BÁC-TI-MÊ ĐƯỢC SÁNG MẮT
Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
CHÚA NHẬT XXX THƯỜNG NIÊN, năm B
Mc 10, 46-52
Con
mắt là cửa sổ của linh hồn. Do đó, đôi mắt luôn là điều quí trọng. Có đôi mắt
tốt, người ta có thể nhìn thấy con người, loài vật, nhìn thấy mầu sắc, nhìn
được ánh sáng. Thiếu đôi mắt hoặc hư một con mắt, người ta sẽ cảm thấy thật hạn
chế, và thiếu thốn. Con mắt là cơ quan mong manh, dễ bị bệnh, dễ bị nhiễm
trùng, nhất là đối với thời y khoa chưa cao, bác sĩ còn khan hiếm. Người hành
khất tên Bác-ti-mê mà Tin Mừng đề cập đến, không hiểu anh ta đã bị đui mắt làm
sao, nhưng Tin Mừng xác nhận anh ta đã bị mù lòa từ lúc bẩm sinh. Nghĩa là ngay
khi lọt lòng mẹ, anh ta đã không được hạnh phúc nhìn thấy ánh sáng.
Đây
là một mất mát lớn đối với Bác-ti-mê vì anh ta không thấy được mặt cha, mặt mẹ,
hoặc thấy được anh chị em, những người thân thương. Anh ta không nhìn thấy ánh
sáng, không nhận ra sự vật, không thấy mặt trời, mặt trăng, tinh tú, anh ta
không nhìn thấy gì và như thế, anh ta sống trong bóng tối. Thật khốn khổ cho
anh ta ! Cuộc đời của anh ta kể là vô vị, anh sống triền miên trong bóng tối.
Tin Mừng của thánh Máccô viết Bác-ti-mê làm nghề hành khất, ngồi bên vệ đường.
Cái khốn khổ của anh ta là mặc dầu đã nghe danh tiếng về Đức Giêsu, một Vị cứu tinh
đã chữa được mọi bệnh hoạn tật nguyền, đã làm cho người câm nói được, kẻ què đi
được, người điếc nghe được, người mù thấy được và kẻ chết sống lại. Anh ta đã
ước ao, mong chờ có dịp được gặp Chúa Giêsu. Nhưng gặp thế nào được vì anh ta
mù lòa làm sao nhìn thấy Chúa mà tới gặp Ngài. Anh ta vẫn tin và thầm mong có
lần được gặp Đức Giêsu người Nadarét.
Dịp
may hiếm có, anh ta ước ao gặp Chúa Giêsu, và rồi rất tình cờ, anh nghe tin Đức
Giêsu sẽ đi ngang qua cùng với đám đông dân chúng đi theo Ngài. Vâng, Chúa
Giêsu sẽ đi qua đây, đi qua chỗ anh ta ngồi và nói cách văn vẻ hơn, Chúa đi qua
đời anh ta. Rất bất ngờ, rất tình cờ, anh cố gắng hết sức, đem hết sức lực để
kêu gào, bởi vì chỉ với tiếng kêu to, vang lên với tất cả con người của mình,
tiếng kêu gào thống thiết, đau khổ của một con người đầy đau khổ, nhưng tiếng
kêu đầy tin tưởng, đầy hy vọng :” Lạy Con vua Đavít, xin dủ lòng thương tôi “ (
Mc 10. 48 ). Tiếng kêu gào báo hiệu anh đang có mặt ở đây vì anh đâu có nhìn
thấy Chúa. Tiếng kêu khẩn khoản, van lơn, cầu cứu. Nhiều người khó chịu muốn
bịt miệng anh ta vì sợ làm phiền Chúa. Đe dọa của đám đông không làm anh sờn
lòng, không khiến anh ta sợ sệt. Người ta càng đe dọa, anh ta càng gào to. Cuối
cùng tiếng kêu gào khẩn thiết đã tới được tai của Chúa Giêsu. Đức Giêsu dừng
lại và sai người đi gọi anh mù bởi vì chính Chúa cũng chưa rõ anh mù đang ở
đâu! Anh mù khi hay tin Chúa Giêsu gọi mình, anh vui sướng, hạnh phúc đến vứt
bỏ cả cái áo choàng mà anh đã mặc để ấm thân sau bao ngày tháng, nhảy bổ để tới
với Chúa Giêsu. Anh mù đến với Chúa Giêsu như một người sáng mắt vì anh đã sáng
mắt của lòng tin, sáng mắt của con người mình. Anh mù gặp Đức Giêsu, anh thưa
với Ngài :” Thưa Thầy, xin cho tôi nhìn thấy
được “ ( Mc 10, 51 ). Và rồi Chúa nói :” Anh hãy đi, lòng tin của anh đã cứu
anh “ ( Mc 10, 52 ). Tin Mừng viết tiếp tức khắc anh ta nhìn thấy được và đi
theo Người. Thật lạ lùng! Thật kỳ diệu !
Tiếng
kêu gào van xin của anh mù Bác-ti-mê có phải là tiếng kêu gào của chúng ta
không ? Chúng ta chưa mù về mặt thể xác nhưng có lúc có lẽ chúng ta đã đui mù
về mặt tâm hồn, đã đui mù về lương tâm, đã đóng cửa lòng, sống thiếu yêu
thương, bác ái đối với người khác. Chúng ta có khẩn khoản nài xin Chúa cho
chúng ta được sáng đức tin để chúng ta biết sống yêu thương như Chúa yêu và
nhìn ra những điểm tốt nơi anh em chúng ta không ? Chúng ta phải cầu xin và cầu
xin không ngừng để chúng ta luôn nhìn thấy ánh sáng là Đức Giêsu Kitô.
Lạy
Chúa Gie6su, xin ban cho chúng con đôi mắt đức tin tinh ròng để chúng con luôn
nhận ra Chúa nơi anh chị em của chúng con. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Người hành khất Bác-ti-mê đã xin
Chúa điều gì ?
2.Tại sao anh mù lại kêu gào to tiếng
?
3.Dân chúng có ủng hộ anh mù không ?
4.Chúa Giêsu đã nói gì với đám đông ?
5.Khi được Chúa cho sáng mắt anh mù
đã làm gì ?