong cảnh chém giết bóc lột lẫn nhau. Nay Ðấng kỳ diệu đến mang lại hòa
bình và tình thương. Người bẻ gãy mọi ách nô lệ, không bằng sức mạnh nhưng bằng
thiên tính mà Yoan đã định nghĩa là Tình Yêu, và Phaolô trong thư đọc hôm nay
đã khẳng định yêu thương là hiện thân cứu chuộc. Thiên Chúa trong mầu nhiệm
Giáng sinh hiện thân để cứu chuộc chúng ta. Vì loài người chúng ta mà Người đã
xuống thế. Phụng vụ bảo ta hãy quỳ gối thờ lạy mầu nhiệm này. Nhưng rồi Phụng
vụ lại bảo ta đứng lên đi theo con đường Người đã đi, là xả thân cứu đời.
Chúng ta chỉ mừng lễ Chúa Giáng sinh cách xứng
đáng khi nghe lời Phaolô khuyên bảo Titô: hãy để cho Ơn Chúa Cứu Thế dạy dỗ
mình từ bỏ mọi ham muốn thế tục và ích kỷ, tập sống công bình và đạo hạnh ở đời
này, để đi đến niềm trông đợi hạnh phúc vinh quang. Mừng lễ Chúa Giáng sinh như
vậy là suy nghĩ về nguyên nhân nào đã tạo nên cảnh bất hạnh trong đời sống con
người trước đây, nhận thức giá trị đường lối đạo đức công bình của Tin Mừng khó
nghèo và bác ái; để xây dựng hòa bình hạnh phúc cho mọi người. Dĩ nhiên Chúa
sinh ra để cứu ta khỏi tội, nhưng tội lội cụ thể là tất cả những chướng tai gai
mắt, bất công bóc lột giam giữ con người trong thế lực phi nhân phi nghĩa của
đồng tiền và dục vọng.
Ơn Thánh Thể mà chúng ta lãnh nhận trong Thánh
Lễ này chính là thiên tính và thần lực để giúp chúng ta bắt đầu nếp sống mới,
bỏ mọi dục vọng vị kỷ hầu sống cho mọi người, như Ðức Kitô đã giáng sinh làm
người chỉ vì hết thảy mọi người chúng ta.
(Trích dẫn từ tập sách Giải Nghĩa Lời Chúa của
Ðức cố Giám Mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm)