CHÚA NHẬT LỄ LÁ
Thập giá và Vinh
quang
Chúng ta
bước vào Tuần Thánh với
một nghi thức trang nghiêm
và giàu ý nghĩa tượng trưng.
Thánh lễ hôm nay cho thấy
hai thái cực của “biến
cố Giêsu”: Vinh quang và
đau khổ. Đó cũng là
sự tranh đấu giằng co giữa
thiện và ác, giữa ánh
sáng và tối
tăm, giữa công chính và
tội lỗi, giữa Thiên Chúa
và thế gian.
Trong cuộc chiến đấu này,
xem chừng như thế gian
đã chiến thắng.
Bài Thương
khó kể lại
những chi tiết liên quan đến
những ngày cuối cùng của
Đức Giêsu trên dương thế.
Có rất nhiều
nhân vật, từ những môn
đệ hiền lành
chất phác đến những người
Biệt phái mưu mô; từ
những người lính chỉ biết mù quáng tuân
lệnh đến những vị Thượng
tế là người
cầm cân nẩy
mực trong vụ xét xử;
Các nhân vật được nhắc
tới thật đa dạng và
làm nên bức
tranh phong phú của cuộc
đời. Bức tranh ấy phản
ánh rõ nét
cuộc sống của chúng ta.
Quả vậy, giữa thời đại
hôm nay, nhiều người không ngừng
la lên rằng Thiên Chúa đã
chết. Họ nhân danh tự
do để chủ trương phá bỏ
mọi hàng rào luân lý,
san bằng mọi giá trị. Ngày
hôm nay, biết bao bàn tay
giơ cao để
muốn tiếp tục đóng đinh
vị Ngôn sứ
thành Na-gia-rét, muốn xoá
đi hình ảnh
của Người nơi cái gọi
là “nền văn
minh hiện đại”. Và như thế,
thập giá vẫn đang đi
ngang qua cuộc đời chúng ta.
Đấng vác thập giá đang
hiện diện giữa những gia
đình tan vỡ, giữa những bất
công, tàn sát, giữa những
cảnh nồi da xáo thịt
mà con người gây nên cho
nhau. Hình ảnh Đấng Chịu
Đóng Đinh cần được khắc
sâu tô đậm
nơi cuộc đời này, như
một lời kêu
gọi hãy ngưng
bạo lực và
thực hành yêu thương tha
thứ.
Bạn thân
mến! chúng ta đang ở đâu
giữa cuộc đời hỗn loạn
này? Chúng ta đóng vai
trò nào trong
vở kịch cuộc
đời mà qua đó chúng ta
thấy Đức Giêsu đang hiện
diện? Phải chăng chúng ta
là một Phi-la-tô hèn nhát
không dám nói lên sự
thật? Phải chăng chúng ta
giống như những người lính
Do Thái, chỉ lao đầu làm
việc mà không
phân biệt phải trái? Phải
chăng chúng ta giống như
những môn đệ, lo sợ chạy
trốn khi đến giờ khổ
nạn? Phải chăng chúng ta
giống như những môn đệ
mê ngủ vì
mắt họ nặng
trĩu, hoặc tệ hại hơn,
giống như Phê-rô đã từ
chối thày mình, hoặc như
Giu-đa nỡ tâm phản bội
và bán đứng
người đã từng là ân
nhân của mình?
Phụng vụ
hôm nay mời gọi chúng ta
xét mình khi đứng bên
thập giá, để qua đó chúng
ta biết mình
là ai, mình
đóng vai trò nào trong
sân khấu cuộc đời bao
la này.
Phụng vụ
cũng mời chúng ta chiêm
ngưỡng Đức Giêsu, người Tôi
Tớ đau khổ
của Thiên Chúa, Đấng đã
tự nguyện mang trên mình
biết bao tội lỗi thế
gian.
Một bầu
khí tang thương trầm lắng khép
lại Phụng vụ hôm nay, đó
là nấm mồ.
Thế gian dường như đã
chiến thắng. Nội dung lời giảng
dạy của một
người có tên là Giêsu
dường như đã trở thành
huyền thoại và ảo tưởng.
Dường như đó cũng chính
là suy nghĩ
của một số
người hiện nay. Họ cho rằng
tôn giáo đã lỗi thời,
những giá trị đạo đức
đã trở thành
dĩ vãng; nay là lúc tiền bạc và
danh vọng lên ngôi và
được tôn thờ như thể
chúng là “thượng đế đích
thực”. Chính vì quan niệm
như vậy mà
một số bạn
trẻ đã có
thái độ buông
xuôi theo thời thế, chấp
nhận những cuộc phiêu lưu
không đem lại kết quả
tích cực cho cuộc đời
mình. Quan niệm này cũng
dẫn đến hậu
quả là có
người lợi dụng sự ngây
thơ hay bi quan chán nản của
người khác để trục lợi cho cá nhân
mình.
Chúng ta
hãy dừng lại bên thập
giá Chúa. Hãy suy tư, xét mình, cầu
nguyện. Hãy nhận ra những
gì Thiên Chúa đang thực
hiện trong cuộc đời ta.
Có thề mang
những vẻ bên ngoài âm
thầm khiêm tốn, nhưng chứa
đựng niềm hy vọng và
hạnh phúc tràn đầy. Đó
là niềm vui
của biến cố phục sinh, khi Đức
Giêsu chiến thắng sự chết
và ra khỏi
mồ.
Lm. Phaolô
Vũ Đức Vượng