NGƯỜI VỪA ĐIẾC VỪA NGỌNG
Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
CHÚA NHẬT XXIII THƯỜNG NIÊN, năm B
Is 35,4-7a ; Gc 2, 1-5 ; Mc 7, 31-37
Câm
và điếc đối với con người bình thường thật đúng là hai thế giới khó thông cảm,
khó hiểu nhau, khó cảm thông và không hiểu nhau, khó gặp gỡ nhau. Do đó, các
bài đọc hôm nay, đặc biệt bài Tin Mừng của thánh Marcô sẽ cho chúng ta hiểu rõ
điều này và rồi Chúa đã làm cho người vừa điếc vừa ngọng được khỏi bệnh, nghĩa
là đem người ấy trở về với cuộc sống, với thế giới bình thường : nói được và
nghe được.
Đọc
đoạn Tin Mừng của thánh Marcô 7, 31-37, chúng ta nhận ra quyền năng của Chúa
Giêsu. Người ngọng là người khó trình bầy những điều mình muốn nói cho người
khác, khó diễn tả để người khác hiểu được mình. Vừa ngọng vừa điếc là một sự
khó khăn quá lớn cho người câm điếc. Điếc không nghe không hiểu được người
khác. Do đó, gia đình và nhiều người đã tin vào quyền năng của Chúa Giêsu, nên
họ đã đem người vừa ngọng vừa điếc để xin Chúa đặt tay chữa lành.Ngọng giống
như có một sợi dây cột lưỡi và làm cho người ngọng không nói lên lời, không
diễn tả được điều mình muốn nói. Chúa Giêsu đụng vào lưỡi người ngọng khiến như
sợi dây ràng buộc lưỡi người này được tháo cởi ra. Và giờ đây người ngọng điếc
được hoàn toàn bình phục, được hoàn toàn tự do : nói và nghe. Người vừa điếc
vừa ngọng nói được rõ ràng và nghe được rõ ràng. Thật là hạnh phúc cho người
này. Phép lạ Chúa Giêsu làm cho người điếc ngọng giúp chúng ta hiểu được thế
nào là quyền năng của Đấng tối cao, thế nào là hạnh phúc của người được khỏi
bệnh.Thật trớ trêu, nhiều người trong chúng ta không bị câm mà cũng chẳng bị
điếc, nhưng nhiều khi họ lại e dè, câm nín, ngại ngùng không dám nói không dám
diễn tả, không dám trình bầy điều mình muốn nói vì họ đã có quá nhiều kinh
nghiệm bị người khác chọc ghẹo, nói khích, bị khước từ, bị khinh khi, miệt thị,
khiến họ trở nên ngọng nghịu, câm nín. Con người cần được mở ra, cần được vén
lộ để họ có thể tự do mở ra thế giới của mình, hầu họ có thể gặp được sự thông
cảm và nâng đỡ, chở che của người khác.Bệnh ngọng làm cho người khác không hiểu
mình thì điếc làm cho mình chẳng thể nào hiểu được người khác. Thực tế, chúng
ta đều muốn hiểu người khác và người khác hiểu được được chúng ta.Tuy nhiên,
nhiều khi chúng ta nhiều khi giống như bị ngọng, hay nặng hơn câm để chẳng nói
được những điều cho người khác hiểu vì chúng ta nhiều khi quá chủ quan không đủ
khách quan để diễn tả điều chúng ta muốn nói. Nhiều khi chúng ta lại giống như
người điếc không nghe được người khác nói, khiến chúng ta không hiểu họ, nên
hiểu lầm họ, hoặc hiểu một cách quá ơ hờ, chủ quan về họ…Ephata có nghĩa hãy mở
ra để chúng ta nói, để chúng ta ca ngợi những kỳ công, những điều tốt Chúa tạo
thành và hiểu được, cảm thông với những điều kỳ diệu Chúa ban cho con người.
Ephata để chúng ta ra khỏi những thành kiến, những đoán mò, những hiểu sai về
người khác, giống như những người Nagiarét đã quá thiển cận, thành kiến cứng
nhắc đối với Chúa Giêsu. Do đó, họ không nhận ra Chúa là Đấng Mêsia, là Đấng
Cứu Thế…Ephata hãy mở ra để chúng ta không bị câm bị điếc, để chúng ta biết
thông cảm, biết đối thoại với người khác bởi vì nhiều khi chúng ta chỉ nghe
bằng tai, nói bằng miệng. Chúng ta hãy nghe chú chồn hoang trong chuyện Hoàng
Tử Bé ( Le Petit Prince ) của tác giả Saint Exupéry khi từ giả Hoàng Tử Nhỏ để
về rừng:” Bí quyết của tôi thật là dễ, người ta không chỉ nhìn bằng con mắt
nhưng phải nhìn bằng chính con tim của mình “. Chúng ta cũng vậy nghe bằng tai,
nói bằng miệng chưa đủ, nhưng phải nghe và nói bằng chính trái tim, bằng chính
con tim yêu thương của mình. Hãy yêu như
Chúa yêu, chỉ yêu như Chúa chúng ta mới có tấm lòng nói được lòng mình và hiểu
được người khác. Câm điếc thể xác đã khốn khổ lắm rồi nhưng câm điếc về tinh
thần còn khốn khổ gấp bội.
Lạy
Chúa Giêsu, xin đừng để chúng con câm điếc trước Thiên Chúa và ngọng điếc trước
tha nhân, trước anh em. Xin cho mọi người đừng câm điếc với nhau.Xin cho con
người ra khỏi sự câm điếc của mình. Xin cho chúng con đừng bắt chước những
người dân Nagiarét thành kiến, thiển cận, đóng lòng trước Đấng Cứu Thế. Xin cho
chúng con biết mở rộng lòng trước Lời của Chúa và khao khát sự hiệp nhất giữa
anh em.Amen.
GỢI Ý
ĐỂ CHIA SẺ :
1.Điếc
và ngọng là trạng thái thế nào ?
2.Chúa
chữa người vừa ngọng vừa điếc cách nào ?
3.Ephata
nghĩa là gì ?
4.Có
mấy loại câm điếc ?
5.ÔBACE
có khi nào bị câm điếc không ?