Họ cứng lòng khiến Chúa ngạc nhiên
Suy niệm Tin
Mừng Chúa nhật XIV - B
(Mc
6, 1 - 6)
Bị hiểu
lầm hay bị từ chối là những điều khiến người ta phiền lòng. Êdêkien, và ngay cả
Chúa Giêsu Con Thiên Chúa làm người cũng không đứng ngoài qui luật thường tình
ấy. Là ngôn sứ thì dù ở hội đường, hay trong gia đình, cũng sẽ gặp khó
khăn, có thể bị ruồng bỏ là kinh nghiệm của Chúa Giêsu và Êdêkien.
Êdêkien được Chúa chọn, gọi làm ngôn sứ cho dân đi lưu đầy cùng với ông : "Ta sai ngươi đến để nói với những con cái
dầy mặt cứng lòng... Hoặc chúng nghe, hoặc chúng không nghe, vì đây là bọn phản
loạn" (Ed 2, 4-5). Chúa Giêsu về hội đường giảng dạy cho người đông
hương cũng phát buồn và thốt lên câu nói để đời : "Không một tiên tri nào mà không bị khinh bỉ
ở quê hương, gia đình họ hàng mình" (Mc 6, 4). Tại sao vậy ?
Biết
rõ
Tin
Mừng Nhất Lãm thuật lại sự lúng túng của dân thành Nagiarét trước Chúa Giêsu người
đồng hương của họ đi xa trở về nơi hội đường. Vì họ đã quá biết về gia thế của Chúa
Giêsu, vì biết rõ nên họ không đánh giá đúng về Người.
Có
lẽ đây là lần đầu tiên Chúa Giêsu trở về Nagiarét sau khi đi thi hành sứ mạng
công khai. Nagiarét là cái nôi của thời thơ ấu, thời niên thiếu của Chúa Giêsu.
Nơi ấy có gia đình, bà con, thân bằng quyến thuộc, bạn bè, quê hương, nên khi
Chúa Giêsu trở về nhà họ biết ngay. Trong số họ có người đã từng thấy Chúa
Giêsu được mẹ ẵm bế, như bao nhiêu trẻ em khác. Con cái họ và Chúa Giêsu đều
học chung một lớp, cùng chơi và cười đùa với nhau. Cùng thảo luận những bài học
về cái cửa, cái xà. Chúa Giêsu đã từng cầm cưa, bào, đục, và nhất là nói giọng
nói miền quê Nagiarét trong suốt bấy nhiêu năm trời.
Lần
trở về này nhằm ngày Sabát, Chúa vào hội đường, dân làng đón tiếp Chúa rất vui
vẻ. Tại đây, Chúa bắt đầu giảng dạy : "Nhiều thính giả sửng sốt về giáo lý
của Người, nên nói rằng : "Bởi
đâu ông này được như vậy? Sao ông được khôn ngoan như vậy? Bởi đâu tay Người
làm được những sự lạ thể ấy?" (Mc 6, 2). Nói xong bỗng nhiên thái
độ của họ đổi hẳn vì những cái đã biết về Người. Sự gần gũi, thân thiện gia
đình, tình làng nghĩa xóm ấy làm cho họ ngạc nhiên. Từ ngạc nhiên bởi sự khôn
ngoan và lời nói thốt ra từ miệng Người, cũng như các phép lạ Người làm tại
Galilê sang từ chối, khiến họ không nhận ra Chúa Giêsu Con Thiên Chúa làm
người ở giữa làng họ và họ "vấp phạm vì Người" (Mc 6, 3).
Đã
nhiều năm qua, gia đình Chúa Giêsu đã để lại những ấn tượng tốt về Người. Trước
sự ngạc nhiên và từ chối của dân thánh Nagiarét, cũng như sự thiếu lòng tin của
họ, Chúa Giêsu đã buông lời thở dài : "Không một tiên tri nào mà không bị khinh bỉ ở quê hương, gia đình họ
hàng mình ! " (Mc 6, 4).
Chúa Giêsu là Con yêu dấu của Chúa Cha, Đấng tạo dựng thế gian nhưng thế
gian đã không tiếp nhận Người.
Không
được đánh giá đúng
Chúa
Giêsu buồn vì thành kiến của đông hương về lý lịch của Chúa : cha mẹ, gia
đình và nghề nghiệp : "Ông này
chẳng phải bác thợ mộc con bà Maria, anh em với Giacôbê, Giuse, Giuđa và Simon
sao? Chị em ông không ở với chúng ta đây sao?" (Mc 6, 3). Họ không thể
đi vào mầu nhiệm Thiên Chúa làm người.
Ông
là ai ? Là câu hỏi được đặt ra trong toàn bộ Tin Mừng Marcô. (1, 24 và
25 – 1, 27 – 1, 34 – 4, 41 – 6, 14 và 15). Căn tính bí ẩn này là
gì ? Trên đường hành trình với các môn đệ từ Xêsarê đến Philiphê Chúa hỏi
các ông "Phần anh em, anh em bảo
Thầy là ai ? "
Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật
Ngày
hôm nay, Thiên Chúa cần có câu trả lời từ phía con người đang tìm kiếm ý nghĩa
của Lời Chúa và bước vào cuộc đối thoại với Chúa. Người thợ mộc thành Gagiarét
là Thiên Chúa thật và là Người thật, Người là Đấng Cứu Độ duy nhất của chúng
ta, là Lời Chân lý dẫn đến Sự Sống đời đời. Hãy biết nhận ra Chúa, đừng để Chúa
đi qua. Mẹ Maria hòa mình vào đám đông để chiếm ngắm và lắng nghe người ta nói
về con Mẹ : "Ông này chẳng phải
bác thợ mộc con bà Maria !" (Mc 6, 3) Con bà Maria và là Con
Thiên Chúa, đó Bí Mật Tình Yêu của Thiên Chúa, Người bước vào đời sống công
khai bằng con đường khiêm tốn và nghèo khó. Người ngạc nhiên vì họ cứng lòng
tin, và buồn vì họ không chấp nhận bất cứ sự gì đến từ Người. Nghĩa xác thực được
thánh Marcô sử dụng ở đây theo tiếng Hy lạp, không phải Chúa Giêsu mong đợi
người đồng hương tin vào Thiên Chúa, nhưng là mong đợi phần lớn những người
Nagiarét : tin vào Người.
Ngày
hôm nay có người nói rằng: Nếu chúng ta sống vào thời các Tông Đồ, và chứng
kiến Chúa Giêsu như họ, chắc chúng ta cũng giống họ. Họ biết quê hương mình có
người tên là Giêsu nhưng không biết người đang nói với họ là Chúa Cả trời
đất…... Thực tế ngày hôm nay khác với ngày xa xưa ấy, vì nhiều người hạnh phúc
hơn, tin tưởng vào những điều đã nghe và đã thấy.
Vì,
quả thật, ở giữa những người ẫu trĩ có một người khiêm nhường; là Thiên Chúa
thật đến dạy dỗ chúng dân. Người đến với những thu thuế và tội lỗi, đồng bàn ăn
uống với họ (Mt 9,11); Vì thế, có người miệt thị nói rằng : "Ông này chẳng phải bác thợ mộc con bà Maria,
anh em với Giacôbê, Giuse, Giuđa và Simon sao?" (Mc 6,3; Ga 6,42)
Nhưng Chúa Giêsu vần là Thiên Chúa thật và là người thật, các vua chúa trần
gian phải phụng thời Người ... Người hoàn toàn là con người như chúng ta :
ăn, uống, ngủ, nghỉ, đổ mồ hôi và mệt mỏi như chúng ta, giống chúng ta mọi
đàng, ngoại trừ tội lỗi. Người được gìn giữ khỏi hư nát và khỏi chết giữa muôn
người. Giờ đây Người ngự bên hữu Đức Chúa Cha (Mc 16,19), không gì có thể tách
Người với Chúa Cha ...
Thật
là kỳ diệu, để có thể nhận biết và tin rằng một người thế là Thiên Chúa, Đấng
tạo thành trời đất và mọi sự trên trời dưới đất ... Vì thế, hàng ngày chúng ta
nghe Chúa Giêsu thông truyền thánh ý Chúa Cha qua các tác giả Tin Mừng, chúng
ta phải vâng nghe, tuân giữ các giới răn của Người và tin vào Người.
Lạy Chúa Giêsu, con tin Chúa là Thiên Chúa thật
và là người thật, là Đấng cứu độ chúng con. Amen.
Lm.
Antôn Nguyễn Văn Độ