Sinh nhẬt thánh Gioan TẨy GiẢ
(Luca
1,57-66.80 – Ngày 24-6)
1.- Ngữ cảnh
Giống như Tin
Mừng Mt nhưng không lệ thuộc vào Mt,
tác giả Luca mở đầu Tin Mừng bằng một trình thuật về thời
thơ ấu của Đức Giêsu. Nhưng ngài là tác giả duy nhất đề cập đến thời thơ ấu của
Gioan Tẩy Giả.
Phần tường thuật về Thời thơ ấu có hai cánh:
- Cánh các lời loan báo (1,5-56),
- Cánh các cuộc chào đời (1,57–2,52).
Truyện Gioan chào đời được đặt song song với biến cố Đức Giêsu
giáng sinh.
2.- Bố cục
Bản văn có thể chia thành ba phần:
1) Gioan chào đời (1,57-58);
2) Gioan được cắt bì và đặt tên (1,59-66);
3) Kết: Ghi nhận về Gioan lớn lên, vào hoang
địa và ra mắt (1,80).
3.- Vài điểm chú giải
- Nghe biết (58): Khi biết mình có
thai, bà Êlisabét đã ẩn mình (x. 1,24), nên láng giềng và những bà con khác
(trừ Đức Maria) không biết gì về tình trạng của bà, cho đến khi đứa bé chào
đời.
- cắt bì (59):
- lấy tên cha … mà đặt tên
cho em
(59): Theo bản văn Lc, em bé được đặt
tên khi cắt bì. Tuy nhiên, người Do Thái Paléttina có thói quen đặt tên con
ngay vào lúc chào đời (x. St 4,1;
21,3; 25,25-26), và thường do người mẹ (St
29,31–30,24; 1 Sm 1,20), đôi khi do
người cha (x. St 16,15; Xh 2,22) (xem R. de Vaux). Do đó, có những
nhà chú giải nghĩ rằng tác giả Lc đã
đưa vào đây một cách thực hành của người Hy Lạp, bởi vì tại Hy Lạp cổ thời, người ta thường đặt tên cho con vào ngày thứ bảy hoặc thứ
mười sau khi sinh.
- Trong họ hàng của bà,
chẳng ai có tên như vậy cả (61): Tuy nhiên, “Gioan” đã từng là tên của các thành viên
dòng họ tư tế thời hậu Lưu đày (x. Nkm
12,13.42; 1 Mcb 2,1-2).
- bàn tay Chúa (66): Đây là một kiểu
nói như nhân của Cựu Ước (x. 1 Sb
28,19; 4,10) nhằm diễn tả rằng Thiên Chúa uy quyền che chở và hướng dẫn Gioan.
Thế nhưng Ngài vẫn không tránh cho Gioan khỏi tù và khỏi chết bởi tay Hêrôđê
Antipa (x. Lc 3,20; 9,8).
- lớn lên (80): Đây là một điệp
khúc của tác giả Lc (x. 2,40.52). Câu
văn được phỏng theo Tl 13,24-25 và 1 Sm 2,26.
- sống trong hoang địa (80): Dựa vào đây, các
chuyên viên đề ra giả thuyết là Gioan đã qua thời trai trẻ tại cộng đoàn Êxêni
tại
4.- Ý nghĩa bản văn
* Gioan chào đời (57-58)
Đoạn tường thuật
ngắn ngủi này kể lại cuộc chào đời của Gioan và niềm vui do biến cố này đưa
lại. Tác giả Lc kể lại truyện này với
hai sắc thái. Trước tiên, biến cố cho thấy lòng từ bi thương xót của Đức Chúa đối
với dân Ngài khi cất khỏi bà Êlisabét nỗi ô nhục son sẻ. Truyện cũng nhấn mạnh
đến việc Thiên Chúa tỏ lòng từ bi thương xót ra khi chơi chữ trên tên “Gioan”.
Ân huệ mà Ngài tỏ ra như thế không chỉ nhằm chiếu cố đến bà Êlisabét mà còn
chiếu cố đến dân Ngài là
* Gioan được cắt bì và
đặt tên (59-66)
Đứa trẻ sinh ra được tám ngày thì phải làm phép
cắt bì (x. Lv 12,3). Khi được cắt bì,
em bé được ghi “dấu giao ước” (St
17,11) và được tháp nhập vào
Bà Êlisabét không
đồng ý cho người ta lấy tên Dacaria mà đặt cho em bé, dù đây là tập tục; bà yêu
cầu đặt là “Gioan”. Người ta mới hỏi ý kiến ông Dacaria, lúc này vẫn bị câm.
Ông “đã xin một tấm bảng nhỏ và viết” tên Gioan (1,63). Hai ông bà đang tỏ ra
vâng lời sứ thần khi chọn một tên cho đứa con, bất chấp truyền thống của dòng
họ. Sứ thần đã bảo tên bé là Gioan, thì bây giờ phải đặt tên bé là Gioan! Đây
cũng là cách tác giả Lc cho thấy các
lời ngôn sứ được hoàn tất: điều gì Thiên Chúa đã hứa thì Ngài sẽ thực hiện.
Tên “Gioan”, Yơhô[k]anan (hoặc: Yô[k]hanan),
có nghĩa là “Đức Chúa (ya = yhwh) đã
tỏ lòng ưu ái (khanan = charis)” (x.
1,13). Tên này tạo thêm một đường nối giữa hai gia đình, vì nhắc lại lời sứ
thần chào Maria, “bà được đẹp lòng (charis)
Thiên Chúa” (1,30). Tên “Gioan” như thế có hiểu rằng Israel là đối tượng được Thiên
Chúa đặc biệt chiếu cố, và Ngài có một sự quan tâm đặc biệt đến cũng như có một
chương trình đặc biệt cho.
* Kết: Ghi nhận về
Gioan lớn lên, vào hoang địa và ra mắt (80)
Sau khi chấm dứt bài
Benedictus (chúng ta không đọc), tác
giả Lc kết thúc hoạt cảnh bằng một
ghi nhận nói rằng cậu bé ngày càng lớn lên mọi mặt, và báo trước việc Gioan vào
sống trong hoang địa (3,2), chờ ngày “ra mắt dân Israel”.
+ Kết luận
Khi đặt bản văn này vào ngữ cảnh, ta thấy rõ ý
hướng của Tin Mừng Lc. Gioan Tẩy Giả
và Đức Giêsu được so sánh và đạt đối nhau, nhưng sự cao trọng của Đức Giêsu
được nêu bật trong từng chi tiết. Rõ ràng Đức Maria cao trọng hơn ông Dacaria,
và con của Đức Maria vô cùng cao trọng hơn con của ông Dacaria. Cốt lõi đầu
tiên là thời thơ ấu của Đức Giêsu, và rõ hơn, là truyện Truyền Tin. Rất có thể
câu truyện về thời thơ ấu của Gioan Tẩy Giả chỉ là một phần mở do tác giả Lc sáng tác ra để vị Tiền hô giới thiệu
Đấng Mêsia.
Chương 1–2 Lc
có ý tưởng chủ đạo là sự hoàn tất lời Thiên Chúa hứa ban Đấng Mêsia. Các truyện
kết cấu nhịp nhàng và đạt tới đỉnh điểm khi Đức Giêsu được dâng trong Đền Thờ.
Trong biến cố này, tác giả đã nhìn thấy Đức Giêsu tỏ mình công khai. Ngài diễn
tả được điều đó khi dùng Đn 9–10 trong các lời loan báo cho Đức Maria
và Dacaria, cũng như khi dùng Ml 3 trong lời loan báo cho Dacaria,
trong bài Benedictus và trong truyện Dâng con trong Đền Thờ. Được quy tụ
lại quanh khái niệm “sự hoàn tất các ngày”
(đã mãn: 1,23.57; 2,6.21-22), các bản văn thiên sai này nêu bật ý tưởng là thời
thiên sai đã đến. Vậy các chương này thuộc lịch sử tôn giáo, được viết theo
ngôn ngữ Kinh Thánh.
5.- Gợi ý suy niệm
1. Đây là một lễ lớn, một đại lễ của niềm vui,
nhưng nhất là một lễ của lòng từ bi
thương xót! Bởi vì bà Êlisabét, mẹ của Gioan, bị hiếm muộn (x. Lc
1,7.36) và hoàn toàn nhưng-không – do ân sủng – mà bà đã được Chúa ban cho
ơn phi thường là cưu mang một người con trong lúc tuổi già (x. Lc 1,36). “Nghe biết Chúa đã quá
thương bà như vậy, láng giềng và thân thích đều chia vui với bà”.
Nhưng đây là một lễ
của lòng từ bi thương xót chính là vì cuộc chào đời của Gioan loan báo cuộc
chào đời của Đấng Mêsia, Đức Kitô, Con Thiên Chúa làm người, được sai phái đền
trần gian để cứu chuộc con người sa đọa từ tội nguyên tổ !
2. Cuộc chào đời của Gioan đầy những chuyện lạ
lùng bao quanh: sứ thần Gabriel loan báo cho ông Dacaria; bà Êlisabét gặp Đức
Maria là cơ hội để cho thai nhi nhảy mừng. Và Gioan ra đời đã sống xứng đáng với
các phép lạ đó. Nghĩ đến cuộc sống mình, chúng ta hẳn cũng thấy đời của mình
đầy ắp phép lạ, hay là cả cuộc đời mình là một phép lạ kéo dài, bởi vì chúng ta
cũng là những tiền hô của Đấng cứu thế. Chúng ta đang sống thế nào?
3. Chúng ta suy niệm về thánh Gioan dựa theo ý
kiến của một vài vị thánh. Trước tiên, ta có ý kiến của linh mục Origiênê (Các bài giảng về Tin Mừng Luca, số
4,4-6): “Phần tôi, tôi nghĩ rằng mầu nhiệm Gioan đang được hoàn tất trong
thế giới cho tới nay. Người nào được nhắm cho tin vào Đức Kitô Giêsu, thì trước
đó tinh thần và sức mạnh của Gioan phải đến trong tâm hồn người ấy để “chuẩn bị
một dân sẵn sàng đón Chúa” (Lc 1,17)
và trong những nơi lồi lõm của con tim, “khúc quanh co, phải uốn cho ngay;
đường lồi lõm, phải san cho bằng” (Lc
3,5). Không phải chỉ vào thời đó các “khúc quanh co, mới phải uốn cho ngay;
đường lồi lõm, mới phải san cho bằng”, nhưng hôm nay cũng còn như thế. Tinh
thần và sức mạnh của Gioan đi trước việc Chúa Cứu thế hiển ngự”.
4. Thánh Ephrem đã dạy (Bài thánh ca được gán cho thánh Ephrem [khoảng 306-373]: “Chính là
ngài, thánh Gioan, mà chúng con nhìn nhận như là một Môsê mới, bởi vì ngài đã
thấy Thiên Chúa, không phải trong dạng biểu tượng, nhưng hoàn toàn rõ ràng. Chính
ngài mà chúng con coi như là một Giôsuê mới: ngài không đi từ bờ này sang bờ
bên kia của sông Giođan, nhưng, với nước sông Giođan, ngài đã đưa người ta đi
từ thế giới này sang thế giới khác… Chính ngài là Samuen mới đã không xức dầu
cho Đavít, nhưng đã ban phép rửa cho con Đavít. Chính Ngài là Đavít mới, đã không
bị vua Saun xấu xa bách hại, nhưng đã bị Hêrôđê giết chết. Chính ngài là Êlia
mới, được nuôi dưỡng trong hoang địa không phải bằng bánh một con quạ mang đến , nhưng bằng châu chấu và mật ong do Thiên Chúa ban cho.
Chính ngài là Isaia mới đã không nói:
“Này đây một trinh nữ sẽ mang thai và sinh con” (7,14), nhưng đã công bố trước
mặt mọi người: “Này đây bà đã sinh ra Con Chiên Thiên Chúa, Đấng mang tội trần
gian” (Ga 1,29)…
“Lạy thánh Gioan,
Đấng được Thiên Chúa tuyển chọn, ngài thật có phúc, vì ngài đã đặt tay trên Chủ
của ngài, ngài đã nắm lấy trong tay ngọn lửa có ánh sáng làm các thiên thần
phải run sợ! Là ngôi sao mai, ngài cho thế gian thấy Buổi Ban mai chân
thật ; là bình minh tươi vui, ngài đã cho thấy ngày vinh quang; là ngọn
đèn cháy sáng, ngài đã chỉ cho thấy Ánh sáng có một không hai! Là sứ giả mang
ơn hòa giải của Chúa Cha, tổng lãnh thiên thần Gabriel đã được cử đến trước mặt
ngài để loan báo cho Dacaria về ngài, như là một hoa quả vượt quá sự chờ đợi
của ông… Là người cao trọng nhất trong số các con cái loài người (Mt 11,11), ngài đến đón trước Đấng
Emmanuel, ngài đón trước Đấng vượt quá mọi thọ tạo; là con đầu lòng của bà
Êlisabét, ngài đi trước Trưởng Tử của toàn thể thọ tạo!”
5. Mỗi người có ơn gọi của mình. Gioan có ơn
gọi của riêng ông, ơn gọi không mấy thông thường. Cũng như mỗi người được Thiên
Chúa kêu gọi, Gioan đã chuẩn bị trong lòng sứ mạng được ký thác cho ông. Ông
chuẩn bị bằng đời sống ẩn dật. Đó chính là đời sống của ông với Thần Khí Đức
Chúa. Đó chính là điều bí mật của ông. Phải chăng đây là một sự mô phỏng, khá
mờ nhạt, của sự chuẩn bị của Đức Maria hầu đón tiếp Đức Chúa đến với Bà vào
ngày Truyền tin? Bởi vì Đức Maria cũng đã nhận một tên mới do Thiên Chúa ban:
thiên thần Gabriel đã gọi Bà bằng cái tên “Đấng đầy ân sủng” (Lc 1,28).
Lm PX Vũ
Phan Long, ofm