CHÚA
NHẬT II MÙA VỌNG, năm B
Mc 1,
1-8
ĐOÀN DÂN ĐANG TRÔNG ĐỢI
Linh
mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
Để
chuẩn bị cho Con của Thiên Chúa đến trần gian, Thiên Chúa đã dùng nhiều sứ giả
đi trước dọn đường cho Chúa Giêsu. Nổi bật nhất trong các sứ giả Tin Mừng là
Ông Gioan Tẩy Giả. Thánh Gioan là cầu nối để Chúa Giêsu đến gặp dân Ngài và dân
Ngài gặp được Ngài qua lời giới thiệu của Gioan.
Đọc
lại Tin Mừng, chúng ta nhận ra con người của Gioan Tẩy Giả. Ông là vị tiền hô
của Chúa Cứu Thế. Cuộc đời của Gioan Tẩy Giả là một cuộc đời rất kham khổ, đầy
hy sinh. Quần áo của Người chỉ là áo lông lạc đà khoác trên mình để che thân.
Người mặc loại áo mà các ngôn sứ xưa vì hãm mình, khổ hạnh đã khoác lên mình để
tránh gió, tránh nắng, tránh lạnh, ngang lưng Người thắt một giây da thú cho
gọn ghẽ. Thức ăn chỉ là châu chấu và mật ong rừng. Người ta có cảm tưởng thánh
Gioan như một người rừng. Thánh nhân ăn mặc như thế và đi khắp các vùng Giuđê,
Galilê và quanh sông Gio-đan để giảng đạo. Và bởi vì mùa màng của dân chúng các
vùng đó vừa mới thu hoạch xong, vụ mùa mới chưa bắt đầu. Chính vì thế, dân
chúng kéo đến để nghe Gioan rao giảng rất đông ngoài sức tưởng tượng của con
người. Người ta cho biết, khi nghe tin Gioan giảng đạo, nhiều nhà lãnh đạo tôn
giáo cũng như đời đã sai đệ tử, thuộc hạ của họ đến hỏi xem Gioan là ai ? Thánh
Gioan không trả lời trực tiếp những câu hỏi của họ nhưng Người chỉ mượn lời
ngôn sứ Isaia để đáp lại những vấn nạn của họ:” Tôi chỉ là tiếng kêu trong
hoang địa, có sứ mạng dọn đường cho Đấng Cứu Thế “. Thánh Gioan làm phép rửa và
kêu gọi người ta ăn năn sám hối, thay đổi đời sống để đón chờ Đấng Cứu Thế :”
Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng “.Thánh Gioan Tẩy Giả có
một uy tín rất lớn khiến mọi người sẵn sàng nghe theo lời của thánh nhân giảng
dạy và hết mọi hạng người đến gặp Ngài để xin Ngài chỉ dạy cách sống .Tiếp theo
lời giảng của thánh Gioan Tẩy Giả, ngôn sứ Isaia trong bài đọc I hôm nay cũng
loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa sẽ giải thoát dân Ngài khỏi ách nô lệ tội lỗi,
đồng thời Ngài ban ơn bình an và đối xử với dân như người mục tử tốt lành đến
cho chiên được sống và sống dồi dào ( Ga 10, 10 ). Còn thánh Phêrô khuyên nhủ
con người hãy tỉnh thức vì ngày Chúa đến bất thình lình như kẻ trộm, nên để đón
ngáy Chúa đến kẻ có tội phải ăn năn sám hối, thay đổi đời sống, kẻ lành phải
tiếp tục ăn ở thánh thiện và đạo đức.
Lời
mời gọi của Gioan Tẩy Giả :” Hãy ăn năn sám hối “ phải chăng đã lỗi thời, đã
trở nên nhàm chán ? Phải chăng lời kêu
gọi của Gioan Tẩy Giả :” Hãy dọn đường cho ngay thẳng “ không còn hợp thời nữa
? Con người, loài người vì là loài thụ tạo vốn yếu đuối, con người vẫn còn ham
mê danh vọng, ham mê xác thịt, ham của ham tiền, con người vẫn còn tính kiêu
căng, ngạo mạn, vẫn còn tính ích kỷ, lười biếng, cầu toàn, bất công, tham lam.
Cho nên, bao lâu con người còn mang trong người tham, sân, si thì vẫn cần những
lời rao giảng, những lời khuyên để sửa đổi, để tu thân tích đức . Bao lâu con
người còn tội lỗi, còn yếu đuối, bấy lâu con người cần được đổi mới, cần được
thay đổi và như thế lời kêu mời của Gioan Tẩy Giả vẫn mãi mãi cần thiết, không
bao giờ nhàm chán, không bao giờ lỗi thời vv…
Mùa
vọng là thời gian giúp chúng ta xét mình, giúp chúng ta suy nghĩ lại lối sống,
cách ăn nết ở của chúng ta. Mùa vọng đặt chúng ta trước lời mời gọi khẩn thiết
của Gioan Tẩy Giả :” Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng “. Lời kêu gọi của Gioan
Tẩy Giả giúp chúng ta cải thiện đời sống, giúp chúng ta suy nghĩ, sống theo ý
Chúa và tránh những gì trái lương tâm và con đường đạo đức của chúng ta. Vâng,
đời sống con người chỉ là tạm bợ. Thế gian rồi cũng mau qua. Con người một lúc
nào đó rồi cũng ra đi nhưng các Kitô hữu, đời sống chỉ thay đổi chứ không mất
đi (Kinh tiền tụng I lễ cầu cho các linh
hồn ). Chính vì thế, để chờ Chúa đến, người môn đệ của Chúa luôn phải sẵn sàng
tỉnh thức, sám hối và quay trở về với Chúa, với anh em và một khi người môn đệ
Chúa sống trong tình thương, hiệp nhất, hòa hợp, sống trong ân sủng là họ đã
gặp được Chúa. Do đó, lời mời gọi của Gioan Tẩy Giả :” Hãy dọn đường cho Chúa,
hãy sửa lối cho thẳng để Người đi “ luôn vẫn còn khẩn thiết và mãi mãi quan
trọng cho mỗi người.
Xin mượn lời của Đức Cha Raymond Bouchex để
kết luận bài chia sẻ này :” …Trong Mùa Vọng, thánh Gioan Tẩy Giả mời gọi chúng
ta trở nên đoàn “ dân đang trông đợi “.Nơi chúng ta, có rất nhiều nỡi trông
chờ: trông được hạnh phúc, được viếng thăm, được khỏe mạnh, có việc làm, những
điều kiện sống khá hơn, hòa hợp và yêu thương trong gia đình, được an toàn,
bình an, trọng vọng, và những gì nữa tôi không biết. Xã hội đốc thúc chúng ta
cứ phải đi nhanh hơn mãi, phải có liền những gì mình muốn.Đồng thời, chúng lại
buộc phải đợi chờ luôn: chờ đến phiên mình ở những quầy tính tiền trong các
siêu thị lớn, nơi bưu điện, ở trạm xe buýt, trong phòng chờ bác sĩ khám bệnh
hay phòng cấp cứu, trên đường giao thông…Chúng ta không còn biết chờ nữa.Chờ
đợi đã mất ý nghĩa của nó.Bởi vì, chờ đợi tức là trông cậy, ước mong cái làm
cho mình được thỏa lòng và cái chúng ta cần có. Là vươn tới một điều gì đó hay
là một ai đó “.
Lạy
Chúa Giêsu, xin hãy đến. Maranatha, lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến.Amen.
GỢI Ý
ĐỂ CHIA SẺ :
1.Thánh
Gioan Tẩy Giả là ai ?
2.Gioan
Tẩy Giả có phải là Đấng Mêsia không ?
3.Ai
là Đấng Mêsia duy nhất đích thực ?
4.Nhỏ
bé trước mặt Chúa là gì ?
5.Tại
sao nhiều người lại đến với Gioan Tẩy Giả ?