Cùng Người Trẻ
Loan Báo Tin Mừng
SUY NIỆM KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO
(Is 2, 1-5; 1 Tm 2, 4 - 6; Mc 16,
15-20)
Tháng 10 tháng Mân Côi, cũng là
tháng truyền giáo, Giáo hội ngoài khám phá lại vẻ đẹp của lời Kinh này, khuyến
khích con cái mình siêng năng đọc kinh Mân Côi, Giáo hội còn mời gọi chúng ta
dấn thân cho việc truyền giáo.
Nhưng Chúa nhật truyền giáo để
làm gì ?
Để nhắc lại
rằng bản chất của Giáo hội là truyền giáo ; mục đích đầu tiên của Giáo hội
khi được Chúa Giêsu thiết lập là truyền giáo.
Ai phải truyền giáo?
Là chi thể của Hội Thánh, tất cả
những người đã chịu phép rửa tội phải thi hành nhiệm vụ truyền giáo. Điều này
không có ý nói họ phải đi thật xa. Những nơi nào có họ, họ phải truyền giáo.
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II nói : “Không ai được ngưng nghỉ
việc này, vì là bổn phẩn khẩn thiết của ngày hôm nay”. Với lại, chính
Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta : “Các con hãy đi khắp thế gian, rao
giảngTin Mừng cho mọi tạo vật” (Mc 16, 15). Thánh Phaolô kêu lên : “Khốn
thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1 Cr 9, 16).
Giáo hội tự bản chất là truyền
giáo.
Nếu như
Isaia con trai Amót được thị kiến: “Các dân nước sẽ đổ xô về núi Chúa...
trong ngày sau hết” (x. Is 2, 1-5). Thánh Phaolô cho người con tình thần
của mình biết: “Thiên Chúa muốn cho mọi người được cứu rỗi” (x.1 Tm 2, 4
– 6). Cả bốn sách Tin Mừng đều nêu bật ý nghĩa của việc truyền giáo, nội dung
sứ vụ mà Chúa Giêsu trao cho Giáo hộichứng tỏ bản chất của Giáo Hội là truyền
giáo. Chính Chúa Giêsu Phục sinh đã nói với các tông đồ nơi Phòng Tiệc Ly : “Như
Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai các con” (Ga 20,21). Đến lượt Chúa Con
cũng sai Giáo Hội ra đi cho đến tận cùng trái đất. Ðây là sứ điệp duy nhất phát
xuất từ Thiên Chúa gửi đến hết mọi người ngõ hầu họ được cứu chuộc và trở nên
con cái Thiên Chúa.
Đức
nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI đã nhấn mạnh: Sứ vụ truyền giáo là “bổn phận
của toàn thể Giáo hội”, vốn “tự bản chất là thừa sai” (Ad gentes,
2). Trích dẫn lời Đức Phaolô VI, ngài tiếp: “Giáo Hội hiện hữu để truyền giáo, để
giảng thuyết và giáo huấn, để làm máng chuyển quà tặng của các ân sủng, để hoà
giải các tội nhân với Thiên Chúa, để trường tồn hy lễ của Chúa Kitô trong Thánh
Lễ, đó là việc tưởng niệm cuộc tử nạn và phục sinh vinh hiển của Người.”
Ðức Bác Ái là linh hồn của sứ
mạng truyền giáo.
Thánh
Phaolô viết : “Tình Yêu Chúa Kitô thôi thúc tôi” (2 Cr 5, 14). Đức Kitô
thúc bách những người đã chịu phép Rửa tội nam phụ cũng như lão ấu, kể cả người
đau yếu lẫn người nghèo, khi đã đón nhận tình yêu cứu độ của Thiên Chúa, có sứ
mạng rao giảng và mang tình yêu cho hết mọi người, bằng lời nói và chứng tá cụ
thể của Đức Ái. Truyền giáo là gì nếu không phải là loan báo Tin Mừng về tình
yêu của Thiên Chúa như chính Chúa Giêsu đã làm. Ngài không những đã hăng say
loan báo tình yêu của Thiên Chúa cho mọi người, Ngài còn hy sinh mạng sống để
làm chứng cho tình yêu đó. Hơn thế nữa, Ngài mạc khải và nhập thể tình yêu đó
nơi chính bản thân mình. Ngài là hiện thân của tình yêu Thiên Chúa. Nơi Ngài,
tình yêu chiến thắng tội lỗi và sự chết. Vì thế, sứ điệp Tin Mừng Nước Thiên
Chúa trở thành Tin Mừng Phục Sinh, Niềm Hy vọng cho toàn thế giới.
Nhân dịp Đại Năm Thánh 2000,
thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nói : “Sứ mạng của Giáo Hội kéo dài sứ
mạng của Chúa Kitô. Giáo Hội không ngừng rao giảng cho thế giới Tình Phụ Tử của
Thiên Chúa, bằng việc rao giảng và bằng chứng tá của những con cái mình...nhờ
việc thực hành mệnh lệnh tình thương đối với Thiên Chúa và đối với anh chị em”.
Ngài cũng khuyến khích mọi thành phần trong Giáo hội can đảm khởi hành “mùa
truyền giáo mới”, vì “Giáo Hội cần đến với con người… công việc cao cả
nhất là công việc rao giảng Tin Mừng Chúa Kitô”, ngài kêu gọi: “Anh chị
em đừng sợ: hãy mở toang mọi cửa để tiếp đón Chúa Kitô”(Huấn Đức ngày 22
tháng 10/2000, tại Roma).
Cử hành ngày Thế giới Truyền giáo
năm nay diễn ra trong bối cảnh THĐGM tại Rôma bàn về giới trẻ, nên Đức Thánh
Cha Phanxicô chọn chủ đề “Cùng với người trẻ, chúng ta mang Tin Mừng cho tất
cả mọi người”.
Ngài
nhắc đến sứ mạng làm chứng và rao giảng Chúa Kitô mà mỗi Kitô hữu nhận lãnh khi
chịu phép rửa tội. Ngài viết : “Sứ
mạng thông truyền đức tin, trọng tâm sứ mạng của Giáo Hội, diễn ra qua sự ‘hay
lây’ của tình thương, trong đó niềm vui và sự phấn khởi biểu lộ ý nghĩa được
tìm lại và sự sung mãn của cuộc sống. Sự loan truyền đức tin bằng sự thu hút
đòi chúng ta phải có con tim cởi mở, được tình yêu làm nở rộng”.
Nhắc đến lời Chúa dạy các môn đệ
hãy mang Tin Mừng đến tận cùng trái đất, Đức Thánh Cha cắt nghĩa : “Những
môi trường con người, văn hóa và tôn giáo vẫn còn xa lạ với Tin Mừng của Chúa
Giêsu và sự hiện diện bí tích của Giáo hội chính là những khu ngoại ô tột cùng”,
những bờ cõi của trái đất: mà các môn đệ thừa sai được gửi đến từ Chúa Giêsu
Phục Sinh, với niềm xác tín có Chúa luôn ở cùng (Mt 28,20; Cv 1,8). Ơn gọi
truyền giáo cho dân ngoại hệ tại điều đó.
Ngài giải thích thêm rằng “Khu
vực ngoại ô tiêu điều nhất của nhân loại đang cần Chúa Kitô chính là sự dửng
dưng đối với đức tin hoặc thậm chí đó là sự oán ghét chống lại đời sống sung
mãn trong Chúa. Mỗi sự nghèo nàn về vật chất và tinh thần, mỗi sự kỳ thị chống
lại các anh chị em luôn luôn là hậu quả của sự từ chối Thiên Chúa và tình
thương của Ngài”.
Ngỏ lời
với các bạn trẻ Đức Thánh Cha viết : “Các bạn trẻ thân mến, tận cùng trái
đất, đối với các bạn ngày nay, thật là tương đối và luôn dễ dàng lướt trong đó,
đó là thế giới tiềm thể, kỹ thuật số, các mạng xã hội đang tràn ngập và xuyên
qua chúng ta, xóa bỏ mọi khoảng cách, thu hẹp những khác biệt. Dường như tất cả
ở trong tầm tay, tất cả đều gần kề. Nhưng nếu không có ơn can dự của cuộc sống
chúng ta trong đó, thì dù có vô số các tiếp xúc, chúng ta sẽ không bao giờ đi
sâu vào một cuộc sống hiệp thông thực sự. Sứ mạng truyền giáo cho đến tận bờ
cõi trái đất đòi phải có sự hiến thân trong ơn gọi được Chúa ban cho chúng ta,
Đấng đã đặt chúng ta trên trái đất này (x. Lc 9,23-25). Tôi
dám nói rằng, đối vơi một người trẻ muốn theo Chúa Kitô, điều thiết yếu là tìm
kiếm và gắn bó với ơn gọi của mình”.
Lạy Mẹ Maria, Ngôi Sao truyền
giáo, xin cầu thay nguyện giúp chúng con. Amen.
Lm.
Antôn Nguyễn Văn Độ