Để
được ơn nghĩa Chúa cần chết đi con người tội lỗi
Suy
niệm Tin Mừng Chúa nhật V Mùa Chay – năm B
(Ga 12, 20
- 33)
Sau khi đã đi được nửa đường với lời mời gọi "Hãy Vui Lên" tuần trước khuyến khích chúng ta tiếp tục tiến lên không ngừng nghỉ
trên con đường ăn năn đền tội, cải đổi đời sống để chuẩn bị Lễ Phục Sinh. Việc
đền tội này xảy đến trong Mùa
Chay lúc mà sự mệt nhọc
không làm giảm bớt,
nhưng đúng hơn gia tăng niềm vui được đến gần mục đích.
Giao ước mới được ký kết
Kể từ khi dân Israel quay
lưng lại với Thiên Chúa, thờ bò vàng (x. Xh 32), giao ước giữa Thiên Chúa với dân Ngài bị nhiều lần gián
đoạn, do dân lỗi lời
giao ước. Vì thế Chúa đã dùng miệng các tiên tri để phán dạy và trao ban một điều
căn bản mới.
Trong Cựu Ước Giêrêmia là người duy nhất nói về "giao ước mới", nên lời
của ông rất quan trọng, tại
sao vậy? Vì lời ấy trình bày một sự thay đổi căn bản trong tương
quan giữa Thiên Chúa với con cái Israel.
Nếu Luật của Thiên
Chúa trước kia được khắc vào đá và Môisen phải đọc và truyền cho dân, dân đã
lỗi phạm do vô tình hay hữu ý, khiến Chúa nổi giận. Nay Chúa ban hành Luật với một cách thức
và công thức mới. Thiên Chúa sẽ
ghi tạc vào lòng con cái
Israel (Gr 31, 33). Mỗi người
sẽ nhận được trực tiếp và
cá nhân với Chúa (Gr 31, 34) không qua trung gian
: "Người này sẽ không còn phải dạy
người nọ, anh sẽ không còn phải dạy em " (Gr 31, 34)
theo nghĩa Kinh Thánh là hiệp thông với Chúa cách sâu xa nhất. Công thức của hai bên : "Ta sẽ là Chúa của chúng, và chúng sẽ là dân của Ta" (Gr 31, 34), đây là nét đặc trưng của giao ước kể từ khi Xuất hành (x. Xh 6, 7) sẽ
được áp dụng cho từng người trong dân. Một giao ước "khiến mọi người từ nhỏ chí lớn đều nhìn biết Chúa, vì Chúa sẽ tha thứ
tội lỗi cho dân" (Gr 31, 34 ). Giao ước mới này sẽ được Đức Kitô thực hiện và hoàn tất trong "giai đoạn" vượt qua.
Hoán cải tận con tim
Điều cần thiết hơn
cả để đi vào trong giao ước là hoán cải, hoán cải để được Chúa thứ tha và làm
mới lại giao ước. Tác giả Thánh Vịnh khơi dậy lòng thương xót của Thiên Chúa
khi thứ tha tội lỗi cho dân. Trong Kinh Thánh có nhiều hình ảnh về sự tha thứ
như : Thiên Chúa xóa, rửa và tẩy sạch, nên cũng có nhiều cách thế diễn tả sự đổi
thay nơi con người được tha
thứ. Nhưng sâu xa hơn cả là sự tái sinh: “Xin
tạo cho con quả tim trong sạch, và canh tân tinh thần cương nghị trong người
con” (Tv 50, 12-13). Quả tim trong Kinh Thánh không chỉ là nơi chứa
đựng cảm xúc nhưng còn là nơi chất chứa sự thông minh và đưa ra những quyết
đoán nữa. Người có lòng trong sạch thì luôn hướng trọn về Chúa. Thần khí (trong
tiếng Do Thái ) là hơi thở, sự sống và nguyên lý sáng tạo. Tác giả Thánh Vịnh
thưa với Chúa khi nói về các vật sống : " Người rút lại hơi khí của chúng, chúng liền tắt thở, chúng sẽ trở về
với đất bụi ! Người sai khí của Người, chúng được tạo thành và Người đổi mới
mặt đất "(Tv 103, 29-30). Giống như các tội nhân được tha thứ, từ tội
nhân, họ có thể trở thành chứng nhân của lòng thương xót Chúa.
Hãy là hạt lúa mì rơi xuống đất
Khi những người Hy
Lạp đến xin được gặp Chúa Giêsu tại Giêrusalem trong dịp lễ Vượt Qua, họ nói
với ông Philipphê rằng: "Thưa ngài,
chúng tôi muốn gặp Đức Giêsu" (Ga 12, 24). Ước muốn nơi những người Hy Lạp mong gặp Chúa Giêsu và
lắng nghe Lời Người đã nhận được câu trả lời long trọng của Chúa Giêsu như sau:
"Ðã đến giờ Con Người được tôn vinh"
(Ga 12, 23). Thử hỏi Chúa
Giêsu muốn nhắc đến "giờ" nào đây? Khung cảnh lúc đó giúp chúng ta
biết rõ rằng: Ðây là "Giờ" Mầu nhiệm và long trọng về cái chết và
sống lại của Chúa.
Bằng một ẩn dụ về hạt lúa mì, Chúa Giêsu dùng với hình ảnh giầu biểu
cảm về mầu nhiệm Vượt Qua, mầu nhiệm của sự biến đổi từ cõi chết qua cõi sống, tự nhiên nói lên tất cả. Chúng ta ghi
nhận sự đảo ngược ý nghĩa của lễ Phục Sinh: mất sự sống mình, để lấy lại. Đây
là hình ảnh dễ hiểu, phát xuất từ kinh nghiệm tự nhiên. Chắc chắn, "Nếu
hạt lúa mì rơi xuống đất mà không thối đi, thì nó chỉ trơ trọi một mình"(Ga 12, 24). Để
sinh tồn nói phải mục nát.
Tiếp theo là sự so sánh ít thuyết phục của Chúa Giêsu khi chúng ta chưa có kính
nghiệm về chính mình : "Ai yêu sự sống mình thì sẽ mất, và ai
ghét sự sống mình ở đời này, thì sẽ giữ được nó cho sự sống đời đời " (Ga 12,
25). Nhưng nếu chúng ta suy tư về cái chết
của người khác thì sẽ thấy không ai
mang được điều gì mình đã chiếm
hữu hay yêu thích khi còn sống. Sự mất mát này còn lớn hơn đối với những người
đã đặt đời mình vào mọi sự ở trần gian.
Không giống như các
Phúc Âm Nhất Lãm, nơi Tin Mừng Gioan không có cảnh Chúa Giêsu hấp hối trong
vườn Giệtsimani. Nhưng cảnh này cách nào đó : ở đây Chúa Giêsu nói "xao xuyến" và nói đến "giờ" của mình. Bây giờ linh hồn Ta xao xuyến, và biết nói gì? (Ga 12, 27) Người xin Chúa Cha "cứu khỏi giờ này?" (Ga 12, 27) Người
không trối giờ này, khi xin Cha tôn vinh "danh Cha", thể hiện vinh quang Cha, nghĩa là sự sống và quyến
năng thần linh của Cha nơi Đức Giêsu. Một dấu chỉ trao ban được Chúa Cha chấp
nhận. Bản văn kết thúc với một "lời
tiên tri" của Chúa Giêsu tuyên bố Người phải chết cách nào. Lời này đã
có từ câu đầu của Tin Mừng: " Đã đến
giờ Con Người được tôn vinh" (Ga 12, 23).
Mong gặp Thấy Chúa Giêsu giống như nhóm người Hy Lạp xưa kia. Chúng
ta đã nhìn thấy Chúa qua
đôi mắt đức tin, nhìn nhận Người là Ðấng Thiên Sai, đã chịu đóng đinh chết và đã sống lại. Vậy chúng
ta hãy để cho Chúa chiếm
lấy và đã trở thành môn đệ Người.
"Khi nào Ta chịu đưa
lên cao khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi người lên cùng Ta " (Ga 12, 32). Thật vậy, chính từ trên thập
giá mà Chúa Giêsu sẽ mạc khải cho thế gian biết tình yêu thương vô biên của Thiên Chúa đối với nhân loại đang
cần ơn cứu rỗi. Thiên Chúa là Chúa duy nhất của chúng ta, chúng ta là dân Ngài.
Giao ước tình yêu bền vững giữa Thiên Chúa và nhân loại đã được thực hiện cách
trọn vẹn trong hy tế Vượt Qua của Chúa Kitô.
Nhờ tham dự vào Mầu Nhiệm Thương Khó của
Chúa Kitô, mà chúng ta có thể sống sự phong phú của hạt giống gieo xuống đất,
và được Chúa đón nhận vào trong Vương Quốc trên trời. Amen.
Lm. Antôn
Nguyễn Văn Độ