Lễ Thánh
Tâm Chúa Giêsu Năm B
Máu và nước
Sự sống và tình yêu
(Sách Hôsê 11,1b.3-4.8c-9; Thư E�phêsô 3,8-12.14-19; Tin Mừng Yoan
19,31-37)
Phúc Âm: Yn 19, 31-37
"Tên lính đâm thủng cạnh sườn Người, và
máu cùng nước chảy ra".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Bởi lẽ là Ngày Chuẩn Bị, và để tránh cho các tử
thi không còn treo trên thập giá trong ngày sabbat, vì ngày sabbat là một ngày
trọng đại, những người Do-thái xin Philatô cho hạ các tử thi xuống, sau khi
đánh giập ống chân. Bấy giờ những người lính đến, đánh giập ống chân người thứ
nhất và người thứ hai cùng bị đóng đinh với Chúa Giêsu. Khi đến gần Chúa Giêsu,
chúng thấy Người đã chết, nên không đánh giập ống chân Người; nhưng một tên
lính lấy ngọn giáo đâm thủng cạnh sườn Người, và lập tức máu cùng nước chảy ra.
Và kẻ đã xem thấy, thì đã minh chứng, mà lời chứng của người đó chân thật, và
người đó biết rằng mình nói thật để cả chư vị cũng tin. Những điều đó đã xảy ra
để ứng nghiệm lời Kinh Thánh rằng: "Không một cái xương nào của Người bị
đánh giập". Và lại có lời Kinh Thánh khác rằng: "Chúng sẽ nhìn vào
Ðấng chúng đã đâm thâu qua".
Suy Niệm:
Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu Năm B
Sách Hôsê 11,1b.3-4.8c-9; Thư E�phêsô 3,8-12.14-19; Tin Mừng Yoan 19,31-37
Chúng ta hãy cám ơn thánh Yoan tác giả bài Phúc
Âm chúng ta vừa nghe. Người đã trung thành kể lại sự kiện một lính đã lấy giáo
đâm thủng cạnh sườn Chúa Yêsu, để hôm nay chúng ta có đường lối đi vào Thánh
Tâm Chúa. Bài Phúc Âm hôm nay thật đẹp hơn mọi bức ảnh Thánh Tâm. Và những lời
Kinh Thánh là tư tưởng chắc chắn hơn cả đưa chúng ta đi vào mầu nhiệm.
Vậy, nếu chúng ta theo vết thương mà người lính
đã cầm giáo mở ra ở cạnh sườn Chúa Yêsu mà nhìn vào trái tim Chúa, chúng ta sẽ
thấy như thánh Yoan hồi trước, máu và nước đang chảy ra. Máu nói lên sự sống và
tình yêu; Nước chảy đến đâu như muốn rửa sạch đến đó. Khi nói Máu và Nước chảy
ra từ cạnh sườn Chúa Yêsu, thánh Yoan muốn trỏ cho mọi người thấy trái tim Chúa
đang đổ hết sức sống và tình yêu của Người ra để rửa sạch chúng ta, khiến chúng
ta trở thành tạo vật mới, thánh thiện, trong sạch đẹp lòng Chúa.
Thế nên, thánh Phaolô trong bài thơ hôm nay đã
muốn quỳ gối xuống trước mặt Cha Ðức Yêsu Kitô để tạ ơn Người vì đã dành cho
loài người chúng ta một kho tàng yêu thương vô tận như thế ở trong Thánh Tâm
Chúa Yêsu. Hôm nay chúng ta cùng với Giáo hội cũng hãy bắt chước thánh Tông đồ
quỳ gối ở trước Thánh Tâm Chúa mà chiêm ngưỡng: kìa sức sống và tình yêu của
Chúa đang chảy ra lênh láng mang phúc lành, ơn thánh đến cho chúng ta, để hôm
nay chúng ta được tươi mát và phong phú hơn.
Quỳ trước Thánh Tâm Chúa, chúng ta thấy những
lời sách Hôsê vừa nghe, tuy thật thắm thiết, nhưng dường như chưa diễn tả được
tới mức của bài thơ Phaolô và của bài Phúc Âm Yoan. Hôsê cố gắng nói lên mối
tình đặc biệt giữa Chúa và dân Người. Ông mượn hình ảnh một người cha, một
người mẹ săn sóc đứa con thơ để nói về cách thức Chúa chăm lo cho loài người
chúng ta. Chúa phán: lúc
Nói đúng hơn, trong Cựu Ước, Chúa mới chỉ hứa
làm như vậy thôi. Nhưng đọc những tư tưởng ấy, ai mà không cảm động? Ai không
thấy rằng trái tim Chúa thật là đại dương bát ngát tình thương? Người ta đã ví
không sai khi gọi các trang Kinh Thánh là những bức thư tình. Kinh Thánh mạc
khải tâm tư ý nghĩ của Chúa đối với loài người. Ðọc lên rõ ràng chúng ta chỉ
thấy có tình yêu. Và nêu đọc ngoài viễn tượng tình yêu, sẽ không còn hiểu được
Kinh Thánh nữa; và phải nói sẽ hiểu sai hoàn toàn. Kinh Thánh như vậy là trái
tim của Chúa mở ra cho loài người. Ngày lễ Thánh Tâm trước hết chúng ta phải
đọc Kinh Thánh, phải hứa sẽ đọc Kinh Thánh để tìm thấy Chúa yêu thương loài
người và từng người chúng ta.
Cựu Ước đã thắm thiết, nhưng như ta đã nói, vẫn
chưa sánh được với Tân Ước... Vì trong Cựu Ước, Chúa đã yêu thương nhiều, nhưng
còn hứa làm nhiều việc yêu thương hơn nữa ở trong Tân Ước. Trái tim của Chúa
Cha ở trong Cựu Ước còn giấu kín nhiều kho tàng bí ẩn, chỉ được mở ra nơi trái
tim Chúa Yêsu như lời thánh Phaolô nói trong bài thư. Phải nhờ Tân Ước, nhờ
Giáo hội, nhờ Trái tim Chúa Cứu thế, chúng ta mới biết được các mầu nhiệm ẩn
giấu từ muôn thuở trong Thiên Chúa, và mới rõ được sự khôn ngoan muôn màu mà
Thiên Chúa đã dự định thi hành trong Ðức Yêsu Kitô Chúa chúng ta. Như vậy,
chiêm ngưỡng Thánh Tâm Chúa Yêsu hôm nay, chúng ta có thể thấy tất cả mầu nhiệm
Thiên Chúa yêu thương loài người trong kế hoạch cứu độ.
Là vì sau nhiều thời, nhiều cách, dùng các tiên
tri, đến nói với chúng ta về trái tim yêu thương của Người, của Thiên Chúa đã
sai chính Con Một Người xuống thể để ai thấy Chúa Con cũng thấy Chúa Cha, ai
thấy trái tim Chúa Con cũng thấy trái tim của Chúa Cha. Và trái tim của Chúa
Con như thế nào, thì tất cả cuộc đời trần gian của Người đã nói lên tất cả.
Không những lòng có gì, thì Người đã tâm sự hết với chúng ta. Người nói với
chúng ta về Chúa Cha nhân lành yêu thương loài người đến nỗi đã thí Con Một
Người cho ta. Câu chuyện những người thuê vườn nho là một tỉ dụ. Thiên Chúa có
một vườn nho để cho loài người canh tác. Loài người không biết ơn, đã đánh đập
mọi tôi tớ mà Người sai đến. Cuối cùng Người sai chính Con Một Người tới. Họ
cũng đánh đập rồi giết chết. Tình yêu lạ lùng của Chúa Cha còn được câu chuyện
đứa con hoang đàng kể lại.
Nhưng Chúa Yêsu đã diễn tả tình yêu ấy không
nguyên bằng lời nói, mặc dầu lời nói của Người còn mạc khải toàn bộ chân lý cứu
sống loài người. Người diễn tả trái tim của Người bằng chính nếp sống khó
nghèo, vâng phục, tận tụy phục vụ mọi hạng người, kể cả những thành phần bị
loài người vứt bỏ, rẻ rúng hơn cả. Người săn sóc kẻ phong cùi, người cải hoán
kẻ tội lỗi. Người không bỏ chúng ta mồ côi. Và cuối cùng, Người đã chấp nhận
chết để nói lên lời yêu thương thấm thía: Lạy Cha, con tự hiến thánh con để họ
được nên thánh, con dâng mạng sống con để họ được sống. Chúa chết trên thập giá
vì yêu thương; nhưng ở trên thập giá, Chúa còn muốn tỏ dấu yêu thương cho đến
cùng.
Một người lính đã cầm giáo chọc thủng cạnh sườn
Người, nơi che giấu trái tim yêu thương của Người. Những giọt máu yêu thương
cuối cùng chảy ra. Những giọt máu nói lên tình yêu thương nồng nàn ngay khi
thân thể đã cứng lạnh. Những giọt máu hy sinh tế lễ để đền tội cho loài người.
Yoan đã nhìn thấy cảnh tượng đó. Ông thấy người lính không đánh dập ống chân
Chúa tử nạn như thói quen vẫn có, khiến dù thân thể Chúa đã hy nát như vậy mà
mọi cái xương vẫn còn y nguyên. Bây giờ máu lại chảy ra, máu nói lên ý nghĩa hy
tế tình yêu, Yoan bừng mắt nhận ra lời Thánh Kinh: khi làm thịt con chiên vượt
qua, không được làm gãy một cái xương nào. Như vậy, trên thánh giá, Ðức Kitô
thật là Con Chiên vượt qua của đạo mới. Và máu từ cạnh sườn đang chảy ra, đúng
là máu cứu độ thay thế hẳn máu chiên vượt qua ngày xưa bôi trên cửa nhà người
Dothái để cứu họ khỏi bị sát hại.
Chúng ta quả thật đã được cứu chuộc nhờ máu từ
cạnh sườn Chúa Yêsu. Yoan sung sướng suy nghĩ như vậy. Và ông lại nhìn thấy
nước từ cạnh sườn Chúa chảy ra. Ðúng rồi, Êzêkiel đã viết: từ bên hông đền thờ
Yêrusalem mới sẽ có suối nước chảy ra: nước trong sạch và phong phú làm sao!
Nước chảy đi đến đâu, tạo vật mới mọc lên, sinh ra đến đó. Nước ấy là nước sự
sống trường sinh vậy. Nay ở cạnh sườn Chúa tử nạn, có nước chảy ra theo máu.
Ðiều đó nói lên ý nghĩa rõ ràng: hy lễ của Ðức Kitô đang ban Nước Thánh Thần
rửa sạch chúng ta, biến chúng ta nên tạo vật mới làm cho chúng ta từ nay được
sống trong sạch tươi mát.
Người ta thật có lý khi bảo Giáo hội đã được
sinh ra từ cạnh sườn Chúa Yêsu, như Evà đã sinh ra nhờ khúc xương sườn của
Adong. Sách thánh nói Evà đã sinh ra như thế là có ý bảo xương thịt Evà cũng là
xương thịt Adong.
Thánh Yoan mời ta hãy nhìn lên Ðấng bị đâm
thâu; thánh Phaolô bảo ta hãy hiệp cùng Hội Thánh mà hiểu biết chiều rộng,
chiều dài, chiều cao, chiều sâu của tình yêu nơi Ðức Kitô; phụng vụ Giáo hội
trong lễ và tháng Thánh Tâm này, thúc giục chúng ta chiêm ngưỡng yêu mến trái
tim Chúa Yêsu yêu thương chúng ta lạ lùng.
Vậy chúng ta hãy đến cùng Trái Tim Chúa Yêsu
trong Kinh Thánh, trên Thánh giá, nơi Thánh Thể, trong Giáo hội và nơi tha
nhân. Trong Kinh Thánh rõ ràng chúng ta chỉ đọc thấy những lời Chúa yêu thương.
Trên Thánh giá, chúng ta được thánh Yoan chỉ cho thấy máu tình yêu đang chảy ra
để cứu sống chúng ta trong mạch nước trường sinh, thánh thiện. Còn nơi Thánh
Thể, mầu nhiệm yêu thương của Trái Tim Chúa được biểu thị trong chính lời
truyền phép: chúng con hãy lãnh nhận mà ăn, vì này là Mình Ta và này là Máu Ta.
Có lẽ chúng ta cần phải suy nghĩ nhiều hơn về tình yêu của Chúa ở trong Giáo
hội và nơi tha nhân. Việc suy nghĩ đó không khó khăn gì vì nếu Chúa đã trao tất
cả trái tim Chúa cho Giáo hội, cho chúng ta, thì nhìn vào Giáo hội và tha nhân,
chúng ta phải như nhìn thấy tình yêu thương của Chúa đang dành tất cả cho loài
người. Chúng ta sẽ phải thêm lòng yêu thương tha nhân, muốn phục vụ tha nhân,
vì có như vậy chúng ta mới cảm nghĩ như trái tim Chúa và mới làm đẹp lòng Trái
Tim Chúa.
Thế nên, tháng Thánh Tâm không phải chỉ là
tháng yêu mến Trái Tim Chúa; nhưng khi nhìn thấy Trái Tim Chúa yêu thương loài
người vô cùng, chúng ta phải biết yêu thương chăm lo cho người khác.
Xin Thánh Tâm Chúa Yêsu làm cho trái tim chúng
con được nên giống Thánh Tâm Chúa.
(Trích dẫn từ tập sách Giải Nghĩa Lời Chúa của
Ðức cố Giám Mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm)