HẠT
LÚA MÌ CÓ THÚI ĐI
Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
CHUA
NHẬT V MÙA CHAY, năm
Ga
12,20-33
Càng
gần tới Tuần Thánh, chúng ta càng nghiệm
ra sự đau khổ của Chúa.Cái chết của Chúa không làm cho chúng ta kinh
hãi, chán nản hay tuyệt vọng.Nhưng sự đau khổ, tử nạn và phục sinh của Chúa
giúp chúng ta hiểu sâu xa tình thương vô biên của Chúa. Cây Thập giá con người
nghĩ ra, tạo ra để làm khổ nhục con người. Đối với Chúa, cây Thập giá lại mang
một ý nghĩa thâm sâu, cao vời vì Chúa đã nói :” Khi nào Ta được nâng cao khỏi
đất, Ta sẽ kéo mọi người đến cùng Ta “. Chúa đã chấp nhận cái chết theo ý Thiên
Chúa Cha để cứu độ con người, để mang lại hạnh phúc cho con người :” Không có
tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu “
( Ga 15, 13 ). “…Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ
trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác…” ( Ga 12, 24 ).
Bằng
chính một lời mạc khải, Chúa Giêsu đã ví mình như hạt lúa mì phải được biến
đổi.Chúa cho chúng ta biết, thân xác của Ngài phải chết đi, Ngài mới sống lại.
Đây là sự biến đổi con người của Ngài. Sự đau khổ mà con người dồn vào Chúa
Giêsu và cái chết trên Thập giá của Người nói lên sự sống mới, cuộc sáng tạo
mới.Hạt lúa mì có mục nát mới sinh hoa quả tốt đẹp. Hình ảnh hạt lúa mì rất ấn
tượng vì qua cái chết và sự phục sinh của Chúa đã mở ra cuộc sống vĩnh hằng cho
những ai hiệp thông với Thiên Chúa. Giờ mà những người ngoại tới tìm gặp Chúa
Giêsu để nhận biết Người và tôn vinh Người trên núi Sion, thờ phượng Người là
Thiên Chúa duy nhất của Israen. Đức Giêsu đã nói đến giờ của Người. Giờ mà
Người được tôn vinh. Đây là giờ tử nạn của Chúa Giêsu, giờ mà Người được giương
cao trên Thập giá, có nghĩa là giờ Người chịu đóng đinh trên Thập giá để cứu
rỗi nhân loại, cứu vớt con người. Giờ mà Đức Giêsu trong vườn Cây Dầu cùng với
ba môn đệ thân tín nhất là Phêrô, Giacobê và Gioan, Chúa chịu cơn hấp hối : mồ
hôi và máu chảy ra. Giờ mà các môn đệ vẫn ngủ vùi trong khi Chúa đang buồn
phiền, chịu thử thách tột độ. Giờ mà Đức Giêsu thưa với Thiên Chúa Cha với tất
cả lòng mình :” Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này, nhưng chính vì giờ này mà
con đã đến “. Đức Giêsu đã cho mọi người hiểu rằng :” Sự đau khổ, cái chết và
phục sinh của Ngài “ đưa nhân loại vào đời sống vĩnh cửu. Do đó, Chúa Giêsu đã
chờ đợi giờ này để hiến mạng sống của mình và ban hạnh phúc, sự cứu rỗi, và sự
sống mới cho nhân loại, cho con người, cho chúng ta.
Chúa đã
nói cách dứt khoát, minh bạch, quả quyết :” Ai muốn theo Ngài, phải vác Thập
giá của mình, mà theo Ngài “. Theo Ngài có nghĩa là chấp lối sống của Ngài,
chấp nhận đi theo con đường của Ngài… Chúa Giêsu cũng đã dứt khoát tuyên bố :”
Ai yêu quý mạng sống mình thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời
này, thì sẽ lại cho được sự sống đời đời “.
Chúa nhấn mạnh điều này bởi vì ghét không có nghĩa ghét bỏ sự sống Chúa
ban tặng cho con người, nhưng là ghét bỏ tội lỗi, tật xấu, những đam mê xấu xa,
những trụy lạc, sự lầm đường lạc lối, những tội này sẽ khiến chúng ta xa Chúa.
Chúa
cho chúng ta hay cuộc đời sẽ mau tàn, mau lụi giống như kiếp hoa phù du sớm nở,
chiều tàn, giống như cây cỏ mau úa, mau tàn. Sống ở gian trần này, con người
một mặt vì kiếp sinh nhai, kiếp sống, phải lao động cần cù, miệt mài sáng tạo
để làm ra của ăn của để, để đấu tranh sinh tồn, nhưng mặt khác con người phải
biết “ tìm kiếm Nước Thiên Chúa “ và
phải biết lắng nghe Lời Chúa, thực thi những điều Chúa dạy bằng những việc tỏa
sáng ở đời như làm những việc bác ái, từ thiện, biết quảng đại chia sẻ, biết bỏ
ý riêng của mình để theo ý của Chúa như Mẹ Maria đã biết nói lời Xin Vâng làm
theo lời Chúa…
Lạy
Chúa Giêsu, xin dạy chúng con biết yêu thương mọi người, xin giúp chúng con
biết chia sẻ, cho đi và xin dạy chúng con luôn biết mến yêu Thập giá vì chính
Chúa đã chọn cây Thập giá để cứu chuộc loài người.Amen.
GỢI Ý
ĐỂ CHIA SẺ :
1.Tại
sao Đức Giêsu lại lấy hình ảnh hạt lúa mì để ám chỉ Ngài ?
2.Tại
sao Chúa lại nói liều mình mất mạng sống vì Người thì giữ được mạng sống của
mình ?
3.Chúa
Giêsu trải qua cuộc hấp hối ở đâu ?
4.Tại
sao các môn đệ thân tín : Phêrô, Giacôbê , Gioan lại ngủ khi Chúa Giêsu đang
trong cơn hấp hối ?
5.Đi
theo Đức Giêsu phải làm gì ?