CHÚA GIÊSU BIẾN HÌNH
Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
CHÚA NHẬT II MÙA CHAY, năm B
St 22,1-2.9a-13.15-18 Rm
8,31b-34 Mc 9, 2-10
Francois
Margeat, Đan sĩ viết :” Lễ Hiển Dung là thời khắc chủ yếu của việc Chúa Giêsu
đi lên Giêrusalem.Với các mơn đệ, lúc đĩ đang hoảng sợ về viễn tượng cuộc Khổ
nan, Chúa Giêsu đã cho họ thống thấy vinh quang mà
Người chia sẻ với Cha của Người “.Đọc Tin Mừng của Chúa Giêsu, điều chúng ta rất lấy làm thú
vị là Ngài luôn thích những đồi, núi, những nơi vắng vẻ để tâm sự thân tình với
Thiên Chúa Cha. Chúng ta có thể thấy được ngọn núi, Đức Giêsu ngồi dạy các môn đệ
và dân chúng tám mối phúc thật, núi Taborê nơi Ngài biến hình trước mặt ba môn đệ
thân tín là Phêrô, Giacôbê và Gioan, núi Sọ và núi Oâliu, nơi Ngài được cất nhắc
lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha.Thực tế cho chúng ta thấy núi Taborê, nơi Chúa
Giêsu biến hình để tỏ vinh quang của Ngài và để củng cố đức tin của các môn đệ.
Tuy nhiên, vinh quang này chỉ lóe lên rồi vụt tắt, báo trước vinh quang vĩnh cửu
các môn đệ và nhân loại sẽ có khi Ngài về trời.
Đoạn
Tin Mừng Mc 9, 2-10 cho chúng ta một cảnh rất thần tiên nhưng đầy mầu nhiệm. Đây
chính là mầu nhiệm của đức tin. Bởi vì, biến hình không phải tự ý Chúa Giêsu mà
là một việc làm đầy ý nghĩa của Chúa Cha. Sau khi gặp Thiên Chúa Cha, Chúa Giêsu
được Cha biến hình.Việc biến hình này thay đổi tất cả con người, khuôn mặt của
Chúa Giêsu và ngay cả đến y phục của Người. Vinh quang của Chúa Giêsu được Thiên
Chúa Cha vén mở cho các môn đệ. Chúa biến hình sáng láng đến nỗi các môn bị lóa
mắt không thể nhìn ra Người, họ phải phủ phục và che mặt lại như Môsê trên núi
khi xưa, ông phải bỏ giầy và cúi mặt xuống. Bởi vì, ánh sáng lung linh chói lọi
của sự biến hình vinh quang của Chúa Giêsu làm cho các môn đệ bị ngất ngây và không
thể nào nhìn ra sự khác lạ đó, nhìn vào mặt Người họ sẽ phải chết. Cuộc biến
hình của Chúa Giêsu trên núi Taborê tiên báo cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu.Ba môn
đệ Phêrô, Giacôbê và Gioan đã ngất ngây và muốn ngủ yên trong hào quang của Chúa
:” Lạy Thầy, chúng con được ở đây thì tốt lắm,chúng con xin dựng ba lều, một Thầy,
một cho Môsê và một Eùlia” ( Mc 9, 5 ). Các môn đệ đâu có ngờ, vinh quang này
chỉ để củng cố đức của các ông mà thôi, chứ Chúa lại trở về sứ vụ của Ngài là
xuống núi để chuẩn bị vác thập giá lên đồi Canvê.
Chúa
biến hình chỉ trong chốc lát vì niềm hy vọng phục sinh. Chúa đâu có ở trong sự
biến hình mãi mãi. Các môn đệ vẫn còn cả một cuộc hành trình xa vời. Cuộc hành
trình đức tin không phải chỉ có ở chỗ vinh quang tạm thời, mà cuộc hành trình còn
kéo dài mãi mãi.Bởi vì theo Chúa Giêsu không phải để lên cao hưởng thụ, không
phải để sống phè phỡn, tạm thời. Nhưng theo Thầy, các môn đệ còn phải có trách
nhiệm và nghĩa vụ với đám đông dân chúng đang khao khát Lời Chúa. Họ còn phải đi
truyền giáo, còn phải giới thiệu nước trời và giới thiệu Thiên Chúa. Các môn đệ
luôn phải ý thức rằng cuộc hành trình của họ còn dài và hạnh phúc vinh quang sẽ
phải trải qua nhiều thử thách đến nỗi phải hy sinh cả mạng sống.
Chúa
vinh quang vì Người đã chấp nhận ý Thiên Chúa Cha, gánh tội cho trần gian và chết
cho thế gian. Vinh quang của Chúa Giêsu trên đồi Taborê cũng là Đức Giêsu Kitô đang
đi khắp mọi nơi để rao giảng Tin Mừng cứu độ, chữa bệnh hoạn tật nguyền và trừ
quỷ. Vinh quang của Chúa Giêsu trên núi Taborê cũng là Đức Giêsu Kitô đẫm mồ hôi
máu trong vườn Cây Dầu và bị treo trên thập giá trên đồi Canvê. Do đó, làm môn đệ
Chúa cũng chính là đi con đường tình yêu, con đường khổ giá mà Chúa Giêsu đã trải
qua. Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu đã viết:”Sống tình yêu không phải là căng lều
trên đỉnh Taborê, mà cùng với Chúa Giêsu chúng ta trèo lên đồi Canvê “.
Francois Margeat tiếp tục giải thích :” Đơi khi Thiên Chúa cho chúng ta niềm
vui nhảy cảm của sự hiện diện của Chúa. Nhưng, nhiều khi chúng ta phải lần bước
trong niềm tin.Lúc đĩ, là lúc chúng ta phải suy niệm Lời của Chúa Cha:” Đây là
Con Ta yêu dấu “ .Chúng ta cũng vậy, nhờ ân sủng của phép Rửa, chúng ta là con
trai hay con gái yêu dấu của Cha. Chính khi chúng ta mỗi ngày suy niệm Lời Chúa
và đem ra thực hành, là chúng ta đã cĩ thể sống đời sống của Đấng đã sống lại
của Lễ Phục Sinh “.
Lạy
Chúa Gie6su, xin ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con mau mắn tin vào Chúa
và nhiệt thành loan báo sự chết, và Phục Sinh của Chúa. Amen.
GỢI
Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Núi
Chúa Giêsu biến hình gọi là núi gì ?
2.Các
mơn đệ nào đi theo Chúa Giêsu trên núi Taborê ?
3.Ai
đã hiện ra để đàm đạo cùng với Chúa Giêsu ?
4.Ai
đã xin Chúa Giêsu làm ba lều trên núi Taborê ?