ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH
Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH, năm B
Cv 4,
8-12 1 Ga 3, 1-2 Ga 10, 11-18
Mục
Tử là danh xưng của người Do Thái khi gọi Thiên Chúa là Mục Tử, và họ là đoàn
chiên của Người. Thực tế, đối với Dân Chúa, từ Ông Abraham tới Vua Đavít và
nhiều tổ phụ của người Do Thái đã từng là những người chăn chiên chăn cừu. Từ
kinh nghiệm của nghề chăn chiên, họ trở nên lãnh đạo Dân Chúa. Các Vị này đã
trở thành những Mục Tử chăn dắt Dân Thiên Chúa.
Vâng,
quan niệm, ý niệm về Mục Tử là truyền thống, văn hóa và quan niệm của người Do
Thái xưa. Do đó, Chúa Giêsu cũng thừa hưởng quan niệm về tôn giáo và hấp thụ
nền văn hóa của dân tộc Do Thái, đã công bố thông điệp cứu độ cho nhân loại
bằng ngôn ngữ, hình ảnh thường gặp nơi dân Do Thái. Dân Do Thái từ ngàn xưa như
các ngôn sứ Isaia, Giêrêmia và Êdêkiên loan báo, đã hằng trông mong Đấng Cứu
Thế đến chăn dắt họ như Mục Tử chăn dắt đàn chiên. Hôm nay, Chúa Giêsu nói với
dân Do Thái, Ngài là Mục Tử chăn dắt đàn chiên thì Ngài đích thực muốn nói với
dân, Ngài chính là hiện thân của Thiên Chúa. Đây là ý nghĩa quan trọng và chính
yếu của chương 10 của thánh Gioan. Chương 10 còn đi xa hơn lời loan báo của các
ngôn sứ, bởi vì các ngôn sứ chỉ loan báo Thiên Chúa đến chăn dắt dân, chứ chưa
nghĩ tới việc Con Thiên Chúa dám hy sinh mạng sống mình, làm giá cứu chuộc nhân
loại. Bởi vì, Thiên Chúa là Đấng vĩnh hằng, trường tồn, bất biến, làm sao dám
nghĩ rằng Ngài lại chấp nhận chết vì tội lỗi của nhân loại.Đó là một mặc khải
lớn lao vượt quá lời loan báo của các ngôn sứ. Mặc khải khác nữa mà chương 10
của thánh Gioan nói tới, Đức Giêsu Kitô, không chỉ là Mục Tử của dân Do Thái,
mà Ngài còn là Mục Tử của toàn thể nhân loại.
Hình
ảnh chiên, cừu và những người chăn chiên là hình ảnh phổ quát, quen thuộc của
người Do Thái. Nên, ngày nay, nhiều bức tranh, bức ảnh vẽ Chúa Giêsu đang vác
chiên trên vai hoặc Chúa Giêsu đang ngồi, vây quanh Ngài là nhiều con chiên.
Chúa là Mục Tử tốt lành chăn dắt chiên. Tuy nhiên, Ngài hơn mọi Mục Tử vì Ngài
biết chiên từng con một, nghe tiếng chiên, gọi tên con chiên và chiên cũng nghe
tiếng Ngài để đi theo Ngài. Đây là sự hiểu biết tận căn, nhận ra nhau dễ dàng,
quý mến, trân trọng lẫn nhau. Chúa Giêsu đã trao quyền chăn dắt đoàn chiên, tức
là Hội Thánh cho Phêrô sau khi Ngài sống lại. Sứ mạng này thật cao cả và quý
hóa. Sứ mạng này bắt nguồn từ tình yêu. Chúa Giêsu là Mục Tử tối cao và là Mục
Tử gương mẫu. Môi Mục Tử khác đều dưới quyền lãnh đạo của Ngài. Chính vì thế, mọi
Mục Tử trên trần gian này phải noi gương, bắt chước Ngài. Mọi Mục Tử phải dám
hy sinh vì chiên của mình.
Nữ tu
Chiara Francesca Pico đã viết :” Vào mỗi thời kỳ, mỗi dân tộc đều có những
người hướng dẫn và thủ lãnh của họ…không một ai trong những người này đã hiến
mạng cho dân mình, một cách cho không và vô điều kiện.Chỉ duy nhất Con Thiên
Chúa, trở nên người phàm, đã mang lấy tội lỗi và chết cho chúng ta.Chỉ duy nhất
một mình Người, Đức Giêsu Kitô, là Người hướng dẫn, là Chủ Chăn của chúng
ta…Chúng ta hãy nghe “ tiếng nói “ của chủ Chăn này, vào mỗi Chúa Nhật, ở Thánh
Lễ…Chúng ta có đủ khả năng giữ thinh lặng để lắng nghe tiếng nói của Người
không ?”.
Giáo
Hội dùng Chúa nhật thứ IV Phục Sinh để cầu nguyện cho ơn gọi. Trên thế giới
ngày nay, nhiều nơi thiếu ơn gọi trầm trọng. Riêng tại Việt
Xin
Chúa ban cho các cha mẹ luôn biết giáo dục con cái tốt, hướng dẫn và động viên
con cái đáp trả lại lời mời gọi của Thiên Chúa. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Tại sao lại gọi Chúa Giêsu
là Mục Tử tốt lành ?
2.Quan niệm Mục Tử phát xuất
từ đâu ?
3.Abraham, Đavít và nhiều Tổ
phụ đã là ai trước khi lãnh đạo dân Chúa ?
4.Biết theo nghĩa của Chương
10 của thánh Gioan có nghĩa gì ?
5.Ai được Chúa Giêsu trao
quyền lãnh đạo Giáo Hội đầu tiên khi Ngài Phục Sinh ?