CHÚA NHẬT 12 TN B

G 38,1.8-11 ; 2 Cr 5,14-17 ; Mc 4,35-41

TÍN THÁC VÀO QUYÊN NĂNG CỦA THIÊN CHÚA LÀ TÌNH THƯƠNG

I.HỌC LỜI CHÚA

1.TIN MỪNG : Mc 4,35-41

(c 35) Hôm ấy, khi chiều đến, Đức Giê-su nói với các môn đệ : Chúng ta sang bờ bên kia đi !” (36) Bỏ đám đông ở lại, các ông chở Người đi, vì Người đang ở sẵn trên thuyền. Có những thuyền khác cũng theo Người. (37) Và một trận cuồng phong nổi lên, sóng ập vào thuyền đến nỗi thuyền đầy nước. (38) Trong khi đó, Đức Giê-su đang ở đàng lái, dựa đầu vào chiếc gối mà ngủ. Các môn đệ đánh thức Người dậy và nói : “Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi. Thầy chẳng lo gì sao ?” (39) Người thức dậy, ngăm đe gió, và truyền cho biển : “Im đi ! Câm đi !” Gió liền tắt, và biển lặng như tờ. (40) Rồi Người bảo các ông: ”Sao nhát thế ? Làm sao mà anh em vẫn chưa có lòng tin ?” (41) Các ông hoảng sợ và nói với nhau :”Vậy người này là ai, mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh ?”

2.Ý CHÍNH : Đức Giê-su chứng tỏ quyền năng của Người trên gió và biển, tượng trưng cho những thế lực của ma quỉ muốn chống lại Thiên Chúa. Người đã dùng lời quyền năng dẹp yên sóng gió để củng cố đức tin yếu kém của các môn đệ. Đồng thời cũng để các ông vững tin khi gặp phải những cơn thử thách bách hại sau này.

3.CHÚ THÍCH :

-C 35-36 : +Chúng ta sang bờ bên kia đi" : Biển hồ ở đây là hồ Galilê, cũng có tên Giê-nê-sa-rét hay Ti-nê-ri-a. Đây là một các hồ lớn nằm bên trong đất liền xứ Ga-li-lê, dài 21 km và rộng 13 Km. Hồ thấp hơn mặt biển 210 mét nên khí hậu ấm áp dễ chịu, nhưng cũng thương hay có những trận cuồng phong. Biển hồ theo nghĩa của Thánh Kinh là một thế lực gian ác chống lại Thiên Chúa và con người. Đức Giê-su đã làm nhiều phép lạ tại vùng biển hồ này như : Hóa bánh ra nhiều (x Mt 14,14-31); Đi trên mặt nước (x Mt 14,25); Chữa nhiều bệnh nhân (x Mt 15,29-31); Hiện ra sau khi sống lại (x Ga 21,1); Mẻ cá lạ lùng (x Ga 21,4-8).

-C 37-38 : +Và một cơn cuồng phong nổi lên : Cơn cuồng phong đe doạ sẽ nhấn chìm thuyền của các Tông đồ xuống lòng biển, tiên báo những nguy hiểm thử thách mà Hội Thánh sẽ phải trải qua. +Đức Giê-su đang ở đàng lái, dựa đầu vào chiếc gối mà ngủ : Trong khi chiếc thuyền và những người trên thuyền lâm nguy vì bị bão tố trù dập thì Đức Giê-su vẫn nằm ngủ để thử thách đức tin của các môn đệ. Giấc ngủi còn là hình ảnh ám chỉ về sự chết của Người sau này (x Tv 13, 4; Ep 5, 14).. +Các môn đệ đánh thức Người dậy và nói : “Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi. Thầy chẳng lo gì sao ?”: Các môn đệ đánh thức để kêu cầu Đức Giệ-su cứu giúp trong cơn nguy hiểm. Câu này cũng chứng tỏ lòng tin yếu kém của các ông. Các môn đệ hốt hoảng khi thấy thuyền của các ông sắp bị chìm đắm giữa biển khơi mà xem ra thầy các ông vẫn không hề hay biết để có phản ứng phù hợp.

-C 39-41 : +Người thức dậy, ngăm đe gió, và truyền cho biển : “Im đi ! Câm đi !” : Đức Giê-su bày tỏ uy quyền trên cơn gió bão và biển động. Khi ra lệnh cho ai là chứng tỏ mình có quyền trên người đó. Khi truyền cho sóng gió yên lặng, Đức Giê-su chứng tỏ quyền năng trấn áp thế lực của ma quỷ gian ác. +Lập tức gió ngưng biển lặng : Qua đó cho thấy sự dữ đã phải tùng phục uy quyền của Con Thiên Chúa. +”Sao nhát thế ? Làm sao mà anh em vẫn chưa có lòng tin ?: Đức Giê-su quở trách sự hèn tin của các môn đệ như nhiều lần Người cũng đã trách các ông chậm tin: “Hỡi những kẻ ngu muội và trí lòng chậm tin”(Lc 24, 25); “Người quở mắng sự cứng tin chai đá của họ, bởi họ không tin những kẻ đã thấy Người sống lại” (Mc 16,14). +Vậy người này là ai, mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh ? : Các môn đệ ngạc nhiên và đầy lòng thán phục Đức Giê-su, khi họ được chứng kiến lời uy quyền của Người trên thiên nhiên là gió và biển.

4.CÂU HỎI :

1) Biển hồ Ga-li-lê còn có những tên gọi nào? Dài rộng bao nhiêu?

2) Đức Giê-su đã làm các phép lạ nào tại vùng biển hồ này?

3) Cơn cuồng phong tượng trưng cho điều gì ? 4-Đức Giê-su ngủ ở đàng lái trong khi cuồng phong nổi lên nhằm mục đích gì?

5) Hành động đánh thức Đức Giê-su nói lên điều gì về đức tin của các môn đệ?

6) Đức Giê-su bày tỏ quyền năng Con Thiên Chúa qua lời nói và hành động nào?

7) Ngoài lần này, Đức Giê-su còn trách thái độ yếu đức tin của các môn đệ trong trường hợp nào khác nữa không? 8) Các môn đệ đã biểu lộ đức tin thế nào sau khi chứng kiến phép lạ Đức Giê-su dẹp yên bão tố?

II.SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA : Môn đệ liền nói :”Người là ai, mà cả đến gió và biển cũng phải tuân lệnh ?” (Mc 4,41).

2. CÂU CHUYỆN :

1) SỨC MẠNH CỦA LÒNG CẬY TIN:

Trên một chuyến đi biển kia có một nhà truyền giáo tên là GIOÓC-DƠ MU-LƠ ở BỜ-RAI-TƠN, dự định sẽ đến nhà thờ lớn ở QUÊ-BÉC giảng đạo vào chiều thứ Bảy cuối tuần. Nhưng do có sương mù quá dầy khiến vị thuyền trưởng phải cho tàu chạy chậm lại và như thế chắc sẽ làm cho nhà truyền giáo phải đến trễ. Bấy giờ nhà truyền giáo mới nói với viên thuyền trưởng là mình có cách sớm làm tan làn sương mù kia đi. Thuyền trưởng nghĩ ông này bị mát dây thần kinh nên không thèm để ý tới lời nói ấy. Bấy giờ nhà truyền giáo liền yêu cầu thuyền trưởng cùng quỳ gối cầu nguyện với mình. Nói xong ông ta quỳ gối xuống dâng lời cầu nguyện thật sốt sắng, đang khi thuyền trưởng chỉ đứng nhìn với con mắt khinh thường. Chờ cho nhà truyền giáo cầu nguyện xong, vị thuyền trưởng liền nói: “Ngài có biết độ dày của sương mù kia đến cỡ nào không ?”. Nhà truyền giáo trả lời :”Không. Nhưng tôi không nhìn vào sương mù. Tôi chỉ nhìn vào Đấng dựng nên sương mù kia thôi”. Nghe thế, thuyền trưởng định quỳ gối xuống cầu nguyện thì nhà truyền giáo đã ngăn lại và nói : “Nếu lòng ông không tin thì cầu nguyện đâu có ích gì ? Hơn nữa, tôi tin chắc Chúa đã nhận lời cầu của tôi rồi nên ông chẳng cần phải cầu xin thêm làm chi ! Tôi đã tin nhận Chúa được 57 năm rồi, và trong suốt thời gian đó không ngày nào mà tôi không thưa chuyện với Người. Bây giờ ông hãy mở cửa ra mà xem việc Chúa làm”. Quả nhiên khi mở cửa ra thì thuyền trưởng thấy làn sương mù dày đặc trước đó đã tan biến hết, con tàu lại tiếp tục tăng tốc và cuối cùng đã cập bến đúng theo lịch trình.

Câu chuyện trên cho chúng ta thy đc tin mnh m ca nhà truyn giáo. Chính Chúa Giêsu đã luôn kết hip mật thiết vi Chúa Cha và hoàn toàn tín thác cy trông nơi Cha. Ngày nay, vì thiếu lòng tin nên người ta coi thường vic cu nguyn. Mi khi gp phi hoàn cnh khó khăn hay gp gian nan thử thách, người ta ch biết da vào sc riêng mình, đang khi l ra va phải xin Chúa ban ơn soi sáng đ tìm ra gii pháp tt nht, li va phi c gng làm hết sc đ gii quyết các khó khăn y theo hướng tích cực nhất.

2) LUÔN TÍN THÁC VÀO TÌNH THƯƠNG QUAN PHÒNG CỦA THIÊN CHÚA:

Một viên sĩ quan người Anh cùng vợ con xuống tầu đi tới nước Ấn Độ mà ông được cấp trên trao phó nhiệm vụ phải thi hành. Đang lênh đênh trên biển Đại Tây Dương vào ngày thư năm thì một cơn giông bão khủng khiếp sắp ập tới. Mọi hành khách trên tầu đều cuống cuồng lo sợ, nhất là bà vợ của một viên sĩ quan này. Khi bà thấy chồng vẫn tỏ ra bình thản thì bà bực bội và trách ông đã không quan tâm đến nỗi lo lắng sợ hãi của vợ con. Viên sĩ quan liền ra khỏi phòng một lát rồi khi quay lại, ông rút cây kiếm ra khỏi vỏ đeo bên người và dí kiếm vào ngực của vợ. Bà vợ thấy vậy lúc đầu hơi tái mặt, nhưng ngay sau đó bà lại phá lên cười. Viên sĩ quan liền hỏi:

- Thấy mũi kiếm sắp đâm vào ngực mà em không sợ lại còn cười được hay sao?

- Việc gì em phải sợ? Em biết là anh luôn yêu thương em mà.

- Thế tại sao em lại bắt anh phải sợ hãi khi anh biết Thiên Chúa hằng yêu thương chúng ta? Và cơn bão này vẫn đang nằm trong bàn tay quyền năng của Ngài?

3. THẢO LUẬN :

1) Một người có đức tin vững mạnh thì có còn bị thất bại hay có gặp phải những sự gian nan khốn khó trong cuộc đời hay không?

2) Khi gặp gian nan thử thách, các tín hữu chúng ta phải làm gì để chứng tỏ đức tin vững mạnh của mình ?

4. SUY NIỆM :

Tin Mừng thuật lại cảnh tượng xảy ra trên biển hồ Ga-li-lê: Bấy giờ Đức Giêsu đang ngủ vì mỏi mệt sau khi đã ngồi trên thuyền mà giảng dạy dân chúng. Tuy các môn đệ phần lớn đều là ngư phủ chuyên nghiệp, nhưng khi thấy sóng gió nổi lên có nguy cơ lật thuyền, nên các ông đều mang tâm trạng hoảng loạn.

1) Chết đến nơi rồi mà Thầy không lo gì sao?” :

Câu nói biểu lộ sự kinh hãi tột độ và hàm ý trách móc Thầy đã không quan tâm trợ giúp khi các môn đệ gặp phải nguy nan. Ngày nay có thể chúng ta cũng có tư tưởng này mỗi khi bị cơn bão cuộc đời vùi dập. Từ khi theo đạo, chúng ta thường nghĩ sẽ đương nhiên được Chúa ban ơn phù giúp khỏi mọi tai nạn đau khổ và coi đó là trách nhiệm của Chúa phải làm cho chúng ta, đang khi lẽ ra chúng ta phải luôn tin cậy phó thác cuộc đời trong tay Chúa quan phòng, dù gặp phải bất cứ khó khăn thử thách nào.

2) Chúa vẫn đang ngủ trong con thuyền lòng chúng ta trong cơn bão tố:

Nên nhớ rằng: Khi theo đạo chúng ta cũng vẫn phải nằm trong quy luật tự nhiên co Thiên Chúa đã an bài. Do đó, ngay trong lúc chúng ta đang sốt sắng tin yêu kết hiệp mật thiết với Chúa, thì giông tố cuộc đời vẫn có thể xảy ra. Khi theo đạo, Chúa không hứa ban cho chúng ta một cuộc sống dễ dãi ở đời này, nhưng Người đòi chúng ta vẫn phải luôn tỉnh thức và sẵn sàng chiến đấu với ba thù là ma quỷ, thế gian và xác thịt, sẵn sàng chịu bách hại vì danh Chúa… Nhưng nên ý thức rằng: Khi chúng ta có đức tin, thì Chúa vẫn luôn ở trong chúng ta mọi lúc mọi nơi. Bão tố là cơ hội để chúng ta thể hiện đức tin của chúng ta ra sao: Thật hay giả, mạnh hay yếu… Bão tố tai nạn là dịp để chúng ta biết tín thác cậy trông vào quyền năng của Chúa, là cơ hội để chúng ta lập công đền tội, hầu xứng đáng hưởng nhờ ơn cứu độ của Chúa ở đời sau.

3) Gió liền tắt và biển lặng như tờ: Khi tin theo Chúa, Chúa không hứa sẽ cất đi những tai ương hoạn nạn mà Người chỉ hứa ban ơn phù giúp cho chúng ta để giúp chúng ta dễ dàng vượt qua các cơn hoạn nạn thử thách với một tâm hồn bình an: "Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng” (Mt 11,28-30).

4) Chúng tôi phải làm gì ? :

-Khi sự chết đến như nó phải đến : Chúng ta hãy tin rằng Chúa sẽ biến đổi bóng tối của sự chết thành ánh sáng phục sinh vĩnh cửu. Người sẽ giúp chúng ta tin cậy vào tình yêu vô biên của Người. Chằng hạn khi chứng kiến cha mẹ, chồng vợ hay con cái chết, nhờ có đức tin, chúng ta sẽ không quá buồn sầu, vì ý thức rằng: Chết là một quy luật không ai tránh được, nhưng chết đi không phải là hết, mà ai chết trong Chúa sẽ được vượt qua sự chết để vào cõi sống vĩnh hằng như Đức Giê-su đã chết và dã sống lại. Chúng ta sẽ an tâm và hy vọng mai ngày sẽ được gặp lại người thân của chúng ta trên Nước Trời hằng sống.

-Khi gặp một hoàn cảnh khó khăn nan giải trong cuộc sống: Chúng ta hãy thưa với Chúa với lòng tín thác cậy trông: “Lạy Chúa Giê-su, nếu Chúa ở trong hoàn cảnh của con bây giờ thì Chúa sẽ làm gì ?” hoặc: “Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì t5rong hoàn cảnh này?” Bấy giờ Chúa sẽ nói trong lòng chúng ta để dạy chúng ta biết chúng ta phải làm gì? Và chúng ta sẽ thưa như Chúa Giêsu xưa: "Lạy Cha, này con xin đến để thi hành thánh ý Cha" (x. Dt 10,7).

-Khi gặp cơn lo âu bối rối cho tương lai: Khi chúng ta không biết con cái mình sau này sẽ ra sao… Bấy giờ chúng ta hãy ý thức về lòng nhân từ bao dung của Thiên Chúa để luôn cậy trông phó thác mọi sự xảy đến trong tương lai cho Chúa quan phòng. Ngài luôn muốn cho chúng ta được hạnh phúc và hằng ban ơn giúp chúng ta tìm ra con đường tốt nhất phải đi để chúng ta sẽ được hưởng ơn cứu độ ở đời sau.

5. LỜI CẦU:

LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin cho chúng con luôn tin vào tình thương quan phòng của Chúa Cha. Cho chúng con biết sử dụng những ơn lành Chúa ban để giải quyết những trở ngại gặp phải trên đường đời. Mỗi khi gặp phải điều trái ý, xin cho chúng con biết cầu nguyện như Chúa khi xưa: “Lạy Cha, nếu có thể được, thì xin cho con khỏi uống chén này. Nhưng đừng theo ý riêng con, một xin vâng ý Cha” (Mt 26,39). Xin cho chúng con vừa làm việc, lại vừa biết cầu xin ơn Chúa trợ giúp và phó thác cuộc sống trong tay Chúa như lời Thánh vịnh: “Chúa khoan nhân là Mục tử tôi. Tôi không còn thiếu gì. Tôi không còn e sợ nỗi gì” (x. Tv 22). Xin cho con năng dâng lời cảm tạ Chúa vì muôn ơn lành Chúa đã thương ban. Xin cho con noi gương Mẹ Ma-ri-a dâng lời ngợi khen cảm tạ tình thương cứu độ của Thiên Chúa, vì Ngài đã làm cho con biết bao điều lớn lao kỳ diệu: “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa” (x Lc 1,46-55).

LM ĐAN VINH - HHTM

 

 


Về Trang Suy Niệm Chủ Nhật Năm B