CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG, năm B
Ga 1, 6-8.19-28
GIÁ
TRỊ CỦA LỄ CHÚA GIÁNG SINH
Chúa
nhật thứ III Mùa Vọng gợi lên cho chúng ta hai hình ảnh thật ấn tượng, hai tư
tưởng thật quí hóa : một là tư tưởng vui mừng, hân hoan, phấn khởi vì thời cứu
độ đầy khích lệ, đầy an ủi đã gần kề chúng ta; hai là hình ảnh kham khổ, khiêm
tốn của Gioan Tẩy Giả, khiến nhiều người đồng thời thắc mắc, tự đặt vấn đề
Gioan Tiền Hô là ai vậy ?
Cuộc
đời của các Kitô hữu là cuộc hành trình tiến về Nước Trời, do đó, con người vẫn
còn lo âu, vẫn còn thử thách, vẫn còn tội lỗi. Chúa không miễn trừ cho con
người những điều khó khăn ấy, nhưng trong mọi hoàn cảnh, Chúa nói chúng ta hãy
vui lên. Bởi vì Chúa đang ở giữa chúng ta để chia sẻ nỗi lo âu và hy vọng, làm
cho những đau khổ, cũng như niềm vui của chúng ta có giá trị trước mặt Thiên
Chúa. Tuy nhiên, sự an bình chỉ có được nơi người mộn đệ có niềm tin, lòng
khiêm tốn cậy dựa, tín thác vào Chúa. Gioan Tẩy Giả đã nêu gương cho chúng ta,
cho mọi người về đức tin sống động, sự khiêm tốn tuyệt hảo, nên Ông đã trở nên
Đấng Tiền Hô và trở nên cao trọng trong Nước Thiên Chúa. Chúa nhật III Mùa Vọng
được gọi là Chúa Nhật hồng, khởi đầu bằng câu hát “ Mừng vui lên” , mời gọi
chúng ta đón nhận niềm vui, tỉnh thức trong hớn hở vui tươi.
Thời
gian là một thực tại mà tất cả mọi người sống trong lịch sử đều kinh nghiệm.
Dòng đời luôn trôi qua, thời gian, bốn mùa thời tiết cứ tiếp tục xoay vần, luân
chuyển.Tuy nhiên, thời gian lại là một cái gì đó con người khó lòng định nghĩa,
khó lòng xác định. Con người chỉ biết được mình được sinh ra tại một nơi chốn,
trong một đất nước, trong một thời giờ và thời gian nhất định. Chỉ có một mình
Thiên Chúa là thoát ra ngoài những ràng buộc, những ấn định của thời gian, Ngài
sống ngoài những giới hạn của thời gian, bởi vì Ngài sống trong cõi đời đời,
không có quá khứ và tương lai. Ngài luôn ở trong cõi vĩnh cửu…Thiên Chúa tạo
dựng vũ trụ, muôn loài muôn vật và con người. Chính trong khoảnh khắc của thời
gian hay ngày giờ mà Thiên Chúa dựng nên thế giới này, thời gian đã trở thành
một thực tại không ai có thể chối cãi được. Do đó, chúng ta nhận ra rằng với
lời mời gọi của Abraham đi tới vùng Đất Hứa vào một ngày đặc biệt trong thời
gian, lịch sử cứu độ của con người, của thế giới bắt đầu. Thiên Chúa đã ban cho
Abraham qua lời hứa của Ngài mà Đấng Cứu Thế đã sinh ra bởi dòng tộc Vua Đavít
trong một nơi chốn và trong một thời gian nhất định:” Gioan Tẩy Giả là Vị Tiền
Hô của Đấng Cứu Độ và nhờ Gioan mà nhân loại nhận ra Ngài khi Ngài đến”.
Thánh
Gioan trong chương 1,6-8 đã viết :” Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên
là Gioan. Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông
mà tin. Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng “.
Sự Sáng là Đấng Cứu Độ mà Gioan chính là người được diễm phúc làm chứng cho
Chúa, Gioan đã là chứng nhân trung thành nhất, kiên trì và hoàn hảo nhất cho
Đấng Cứu Thế.Gioan Tiền Hô làm chứng cho Đấng Cứu Thế bằng lời nói, bằng gương
sáng và bằng hành động của Người. Gioan đã sống đời sống hết sức khổ hạnh,
Người đã rao giảng sự sám hối, ăn năn, và qua việc làm chứng của Người :” Tôi
là tiếng kêu trong hoang địa : Hãy sửa cho ngay đường Chúa đi “ ( Ga 1, 23 ).
Gioan Tẩy Giả chỉ là Đấng Tiền Hô và báo trước ngày, thời gian Chúa xuất hiện,
sau đó Người rút lui vào bóng tối:” Ngài phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại “.
Gioan chính là người nô bộc của Đấng Cứu Thế và Đức Kitô là chủ, là Chúa và là
Thầy.
Như
thánh Gioan Tiền Hô, mỗi Kitô hữu cũng phải là chứng nhân cho Đức Kitô trong
cuộc sống của mình. Bởi vì, Chúa Cứu Thế đã tới trần gian như thánh Gioan
viết:” Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người
“ ( Ga 1, 9 ). Con Thiên Chúa đã thực sự làm người và ở giữa thế gian:” Người ở
giữa thế gian, và thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người
“( Ga 1, 10 ). Chính vì thế gian không nhận biết Người mà nhân loại và mỗi Kitô
hữu chúng ta phải làm chứng cho sự hiện của Người. Chúng ta phải như Gioan Tiền
Hô minh chứng chính Đấng Cứu Thế là Con Thiên Chúa và Đức Kitô đang sống với,
sống vì, sống cho chúng ta, sống cho nhân loại. Và cũng như các Tông Đồ xưa,
chúng ta phải làm chứng :” Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng
ta. Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha
ban cho Người, là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật “( Ga 1, 14 ). Các Tông
Đồ đã nhìn thấy vinh quang của Đức Kitô ở một vài thời điểm trong cuộc đời trần
thế của Người ( Ga 2, 11 và Lc 9, 32 ). Chính các Tông Đồ đã nhìn thấy vinh
quang trong cuộc Thương Khó và Phục Sinh của Đức Kitô. Các Ngài đã làm chứng
cho Đức Kitô Nagiarét chết và phục sinh, cũng như Gioan Tẩy Giả đã làm chứng
cho chúa Giêsu khi Ngài đến và xuất hiện giữa trần gian, chún
Xin
được mượn lời của Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI để kết thúc bài chia sẻ này:” …Ai
đã gặp gỡ Đức Kitô trong đời mình rồi thì cảm thấy trong lòng
Một
niềm thanh thản và hân hoan mà không ai, cũng không tình huống nào có thể xóa
đi được.Thánh Augustinô đã hiểu rõ điều ấy trong cuộc đi tìm chân lý, bình an,
niềm vui : sau khi đã tìm kiếm trong đủ mọi thứ một cách vô vọng, Ngài kết luận
bằng câu nổi tiếng rằng trái tim con người vẫn khắc khoải, không tìm đâu ra sự
thanh thản và bình an bao lâu nó chưa được nghỉ ngơi trong Thiên Chúa. Niềm vui
đích thực là một ân huệ, phát sinh từ cuộc gặp gỡ với người sống động là Đức
Giêsu, từ chỗ đứng chúng ta dành cho Người nơi mình, từ thái độ chúng ta đón
tiếp Thánh Thần là Đấng hướng dẫn đời mình “.
Lạy
Chúa Giêsu, xin mau đến ! Maranatha, Lạy Chúa xin hãy đến ! Xin Chúa ban thêm
đức tin cho chúng con để chúng con nhận ra Chúa đang hiện diện giữa Hội Thánh,
nơi mỗi người chúng con tiếp xúc hằng ngày. Amen.
GỢI Ý
ĐỂ CHIA CHIA SẺ :
1.Chúa
nhật III Mùa Vọng nói lên điều gì ?
2.Gioan
Tẩy Giả là ai ?
3.Ai
đã giới thiệu Chúa Giêsu cho nhiều người bên dòng sông Giorđăng ?
4.Chúa
Nhật III Mùa Vọng gọi là Chúa nhật gì ? Tại sao ?