HẠT CẢI VÀ ĐỨC TIN
Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
CHÚA
NHẬT XI THƯỜNG NIÊN, năm B
Ed
17, 22-24 2 Co 5, 6-10 Mc 4, 26-34
Trong
ba năm rao giảng Nước Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã dùng những điều thực tế xẩy ra
chung quanh Người để dạy dỗ dân chúng. Nếu chúng ta trở về với Tin Mừng của
Chúa, chúng ta sẽ nhận ra Chúa không nói những điều cao siêu, những điều ở trên
mây, trên gió. Chúa dùng những dụ ngôn, những hình ảnh quen thuộc ở trong xã
hội Do Thái để giáo huấn con người, dạy bảo nhân loại. Các bài đọc hôm nay cho
chúng ta hiểu rõ ý của Chúa.
Chúa
đã giảng dạy dân chúng một cách dễ hiểu nhất, bởi vì Ngài đã dùng các dụ ngôn
để giáo dục dân chúng, vén lộ mầu nhiệm Nước Trời và giúp con người lớn lên
trong đức tin nhờ hiểu được ý nghĩa của các dụ ngôn. Một số dụ ngôn đã được các
ngôn sứ dùng như ngôn sứ Êdêkiên đã bảo Israen phải trở thành cây to bóng cả. Ở
đây, chắc hẳn Êdêkiên đã cảm hứng khi thấy một hạt giống nhỏ gieo xuống đất,
mọc lên đã trở thành một cây lớn trong vườn, vượt xa mọi cây khác. Tuy nhiên,
cái diệu kỳ của các dụ ngôn là chúng ta chỉ có thể hiểu nhờ ơn soi sáng của
Chúa Thánh Thần, và nhờ suy tư, cầu nguyện, chúng ta sẽ lớn lên trong đức tin. Bài
đọc I, ngôn sứ Êdêkiên đã cảm nghiệm sâu sắc lời Chúa. Thiên Chúa đã ví mình
như một cây cao và mọi cây phải nhận biết Ngài. Điều này cho chúng ta hiểu được
ý nghĩa mầu nhiệm của sự nẩy mầm và lớn lên của đức tin trong ta như là giáo
huấn cho đời sống của Kitô hữu. Tin Mừng Marcô hôm nay nói tới người gieo
giống, khai mạc giáo huấn của Đức Giêsu bằng dụ ngôn. Rồi thánh Marcô dùng hai
dụ ngôn “ Dụ ngôn hạt giống tự mọc lên “ ( Mc 4, 26-29 ) và dụ ngôn “ Hạt cải “
( Mc 4, 30-32 ). Hai dụ ngôn nhỏ này làm thành bài Tin Mừng hôm nay. Cả hai dụ
ngôn này đều nói lên khía cạnh của sự kỳ diệu của Nước Thiên Chúa và sự tăng
trưởng lạ lùng của một hạt cải nhỏ bé. Hạt giống tự mọc lên nói đến sức nuôi
sống diệu kỳ, không cưỡng lại của đất. Đất làm cho hạt nẩy mầm, mọc lên thành
cây đơm bông, kết trái, trải qua một quá trình phát triển hài hòa. Mùa đến, con
người mới chủ động gặt, hái…Người gieo giống gợi lên hình ảnh Đức Giêsu. Người
so sánh hình ảnh của người rao giảng Nước Thiên Chúa với ông chủ trại vô tư,
bằng lòng chờ đợi ngày thu hoạch huê lợi. Chúa Giêsu muốn so sánh như thế để
nói rằng công việc loan báo Tin Mừng của Người , sức mạnh của việc rao giảng
Tin Mừng của Người không thể nào không có kết quả. Chúa nói rằng khi gieo giống
vào những tâm hồn sẵn sàng đón nhận Lời Chúa, Ngài ban cho họ sức mạnh để đáp
trả và sinh hoa kết quả. Đoạn Tin Mừng này cũng muốn gợi lên ý nghĩa
của
thời gian, của hạn kỳ. Thiên Chúa hoạt động trong lịch sử, trong vũ trụ, trong
con người. Chúa quan tâm tới thời gian và người gieo giống lúc đó sẽ trở thành
thợ gặt. Và nơi đoạn Tin Mừng của thánh Marcô, thợ gặt đồng nghĩa với Chúa
Giêsu.
Dụ
ngôn hạt cải cũng nói lên sức mạnh của Nước Trời, nói lên sự tiệm tiến của Nước
Thiên Chúa. Bởi vì, sức lớn lên kỳ diệu của hạt cải, nói lên sự lớn mạnh của
Nước Trời. Dụ ngôn này giúp các môn đệ tin tưởng hơn, phấn khởi hơn bởi vì các
môn đệ lúc đó có lẽ đang giao động vì những khó khăn ban đầu của việc rao giảng
của Đức Giêsu. Tuy nhiên, Chúa tạo niềm tin khi nói :” Nước Thiên Chúa giống
như hạt cải, lúc gieo xuống đất, nó là loại hạt nhỏ nhất trên thế gian. Nhưng
khi gieo rồi, thì nó mọc lên lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá sum suê, đến nỗi
chim trời có thể làm tổ dưới bóng “. Thiên Chúa muốn cho chúng ta thấy sức mạnh
của Người được biểu tỏ trong cái yếu đuối, mong manh, dễ vỡ của buổi ban đầu.
Đoạn
Tin Mừng của thánh Marcô giúp chúng ta nhận ra sự kỳ diệu của Nước Thiên Chúa.
Nước Trời giống như hạt cải xem ra nhỏ bé nhưng nó lại phát triển một cách diệu
kỳ…Hạt giống mọc lên, nhẹ nhàng, âm thầm, tiệm tiến nhưng khi nó lớn lên đến
nỗi chim trời có thể tới đậu…Giáo Hội của Chúa cũng thế, lúc đầu chỉ là một
nhóm nhỏ 12 người, với một số ít người, nhưng từ từ Giáo Hội lớn lên và lớn lên
không ngừng. Đạo Công giáo là Đạo tình yêu, nhưng cũng là Đạo của niềm tin. Con
người phải có đức tin mới nhận ra được Chúa đang hiện diện trong lịch sử và Người
đang điều khiển lịch sử con người.
Lạy
Chúa Giêsu, xin ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con luôn tin tưởng vào
Chúa, luôn bám chặt lấy Chúa vì Chúa đang hiện diện trong lịch sử nhân loại,
trong vũ trụ và nơi con người. Xin cho chúng con luôn biết yêu mến Chúa và luôn
làm cho nhiều người nhận biết Chúa. Amen.
GỢI Ý
ĐỂ CHIA SẺ :
1.Tại
sao Chúa Giêsu lại dùng dụ ngôn để dạy dỗ chúng ta ?
2.Dụ
ngôn là gì ?
3.Người
gieo giống ám chỉ ai ?
4.Hạt
cải tượng trưng cho gì ?
5.Tại
sao lại nói Nước Thiên Chúa tiệm tiến lớn lên