ĐỨC GIÊSU CHIẾN
THẮNG SATAN
(Máccô 1,12-15 – CN I MC - B)
1.-
Ngữ cảnh
Đây
là phân đoạn cuối của Lời tựa (1,1-15), kể lại những hoạt động đầu tiên của Đức
Giêsu sau khi chịu phép rửa.
2.-
Bố cục
Bản
văn này gồm hai đơn vị:
1) Cám dỗ trong sa mạc
(1,12-13);
2) “Bản tóm tắt” công việc rao giảng của Đức
Giêsu tại Galilê (1,14-15):
a- nơi chốn và thời
gian (c.14a),
b- chính “bản tóm tắt”
(cc. 14b-15).
3.- Vài điểm chú giải
- Thần Khí đẩy Người (12): Động từ Hy Lạp ekballô,
“quăng ra; đuổi; kéo ra”, thuộc thì “hiện tại lịch sử” (historic present), một
thì tiêu biểu của TM Máccô. Trong tác phẩm, động từ này luôn luôn
hàm ý sức mạnh, có khi là một sức mạnh áp đảo (đuổi ma quỷ: 1,34; 3,15.22.23;
6,13; 7,26; 9,18.28.38; 16,9.17. Về người: 1,43; 5,40; 11,15; 12,8). Các Tin
Mừng Nhất Lãm khác dùng những động từ nhẹ nhàng hơn (Mt: anagesthai,
“được dẫn”; Lc: agesthai, “được dẫn”). Ý nghĩa: chính Thánh
Thần đã là sức mạnh làm cho Đức Giêsu đi vào hoang địa.
- bốn mươi ngày (13): Trong Mt
và Lc, giữa những câu trao đổi giữa Đức Giêsu và Satan, trích từ sách Xh
và Ds, chúng ta hiểu đây là một quy chiếu về biến cố Xuất Hành. Còn
trong Mc, có thể con số “40” này là một âm vang của cuộc thử thách 40
ngày mà Môsê (Xh 34,28) và ngôn sứ
Êlia (1 V 19,1-8) đã trải qua.
- hoang địa (sa mạc): Sa mạc có ảnh hưởng dọc
theo lịch sử Dân Thiên Chúa. Lịch sử này đã ghi lại hai kỷ niệm có vẻ mâu thuẫn
nhau, nhưng thật ra là hai mặt của cùng một hoàn cảnh: (1) Thời gian ở trong
hoang địa trước tiên được trình bày như thời kỳ sống lý tưởng của Dân
được Thiên Chúa tuyển chọn; khi ấy, lý tưởng tôn giáo của họ phát triển phong
phú và họ sống lý tưởng này ở mức hoàn hảo. (2) Nhưng đây cũng là thời thử
thách, thậm chí thời trừng phạt, dành cho tội lẩm bẩm kêu ca và bất
phục tùng. Hoang địa vừa là nơi con người tách mình khỏi trần thế để được thanh
luyện (các nhân vật lớn của dân Chúa đến đây để làm cho các chương trình của
mình được chín muồi, hoặc để tái phục hồi lòng nhiệt thành), vừa là nơi thử
thách. Ở đây, hoang địa là nơi đáng sợ bởi vì có các dã thú cư ngụ. Tác giả
không quan tâm xác định một địa điểm theo địa lý.
- Satan (Hp. Sâtân, “kẻ tố cáo, kẻ chống đối” (HL. satanas;
x. Mc 3,23.26; 4,15; 8,33): Tên này
tương tự với diabolos, “ác thần”, “quỷ”, kẻ điều hành những sức mạnh xấu
xa, đối thủ của Thiên Chúa, kẻ thù của loài người.
- cám dỗ (HL. peirazomai, “bị thử thách”,
“bị cám dỗ”): Ở đây động từ này hàm ẩn một ý đồ gian ác. Hành động cám dỗ được
mô tả như là xảy ra suốt thời gian 40 ngày. Mặc dù tác giả Mc không mô
tả chi tiết hơn việc quỷ cám dỗ Đức Giêsu, ta có thể giả thiết là cuộc cám dỗ
có một lý do Kitô học, tức được nhắm vào việc thi hành nhiệm vụ Mêsia. Người đã
thắng Satan như một báo trước; Người sẽ thắng nó vĩnh viễn (x. 2 Tx 2,3-12; Kh 19,19t; 20,2.10).
- sống giữa loài dã thú và có các thiên thần
hầu hạ: Hoang địa Giuđê là nơi cư trú của nhiều loại dã thú; sự kết nối
giữa các thiên thần hầu hạ (diêkonoun: thì vị-hoàn [imperfect] để mô tả
một việc phục dịch kéo dài suốt thời gian ở trong hoang địa) và sự che chở khỏi
các thú dữ khiến có thể coi Tv
91,11-13 là một bối cảnh. Với hoạt cảnh này, tác giả cho hiểu là với Đức Giêsu,
thời cánh chung đã bắt đầu: Đức Giêsu là Ađam mới, có thể đưa ta trở lại Địa
đàng.
- Sau khi ông Gioan bị nộp (14): Gioan Tẩy Giả lại
được giới thiệu là Tiền Hô của Đức Giêsu. Đức Giêsu bắt đầu hoạt động công khai
sau hoạt động của Gioan. Chi tiết này thuộc về lược đồ lịch sử cứu độ
hơn là lịch sử trần thế: Đức Giêsu không thể bắt đầu được trước khi vị Tiền Hô
ra khỏi sân khấu. Kết thúc tàn bạo Gioan phải chịu cũng gợi ý xa xa về số phận
của Đức Giêsu. Động từ HL paradothênai (thái bị động) khiến ta phải thấy
ở đây có bàn tay của Thiên Chúa làm việc (áp dụng cho Đức Giêsu: 9,31; 10,33;
14,41) .
- Tin Mừng của Thiên Chúa: Công thức với
thuộc-cách này vừa có nghĩa là Tin Mừng đến từ Thiên Chúa và Tin Mừng nói về
Thiên Chúa. Đây là một “Tin Mừng”, nghĩa là tin về một sự kiện có thật,
chứ không phải là một suy diễn, một giả thiết, một lý
thuyết, thậm chí một lệnh truyền. Do có mạo từ xác định, đây chính là
Tin Mừng tuyệt hảo, mà người ta không thể thêm vào một tin nào hay hơn,
tốt hơn, mừng hơn.
- Thời kỳ đã mãn: “Thời kỳ” (kairos
[thời gian đã định, lúc] ≠ chronos [khoảng thời gian]) là
thời điểm quyết liệt Thiên Chúa đã định, mọi sự tùy thuộc thời điểm này (x. Đn 7,22; Ed 7,12; 9,1; Ac 4,18; Kh 1,3; 1 Pr 1,1). Trong TM Lc, có những quy chiếu về thời kỳ
này (Lc 12,56; 19,44).
- Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần: Trong Cựu Ước,
Thiên Chúa được nhận biết như là Chúa Tể và Vua của
- Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng: Lời này cũng có nghĩa
là “Hãy sám hối là tin vào Tin Mừng”, tức bằng cách (diễn tả qua việc)
tin vào Tin Mừng.
4.- Ý nghĩa của bản văn
* Cám dỗ trong sa mạc (12-13)
Kể từ Giáo Hội sơ khai,
các nhà chú giải đã coi bức tranh mô tả Đức
Kitô ở trong hoang địa với dã thú như là một đối trưng của Ađam trong
vườn. Tình trạng thù nghịch giữa loài người và dã thú, một hậu quả của sự sa
ngã của Ađam, không được áp dụng cho Đức Giêsu. Tình trạng Đức Giêsu ở trong
hoang địa sống hài hoà với muôn loài và quan hệ thân tình với Thiên Chúa cho
thấy đó là hoàn cảnh của nhân loại nếu Ađam đã không phạm tội. Một hoang địa
biến thành địa đàng là một hình ảnh ngôn sứ Isaia dùng để mô tả ơn cứu độ (x. Is 11,6-9; 32, 14-20; 65,25).
Không như dân
* Khởi đầu hoạt động rao giảng của Đức Giêsu tại
Galilê (14-15)
Trước khi ghi nhận các
chi tiết thuộc về đời sống công khai của Đức Giêsu, Mc tóm tắt hoạt động
của Người bằng cc. 14-15. Biến cố Gioan Tẩy Giả bị bắt đã kết thúc hoạt động
của ông. Đức Giêsu, trước đây đã được Gioan ban phép rửa cho (1,9-11), nay trở
lại Galilê và tại đó, Người bắt đầu công trình của Người. Sứ điệp Người phải
truyền đạt được xác định ngay từ đầu là Tin Mừng của Thiên Chúa: Tin Mừng đến
từ Thiên Chúa và Tin Mừng nói về Thiên Chúa. Đây là Tin Mừng tuyệt hảo được
Thiên Chúa thông ban cho ta và nói với ta về tương quan Người muốn thiết lập với
ta. Đức Giêsu cho biết rằng những gì Thiên Chúa đã hứa, nay đang trở thành hiện
thực. Thời gian đang khởi đầu với lời loan báo và hoạt động của Đức Giêsu là
thời gian của sự hoàn tất, thời gian của hoạt động đặc biệt của Thiên Chúa. Tất
cả những điều này khiến chúng ta vui mừng và tin tưởng.
+ Kết luận
Không giống như TM
Mt (4,1-11) và Lc (4,1-13), TM Mc không giải thích
cách thức Satan cám dỗ Đức Giêsu trong hoang địa. Các câu chuyện
Muốn chuẩn bị lòng trí
đón Chúa đến, người ta phải triệt để quay về với Thiên Chúa, phải cậy dựa vào
Lời Chúa.
5.- Gợi ý suy niệm
1. Người Kitô hữu chọn Đức Kitô và xin chịu
phép rửa tội, thì chia sẻ số phận của Đức Kitô; người ấy sẽ bị Satan cám dỗ.
Tuy nhiên, người ấy cũng sẽ được hỗ trợ bởi chính Đức Kitô và các thiên thần
của Người.
2. Vì Tin Mừng Đức Giêsu mang đến là Tin Mừng
tuyệt hảo, Tin Mừng này là nền tảng cho niềm vui và sự tin tưởng của chúng ta.
Ai đón tiếp Tin Mừng này và lưu tâm nghiền ngẫm, thì biết rằng Thiên Chúa ở gần
bên để ban ơn cứu độ.
3. Thời kỳ Đức Giêsu loan báo liên hệ với các
lời Thiên Chúa hứa trong Cựu Ước: Thiên Chúa trung thành với lời hứa. Do
đó, chúng ta vui mừng, tin tưởng và yên tâm ký thác cho Thiên Chúa. Nhưng thời
kỳ này chỉ là thời kỳ chan hòa niềm vui cho ai biết nhận định như thế, và có
một thái độ thích hợp: “sám hối và tin vào Tin Mừng”, tức là biết chọn
lựa.
4. Thiên Chúa là Chúa Tể chứ không phải là nô
lệ của chúng ta; chúng ta không thể coi Người như ngang vai; chúng ta không thể
áp đặt cho Người bất cứ chuyện gì. Người có tất cả mọi quyền bính và sức mạnh; Người
quyết định và quy định. Bởi vì Thiên Chúa là Chúa Tể chân thật duy nhất, chúng
ta được tự do đối với mọi chúa tể và quyền lực khác. Sứ điệp nói rằng Thiên Chúa
là Chúa Tể là sứ điệp về sự giải phóng cơ bản của chúng ta. Mọi chúa tể và
quyền lực khác được trả về đúng chiều kích của họ.
5. Thiên Chúa là Chúa Tể mọi nơi mọi lúc, nhưng
quyền chủ tể của Người có thể ở trong tình trạng giấu ẩn, rất khó nhận ra, đến
nỗi người ta có thể nghĩ rằng Thiên Chúa và Triều Đại Người không hiện hữu. Để
có thể nhận ra quyền chủ tể của Thiên Chúa, cần phải có đức tin, rồi khám phá
ra dần nơi lối cư xử của Đức Giêsu: nơi Người, chúng ta được mạc khải cho biết
Thiên Chúa đến gần chúng ta như thế nào với Triều Đại của Người và các hoa trái
của Triều Đại Người.
Lm PX Vũ Phan Long, ofm