Ngày 24
tháng 6
Lễ Sinh
Nhật Gioan Tẩy Giả
Khiêm
tốn và chăm chỉ làm việc để tôn vinh Chủ mình
(Ys 49, 1-6; Cv 13, 22-26; Lc 1, 57-66.80)
Phúc Âm: Lc 1, 5-17
"Vợ ngươi sẽ sinh hạ cho ngươi một con
trai, và ngươi sẽ gọi tên con trẻ là Gioan".
Vào thời Hêrôđê làm vua xứ Giuđêa, có một tư tế
tên là Dacaria, thuộc phiên ban Abia, và vợ ông bởi dòng dõi Aaron, tên là
Elisabéth. Cả hai là người công chính trước mặt Thiên Chúa, ăn ở theo mọi giới
răn và lề luật của Chúa, không ai trách được điều gì. Nhưng họ lại không con,
vì Elisabéth son sẻ, và cả hai đã đến tuổi già.
Xảy ra khi Giacaria chu toàn chức vụ tư tế
trước mặt Thiên Chúa, theo lượt của phiên mình như tục lệ hàng tư tế, ông bắt
thăm và trúng việc vào cung thánh Chúa mà dâng hương, đang lúc toàn thể đám
đông dân chúng cầu nguyện bên ngoài, trong giờ dâng hương. Bấy giờ thiên thần
Chúa hiện ra cùng ông, đứng bên phải hương án. Giacaria thấy vậy thì hoảng hốt,
sự kinh hoàng đột nhập vào ông.
Nhưng thiên thần nói với ông rằng:
"Dacaria, đừng sợ, vì lời ngươi cầu nguyện đã được nhậm rồi. Elisabéth vợ
ngươi sẽ sinh hạ cho ngươi một con trai, và ngươi sẽ gọi tên con trẻ là Gioan.
Ngươi sẽ được vui mừng hân hoan, và nhiều người cũng sẽ vui mừng, vì việc con
trẻ sinh ra. Vì trẻ này sẽ nên cao trọng trước mặt Chúa, sẽ không uống rượu và
thức có men; sẽ được tràn đầy Thánh Thần ngay từ lòng mẹ, sẽ đem nhiều con cái
Israel trở về cùng Chúa là Thiên Chúa. Trẻ này sẽ đi trước Người, trong thần
trí và quyền lực của Êlia, để đổi lòng dạ cha ông về với con cháu, kẻ ngỗ
nghịch về lại với lương tri của những người công chính, dọn cho Chúa một đoàn
dân chuẩn bị sẵn sàng".
Suy Niệm:
Trong ngôn ngữ phụng vụ, chữ sinh nhật có hai
nghĩa trái ngược nhau. Dùng để nói về Chúa Yêsu, Ðức Mẹ và thánh Yoan Tẩy giả,
sinh nhật chỉ ngày các Ngài chào đời, tức là sinh ra ở trần gian. Còn khi nói
về mọi thánh khác, sinh nhật lại là ngày các ngài ra khỏi đời này và sinh ra ở
trên trời. Có sự phân biệt như vậy cũng là điều dễ hiểu. Vì có gì đáng mừng khi
sinh ra trong tội lỗi; chính lúc chết đi cho thế gian mới là sinh ra cho sự
sống muôn đời. Hết mọi thánh sinh ra ở đời đều mắc tội Ađam; nên ngày chào đời
của các ngài không có gì đáng mừng. Ngược lại khi các ngài chết thánh thiện mới
là lúc thật sự sinh ra cho hạnh phúc trường cửu và chúng ta phải vui mừng. Hội
Thánh mừng ngày các ngài sinh ra ở thiên đàng chứ không tôn kính ngày các ngài
sinh ra ở trần gian. Ngược lại, vì không dính bén nguyên tội hay vì được khỏi
nguyên tội trước khi sinh ra, Chúa Yêsu, Ðức Maria và thánh Yoan Tẩy giả là ba
vị duy nhất được mừng ngày sinh ra ở đời, nên ngày đản sinh của các ngài là
ngày đáng mừng vì nó tô đẹp cho thế giới và đem hân hoan cứu độ đến cho loài
người. Nhất là khi chúng ta nghĩ đến vai trò đặc biệt của Chúa Yêsu, Ðức Maria
và thánh Yoan Tẩy giả trong mầu nhiệm cứu thế. Ngày các Ngài sinh ra đem hạnh
phúc đến cho chúng ta nên chúng ta phải hân hoan.
Nhưng tại sao lại mừng sinh nhật thánh Yoan Tẩy
giả vào ngày 24 tháng 6 này? Người ta có thể biết rõ ngày sinh tháng đẻ của
người sao? Không phải như vậy! Ngày xửa ngày xưa mấy ai nhớ rõ được đúng ngày
sinh của mình. Họa chăng một vài bậc quan vương nào đó sinh ra trong các đền
vua đầy văn hào văn sĩ mới có người ngồi đó để ghi ngày sinh tháng đẻ. Chúa
Yêsu, Ðức Maria, thánh Yoan đều là dân nghèo về mặt xã hội làm sao có thể để
lại ngày sinh rõ ràng. Chính việc các ngài đản sinh mới quan trọng. Còn các
ngài sinh ra ngày nào, giờ nào thì hậu thế liệu mà đặt ra theo một vài tiêu
chuẩn nào đó.
Ðối với Yoan Tẩy giả, người ta đã căn cứ vào
một câu người nói để tính ra ngày sinh của người. Người đã nói về Ðức Yêsu
rằng: "Ngài phải tiến lên; còn tôi phải suy đi". Vậy lúc Ðức Yêsu
tiến lên phải là lúc Yoan lui xuống. Ðức Yêsu đã sinh ra ngày 25 tháng 12 là
ngày Ðông chí, ngày mặt trời bắt đầu tiến lên trong quỹ đạo của nó, thì tốt
nhất nên đặt ngày sinh của Yoan vào ngày mặt trời bắt đầu đi xuống. Và đó là
ngày 24 tháng 6, tức là nửa năm trước ngày Ðông chí. Và hợp với lời sứ thần
loan báo, bà Ysave thụ thai trước Ðức Maria sáu tháng.
Những điều trên đây một đàng cho chúng ta thấy
địa vị đặc biệt của Yoan Tẩy giả trong hàng ngũ các thánh. Nói đúng hơn người ở
ngoài hàng ngũ này vì chỉ mình người khi sinh ra đã được khỏi tội Ađam (chỉ có
Ðức Yêsu và Ðức Maria không mắc tội đó). Và đàng khác chúng ta được thấy cuộc
đời của người gắn liền với cuộc đời của Ðức Yêsu.
Ba bài Kinh Thánh hôm nay dường như muốn nhắc
lại ba giai đoạn chính trong cuộc sống của Yoan. Bài sách Isaia gợi lên ơn gọi
tiền định của người. Bài Tin Mừng nhắc đến hôm người sinh ra. Và bài sách Công
vụ nói lên hoạt động chính Người đã làm theo sứ mạng.
A. Ơn Gọi Tiền Ðịnh
Chúng ta đã biết truyện Yoan nên khi nghe đọc
những câu: "Chúa đã gọi tôi từ dạ mẹ... Người đã nhắc đến tên tôi... Người
nắn tôi từ dạ mẹ nên tôi tớ của Người...", chúng ta thấy dường như Isaia
đã báo trước về việc sứ thần loan tin cho Zacarya biết ông bà sẽ có con và phải
đặt tên con trẻ là Yoan; và con trẻ ấy khi còn ở trong dạ mẹ đã được ơn Chúa
viếng thăm qua lời chào của Ðức Maria; và đã được khỏi tội Ađam cùng trở nên
tiên tri của Chúa. Chính Zacarya trong ngày sinh nhật của hài nhi đã được tháo
gỡ miệng lưỡi để có thể nói được, cũng đã chúc tụng Yoan là tiên tri của Ðấng
Tối cao để làm cho Yacob và Israel trở lại với Chúa và để trở nên ánh sáng cho
các dân tộc. Tức là Zacarya cũng đã lấy lại nhiều lời trong bài sách Isaia hôm
nay để nói về Yoan.
Tuy nhiên chúng ta vẫn không được coi lời sấm
của Isaia đã nhằm nói đến Yoan. Người ta có thể áp dụng những lời đó vào Yoan;
nhưng Yoan không phải là đối tượng của những lời ấy. Và việc tìm hiểu ý nghĩa
đích thực của những lời này còn làm tăng giá trị Yoan hơn nữa.
Thật vậy, đoạn tiên tri hôm nay nằm trong Isaia
II (gồm các chương 40-55), là những lời của Chúa nói với Israel và nói về
Israel Dân Chúa lúc được đưa ra khỏi cảnh lưu đày Babylon (năm 538). Chúa phán:
mặc dầu
Nhưng Người đã được tất cả Cựu Ước chuẩn bị.
Thành ra Người Tôi tớ đích thực cũng đã được nhiều người tôi tớ đi trước loan
báo. Yoan là tiền hô của Ðức Yêsu Kitô Cứu thế.
Người đáng được áp dụng những sấm ngôn kia. Và
chúng ta đã thấy việc áp dụng này rất may mắn vì lời sách Isaia hôm nay quả
thực có thể gợi lên nhiều sự kiện trong cuộc đời của Yoan: từ việc người được
chọn từ trong lòng mẹ, đến việc được kêu tên từ ngày ấy và việc được chỉ định
làm tiên tri.
Tuy nhiên, chính Isaia cũng đã không "dựng
đứng" lên một hình ảnh về Người Tôi tớ từ hư vô, tức là không dựa vào các
yếu tố đã có sẵn. Không, có thể nói ông đã dùng tất cả phần sách Cựu Ước có
trước ông để xây dựng hình ảnh Người Tôi tớ này. Ông dùng những Lời Chúa nói về
B. Sinh Nhật Yoan
Tin Mừng theo thánh Luca viết rằng hôm Yoan
chào đời, bà con láng giềng đã đến chung vui với ông bà Zacarya. Cả hai người
đã già mà nay có con lại không đáng mừng sao? Lẽ ra chính hôm ấy người ta phải
đặt tên ngay cho con trẻ (Kn 4,1; 21,3...). Nhưng từ thời sau Lưu đày, người ta
bắt chước phong tục Hylạp để việc đó lại sau. Và như vậy cũng tôn vinh ngày làm
lễ cắt bì hơn, cử hành 8 ngày sau sinh nhật.
Ðó là ngày đánh dấu việc con trẻ từ nay thuộc
Dân Chúa. Bạn hữu thân thích đến đông hơn. Người ta muốn gọi con trẻ bằng tên
của cha nó để tôn trọng ông. Vì theo tục lệ, lẽ ra phải lấy tên của ông nội mà
đặt cho đứa bé. Nhưng Zacarya cũng đã "lão rồi"; và nay ông mới có
con; nên để ông vui, người ta muốn gọi đứa bé là Zacarya. Thế nhưng mẹ nó không
chịu. Người ta nói thế nào bà cũng không nghe. Người ta phải nại đến cha nó.
Nhưng ông lại câm. Phải lấy bút giấy cho ông. Ông viết: hãy đặt tên nó là Yoan.
Thật là lạ lùng! Không ai bảo ai mà cả cha lẫn mẹ đều muốn gọi nó là Yoan, một
tên không có trong họ hàng thân thuộc. Yoan có nghĩa là Chúa chạnh thương, Chúa
đoái nhìn, Chúa muốn cứu độ. Cái tên thật hay, nhưng ai bảo hai ông bà biết mà
chọn? Người ta chưa kịp hết ngạc nhiên thì Zacarya đã bật miệng hát lên bài ca
chúc tụng. Phải chăng 9 tháng câm đã cho ông thời gian suy nghĩ về lòng Chúa
nhân ái, chạnh thương, muốn nhìn lại Israel để ra tay cứu độ như lời đã hứa
cùng tổ phụ Abraham và cho đến muôn đời?
Thánh Luca đã tỏ ra lỗi lạc trong bài tường
thuật hôm nay. Người không chú ý đến ngày sinh nhật của Yoan. Người mời chúng
ta tham dự nghi lễ cắt bì, tức là nghi thức tiến dâng hài nhi lên làm con Chúa.
Nói đúng hơn, người chỉ nhắc đến tên lễ nghi này để đưa mắt chúng ta hướng về
Chúa để thấy Chúa đang đoái nhìn, chiếu cố, chạnh thương và muốn cứu độ Dân
Người. Thánh Luca dùng mọi yếu tố có thể tìm thấy để làm nổi bật tên Yoan khiến
người ta thấy rõ Chúa đang thể hiện Lời hứa cho
Nếu được phép tìm hiểu thêm nữa, chúng ta hãy
để ý: ở đây, chính uy quyền của người cha giải quyết vấn đề đặt tên cho con
trẻ; còn trong trường hợp Hài nhi sẽ sinh ra ở Bêlem, chính Ðức Maria là người
trước hết có nghĩa vụ phải đặt tên cho con trẻ là Yêsu. Phải chăng Yoan dù sao
cũng còn là con cái của xác thịt nên thuộc quyền cha; còn Cha của Ðức Yêsu là
Thiên Chúa, nên quyền đặt tên cho Người tùy ở Ðức Mẹ Ðồng trinh?
Dù sao, hôm nay Giáo Hội rất vui mừng vì được
Yoan, tức là được ơn Chúa chạnh thương, đoái nhìn, muốn cứu độ Dân Người. Chính
người Dothái thời Yoan đã nghĩ như vậy, nên họ nóng lòng chờ đợi xem Chúa sẽ ra
tay thế nào nơi hài nhi mới sinh.
C. Hành Ðộng Của Yoan
Cũng một tác giả sách Tin Mừng thứ ba đã viết
về Yoan như hôm nay chúng ta nghe đọc trong sách Công vụ các Tông đồ. Ông để
cho Phaolô nói với những người kính giới Thiên Chúa và đang chờ đợi Lời cứu
thoát. Dù không sống ở đất Dothái, nhưng họ chia sẻ mọi tâm tình tôn giáo của
đồng bào nơi cố hương. Sống giữa dân ngoại và trong nền văn hóa Hylạp, những
người Dothái "thiên cư" (diaspora) đang nghe Phaolô giảng trong hội
đường vào ngày sabbat. Họ đã nghe biết về Yoan và đang chờ các hậu quả của việc
người xuất hiện. Người đã rao giảng phép rửa thống hối. Nhưng nghe đâu người đã
bị bắt và bị giết vì đã khẳng khái lên án tội loạn luân của vua Hêrôđê. Người
là Ðấng thánh chắc rồi. Các môn đệ của người đang hoạt động. Không biết rồi sẽ
ra sao. Nay Phaolô đến cho họ biết: khi vận nghiệp gần mãn, Yoan đã nói:
"Các người tưởng tôi là gì, thì không phải tôi đâu. Nhưng này đang đứng
sau tôi, Ðấng tôi không đáng cởi dép chân Người". Rồi Phaolô tiếp tục nói
với người ta về Ðức Yêsu. Người đã làm công việc của Yoan, vì tựu trung hoạt
động của Yoan cũng là giới thiệu Ðức Yêsu Cứu thế là tình thương cứu độ của
Thiên Chúa. Phép rửa mà Yoan đã làm, tuy quan trọng vì từ đó đã khiến người
được mệnh danh là Tẩy giả, cũng chỉ nhằm mục đích giúp chúng ta thống hối tội
lỗi để đón nhận Ðức Yêsu Kitô. Yoan đúng thật là tôi tớ, khiêm tốn và chăm chỉ
làm việc để tôn vinh Chủ mình. Ông không lợi dụng lòng phấn khởi lầm tưởng của
người ta khi họ muốn coi ông như cứu thế. Ông công nhận không đáng cởi giầy cho
Ðấng ấy, tức là không đáng làm môn đệ của Người.
Chính vì Yoan đóng đúng vai trò của vị tiền hô
mà ngày nay hơn hết mọi vị thánh, người còn sống động trong sinh hoạt của Hội
Thánh. Hội Thánh không ngừng cử hành mầu nhiệm cứu độ, nên luôn luôn nhắc đến
Yoan. Hội Thánh mừng sinh nhật của người để biết hừng đông ơn cứu thế đã nổi
lên ở chân trời trong đời sống của Dân Chúa. Hội Thánh nghe tiếng người trong
mùa vọng Phụng vụ để thanh tẩy tâm hồn và đời sống hầu chuẩn bị ngày Chúa đến.
Hội Thánh kính nhớ sự chết của người để được báo tin về cuộc tử nạn cứu thế của
Ðức Kitô. Thánh Yoan là tiên tri được sai đi trước mặt Ðức Yêsu Cứu thế thì
người còn sống mãi trong tâm tư của Hội Thánh đang đi đón Ðức Kitô trở lại. Có
thể nói Hội Thánh phải gặp thánh Yoan trước, tức là phải thanh tẩy, chuẩn bị
nên Dân tốt lành hầu đón nhận ơn Chúa đến viếng thăm. Và như vậy thiết tưởng đã
đủ để nói lên điều này, là cho đến ngày Ðức Yêsu Kitô trở lại, chúng ta phải
nghe lời Yoan giảng, phải thi hành việc người truyền, phải hành động và trở nên
như người.
Chúng ta hãy làm công việc này nhờ những bài
Kinh Thánh hôm nay đã nói về thánh Yoan. Chúng ta luôn nhớ ơn gọi tiền định;
chúng ta luôn suy ngày được hiến dâng cho Chúa và nhận tên là Kitô hữu, một
danh hiệu nói lên tình thương cứu độ của Chúa. Nhất là chúng ta bắt chước thánh
Yoan có đời sống thanh tẩy tội lỗi và luôn khiêm tốn giới thiệu Ðức Yêsu Cứu
thế cho mọi người.
Giờ đây chính Chúa sẽ đến gặp chúng ta trong
thánh lễ. Chúng ta hãy có lòng thống hối như muốn cúi xuống cởi giầy cho
Người... Chúng ta sẽ được Người nâng lên như có lần Người đã tôn vinh thánh
Yoan trước mặt mọi người: Thầy bảo thật trong muôn vàn con cái mà đàn bà sinh
ra không ai quý trọng hơn Yoan, nhưng kẻ bé nhất trong Nước Trời còn hơn ông.
Vì Yoan chỉ là vị tiền hô, còn chúng ta từ nay là bạn hữu, là Kitô hữu. Ước gì
chúng ta hiểu như vậy để từ nay sống xứng đáng hơn với danh hiệu này. Và như
thế, chúng ta sẽ tôn vinh Chúa, sẽ tiếp tục làm công việc của thánh Yoan là
giới thiệu Chúa cho mọi người.
(Trích dẫn từ tập sách Giải Nghĩa Lời Chúa của
Ðức cố Giám Mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm)