cuỘc
thương khó cỦa ĐỨc Giêsu
(Máccô
14,01-15,47 CN Lễ Lá – B)
1.- Bố cục
Bài
Thương Khó tự nó đã là một khối chất liệu phong phú giúp cá nhân cũng
như cộng đoàn suy niệm. Để có điểm tựa cho việc suy ngẫm này, chúng ta có thể
tìm hiểu cấu trúc bản văn.
Đôi
khi người ta cho rằng Mc là tác giả
viết không hay mấy. Thật ra không phải thế. Ở đây chỉ nguyên việc nghiên cứu
cấu trúc của bài Thương Khó, chúng ta đã nhận ra một nền thần học sâu sắc nằm
chìm trong đó. Bản văn có thể chia thành hai phân đoạn:
1.
Mc 14,1-21. Phân đoạn này có
cấu trúc đồng tâm như sau:
Nhiều cc. 1-2: Giới
lãnh đạo
âm mưu giết Đức Giêsu
B cc. 3-9: Xức dầu tại Bêtania
C cc. 10-11: Giuđa phản
bội
B’ cc. 12-16: Chuẩn bị ăn Lễ Vượt Qua
Nhiều’ cc. 17-21: Đức Giêsu báo trước Giuda sẽ phản
bội
Cấu trúc này nhắm vào
hành vi phản bội của Giuđa NHIềU, đã được chuẩn bị bởi cuộc âm mưu của giới
chức tôn giáo (Nhiều) và được Đức Giêsu loan báo (Nhiều’). Ở bên trong cái
khung này, có việc xức dầu ở Bêtania, được coi như lời báo trước cái chết của Đức
Giêsu (B), còn các việc chuẩn bị cho bữa tiệc Vượt Qua là như những lời tiên
báo về cuộc phục sinh của Đức Kitô (B’). Nằm ngay trọng tâm việc Đức Giêsu cứu
độ chúng ta nhờ cái chết và sự sống lại của Người, là hành vi phản bội của
Giuđa.
2. Mc 14,22-16,8. Phân đoạn thứ hai này cũng có cấu trúc đồng
tâm như sau:
Nhiều 14,22-25: Lập Bí tích Thánh Thể
B 14,26-31: Phêrô sẽ chối Thầy
C 14,32-52: Tất cả các môn đệ chạy trốn
D 14,53-65: Đức Giêsu tự xưng là Con Thiên
Chúa, còn thầy thượng tế thì xé áo
E 14,66-72: Đáp lại Đức Giêsu tuyên xưng niềm
tin, Phêrô chối ba lần
F 15,1-15: Kết án vua dân Do Thái
G 15,16-20a: Tôn vương vua dân Do Thái
F’ 15,20b-27: Thi hành án tử cho vua dân Do Thái
E’ 15,19-32: Ba lần Đức Giêsu bị chế nhạo
D’15,33-39:
Đáp lại sự chế nhạo, một người ngoại tuyên bố Người là Con Thiên Chúa.
Màn Đền thờ xé ra
C’15,40-41:
Các phụ nữ đứng đó (họ đã đi theo và phục vụ Đức Giêsu: đây là tư cách của
người môn đệ)
B’ 15,42-47: Cái chết của Đức Giêsu làm phát sinh
các môn đệ mới
Nhiều’ 16,1-8: Đức Giêsu phục sinh là Đấng đang
sống.
Bản
văn đúng là một khảo luận thần học về Đức Kitô, về các môn đệ, Bí Tích
Thánh Thể, tương quan giữa Đức Giêsu và các cơ cấu phượng tự
Nhiều-Nhiều’
cho thấy Bí Tích Thánh Thể như là nơi Đức Giêsu đang sống hôm nay trong Họi
Thánh. C-C’ cho thấy người môn đệ đích thực không những là người đã bước theo
Đức Kitô, nhưng còn là người đã “phục vụ” (giúp đỡ) Người. Đấng Chịu đóng đinh,
Đấng vừa được tôn vương, theo kiểu khôi hài nhưng có thật (G) không là ai khác
mà là chính Con Thiên Chúa (D-D’), nghĩa là Đấng làm trọn niềm chờ mong của Cựu
Ước, là Đấng Mêsia, vua dân Do Thái (F-G-F’)(như thế đã kết thúc dự phóng của Mc là nhắm cho thấy rằng quả thật Đức
Giêsu là “Đấng Kitô, Con Thiên Chúa”, Mc 1,1). Các phân đoạn D và D’ còn cho
thấy rằng nếu người ngoại giáo có thể tuyên xưng rằng Đức Giêsu là Con Thiên
Chúa là bởi vì với cuộc Thương Khó của Người, Người đã chấm dứt chế độ tư tế
Lêvi (theo Luật, cấm thầy thượng tế xé áo, x. Lv 21,10) và việc phục dịch Đền Thờ là việc bị cấm đối với người
ngoại (điều này được cho thấy qua việc màn trường Đền Thờ xé ra).
Tất
cả mọi điều này đã có thể xảy ra bởi vì Đức Kitô đã bị đóng đinh và, như phân
đoạn thứ nhất 14,1-21 nhắc nhớ, cũng là vì Giuđa đã phản bội…
+ Kết
luận
Trọng
tâm của cuộc Thương Khó là Đức Giêsu. Người đã khởi đầu cuộc sống công khai
bằng việc loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa và kêu gọi những môn đệ hợp tác với
Người. Thế là “con đường” đã thành hình do các lời nói và cách sống của Người.
Tuy nhiên, Đức Giêsu han tục gặp phải sự ngu dốt và trì trệ của các môn đệ.
Người cũng đã bị dân Nadarét loại trừ và đám đông không hiểu. Ngược lại có
những tín hiệu cho thấy dân ngoại sẵn han đón tiếp Người hơn: truyện người phụ
nữ xứ Xyri và việc bánh hóa nhiềuều còn dư bảy giỏ (để dành cho người vắng
mặt!). Đức Giêsu đã kết thúc sứ vụ Galilê trong tình trạng tranh tối tranh han
của các môn đệ.
Cuộc Thương Khó của Đức
Giêsu là cơ hội để vạch rõ gương mặt thật của tất cả mọi con người đã từng có
cơ hội tiếp xúc với Đức Giêsu, và cũng là khoảng thời gian chứng minh cao độ
nhất tư cách của Đức Giêsu là Đấng Cứu thế và ơn cứu độ viên mãn Thiên Chúa
muôn ban cho loài người qua Con của Ngài. Cần chiêm ngắm những chọn lựa của Đức
Giêsu. Người có thể tránh khỏi cái chết, nhưng Người là sẵn han nạp mình. Người
có thể lợi dụng đám đông để gây ra một cuộc đảo lộn để gây thanh thế,
nhưng Người lại im lặng, chịu cảnh cô đơn. Người có thể vận dụng quyền lực của
“Con Người ngự bên hữu Đấng Toàn Năng” để tự giải thoát, nhưng Người đã chịu
hành hạ, sỉ nhục, đánh đòn và bị đóng đinh.
Đức
Giêsu giống như một con người quá yếu, yếu một cách thảm hại.
Người như một kẻ bị thua, thua một cách nhục nhã. Tuy nhiên,
Người lại rất mạnh trong chính tình trạng yếu thua đó, khi Người thắng vượt mọi
thử thách đau đớn để trung thành với Chúa Cha. Dù như bị Thiên Chúa bỏ rơi,
Người vẫn yêu mến, vẫn tin tưởng phó thác. Dù bị chế nhạo, nguyền rủa, Người
vẫn một han yêu thương tha thứ. Tình yêu mạnh hơn sự chết. Tình yêu đã
cứu thoát loài người và đem đến cho con người sự sống vĩnh cửu.
2.- Gợi ý suy niệm
1. Hai
cám dỗ
Khi
đọc bài Thương Khó, chúng ta dễ có một trong hai thái độ, thật ra là
những cám dỗ nặng nề: hoặc cảm động khi thấy Đức Giêsu đáng thương bị sỉ nhục,
bị đánh đòn và bị đóng đinh; hoặc nổi giận với các thượng tế đã kết án Người
phải chết và với toán lính đã giết chết Người
khi hành hạ và đóng đinh Người. Các tâm tình này đúng là các cám dỗ bởi vì
chúng thỏa mãn một thứ linh đạo cảm xúc, nhờ đó chúng ta cảm thấy mình
có lương tâm đúng đắn, không có chút gì đáng trách cả, nhưng trong thực tế, chúng
ta chẳng hề thấy mình bị han lụy gì trong bản han và trong cuộc sống chúng ta
với cuộc Thương Khó của Đức Kitô. Chúng ta cảm thấy mình có “đôi bàn tay sạch”!
2. Một
kinh nghiệm
Chúng ta cần phải đi
sâu hơn vào ý nghĩa của cuộc Thương Khó của Đức Kitô. Chúng ta có thể dựa vào
một kinh nghiệm. Chẳng hạn, chúng ta nghĩ đến một người mắc chứng
bệnh nan y, đã đến giai đoạn cuối cùng, giai đoạn đau đớn nhất, giai đoạn bi
đát nhất trên “đàng Thánh Giá”. Bên cạnh người ấy, là một người vợ đơn sơ, chất
phác, đã mệt mỏi kiệt quệ vì bao tháng ngay săn sóc người thân yêu. Đức tin của
người vợ này có đơn sơ thật, có theo truyền thống thật, nhưng cũng là một đức
tin mạnh mẽ, có thể chuyển núi dời non. Làm thế nào để làm vơi nhẹ nỗi đau kia?
Phải nói gì đây? Bà ấy nói: “ Con phải làm gì đây? Con ký thác cho Chúa và Đức
Mẹ. Chỉ có các Đấng mới có thể giúp đỡ
con”.
3. Con
người đau khổ
Quả thật, chúng ta cần
chia sẻ với nhau xác tín này: Chỉ có nơi Chúa, ta mói có thể tìm ra sức mạnh mà
sống cái hiện tại khó khăn và hy vọng vào một tương lai ở bên kia trái
đất mà Thiên Chúa đã bảo đảm cho ta. Suy ngẫm cuộc Thương Khó của Đức Kitô,
bằng cách nhận ra rằng cuộc Thương Khó này đang xảy ra nơi một con người
đang đau khổ ở kề bên ta, giúp ta tránh được việc sống cuộc Thương Khó như một
cuộn phim hết sức cảm động hoặc như một quyển tiểu thuyết khiến rơi
nước mắt, nhưng thúc bách ta suy nghĩ về đau khổ của Người. Một đau khổ có thể
chạm tới được, khi mà Người bị nỗi lo sợ khắc khoải đè bẹp, Người xin Chúa Cha
nếu có thể được thì cất xa thử thách này, hoặc hơn nữa, khi hoàn toàn là một
con người, trên thập giá, Người kêu lên: “Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa
của con, sao Ngài bỏ rơi con?”. Chính con người trên thập giá, con người của
đau thương ấy, thật sự đang là hiện han của đời sống chúng ta, một cuộc
sống thường bị mờ tối đi vì những thử thách và khắc khoải. Tuy nhiên, đây là một
đau khổ có thể đưa lại một ý nghĩa tuyệt đối mới mẻ theo viễn tượng
của Đức Kitô, Đấng vừa là người vừa là Thiên Chúa, Đấng đã sống lại sau khi
chết. Như phụng vụ phép Rửa nhắc nhớ, qua Con của Ngài, Thiên Chúa đã ban cho
loài người chúng ta “niềm hy vọng vui tươi là được sống đời đời”.
Hôm nay, chúng ta cần
phải thấy rõ: chúng ta có được sự sống chân thật ở nơi nào? Nơi các sứ mạnh của
trần gian hay là nơi Thiên Chúa? Cần phải thấy rõ, và chọn lựa dứt khoát. Lời
mời gọi của Đức Giêsu vẫn còn vang vọng: “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”.
Lm PX Vũ
Phan Long, ofm