MARIA ĐỨC MẸ CHÚA TRỜI
Suy niệm lễ Đức Maria, Mẹ Thiên
Chúa
(Lc 2,
16-21)
Tám
ngày sau lễ sinh nhật của Đức Giêsu Chúa chúng ta, Giáo hội mời gọi con cái
mình cử hành lễ Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa với tất cả lòng kính trọng và biết ơn,
vì nhờ Mẹ, Đấng Cứu Thế đã sinh ra cho chúng ta.
Đức
Maria Mẹ Thiên Chúa
Không
có gì lạ, khi có người đặt câu hỏi: chúng ta có nên gọi Đức Trinh Nữ Maria là
Mẹ Thiên Chúa không? Vì nếu Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa, thì chẳng lẽ Đức
Maria, Đấng đã hạ sinh Chúa Giêsu lại không phải là Mẹ Thiên Chúa? […]
Ngôi
Lời Thiên Chúa đã làm người, có hồn có xác. Thánh Công đồng Nicêa dạy,
chính Con duy nhất của Thiên Chúa, sinh bởi Đức Chúa Cha, đồng bản thể với Chúa
Cha, nhờ Người mà muôn vật được tạo thành, và tất cả tồn tại trong Người, vì
loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta, Người đã từ trời xuống thế, nhập
thể, làm người, chịu chết, đã sống lại, và Người sẽ lại đến trong vinh quan để
phán xét; Công đồng tuyên phán: chỉ có Chúa Giêsu Kitô là Ngôi Lời Thiên Chúa,
sinh bởi Đức Chúa Cha, giống Chúa Cha. Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, ánh
sáng bởi sánh sáng, được sinh ra mà không phải được tạo thành, đồng bản thể với
Đức Chúa Cha… Nên Đức Maria vừa được gọi là Mẹ Chúa Kitô, và Mẹ Thiên Chúa nữa.
Đức
Maria đã được các giáo phụ ca ngợi, đặc biệt là thánh Ambrôsiô thành Milan (thế
kỷ IV) khi nói : “Đức Maria là Đền Thờ của Thiên Chúa chứ không
phải Thiên Chúa của Đền Thờ”. Thánh Ignatiô thành Antiokia (+ 110) là
người đầu tiên nên tên Đức Maria sau các sách Tin Mừng : “Chúa
chúng ta là Đức Giêsu Kitô đã được Đức Maria cưu mang trong lòng theo nhiệm cục
cứu độ” và “ Đức Giêsu cũng được sinh ra bởi Đức Maria và
bởi Thiên Chúa”.
Tại
Đông phương, kể từ năm 350, người ta đã gán cho Đức Maria tước hiệu là “Mẹ
Thiên Chúa”, tuyên dương Mẹ là “ Mẹ của Ngôi Lời Nhập Thể ”.
Như thánh Grégoire de Nazianze (330 – 390) đã viết: “Đức Kitô sinh bởi
một Trinh Nữ, người nữ ấy là Mẹ Chúa Kitô”.
Vì thế,
nếu Chúa Giêsu là con của Chúa Cha, sinh bởi Đức Maria, thì đương nhiên Đức
Maria là Mẹ Thiên Chúa.
Ngày
cầu cho hòa bình
Ngày
đầu năm mới, Giáo hội cửa hành lễ Đức Maria Rất Thánh, Mẹ Thiên Chúa, Nữ Vương
Hòa bình! Để cầu chúc cho nhau, chúng ta mượn lời sách Dân Số: “Nguyện Đức
Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh chị em” (x. Ds 6,26). Còn món quà
nào cao quí hơn là chính Con Thiên Chúa, Đấng là Hoàng Tử Bình An được Chúa Cha
ban tặng cho chúng ta. Hoà bình là món quà Thiên Chúa ủy thác cho con người. Vì
yêu, Thiên Chúa đã “ban Người Con duy nhất của Ngài” cho nhân loại (Ga
3,16), sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria, đến đem bình an cho nhân thế.
Thế
giới hiện nay, con người ngày càng trở nên vô cảm, không dấn thân và khép kín.
Hòa bình bị đe dọa bởi sự thờ ơ trên mọi bình diện của cuộc sống. Con người bị
đầu độc bởi các chủ nghĩa tiêu thụ và khoái lạc, bởi sự giàu có và xa hoa, bởi
thói tự cao tự đại, con người thường quá tàn nhẫn với nhau, loại trừ nhau bằng
nhiều cách
Vì muốn
mang đến cho nhân loại tình yêu, bình an và hạnh phúc. Thiên Chúa tự trở nên
Hài Nhi bé bỏng, giống một em bé sơ sinh. Chính trong sự nhỏ bé, thơ ngây,
khiêm nhường và tha thứ ấy, Thiên Chúa đã biểu lộ sức mạnh vô biên. Đó là sức
mạnh của Thiên Chúa Tình Yêu.
Con
Thiên Chúa sinh ra được bọc trong khăn vải, đặt nằm trong máng cỏ, với ánh mắt
ngây thơ, tâm hồn trong trắng, đang giang rộng vòng tay, ở giữa các mục đồng và
đoàn súc vật, một khung cảnh hòa bình. Cho thấy con người sống hài hoà với
Thiên Chúa, với thiên nhiên vạn vật và với nhau. Mang đến cho nhân loại một kỷ
nguyên hòa bình. Tình Yêu là phương thuốc chữa lành vết thương. Là nhịp cầu xây
dựng tình người. Là phương án cho thế giới mới bạo lực, chiến tranh và khủng
bố. Tình Yêu nhập thể mang lại cho thế giới sự bình an bất tận.
Quả
thật, sẽ không có hoà bình nếu không có công lý, và sẽ không có hoà bình nếu không
có sự tha thứ. Để xây dựng một thế giới hòa bình, chúng ta phải đánh bại sự thờ
ơ : đó là vun trồng nền văn hóa liên đới tình thương, đối thoại, hòa giải và
canh tân.
Với chủ đề sứ điệp Hòa
Bình thế giới 2021: "Nền văn hóa chăm sóc, hành trình đến hòa bình",
Ðức Thánh Cha nói rằng thực hành và giáo dục sự chăm sóc là con đường để
"xóa bỏ văn hóa thờ ơ, vất bỏ và đối đầu, vốn thường phổ biến hiện
nay".
Nhìn lại năm 2020 với đại
dịch Covid 19, Ðức Thánh Cha nhớ đến những người mất người thân và mất việc.
Ngài nhớ đến các bác sĩ, y tá, tình nguyện viên, tuyên úy, vv., những người hy
sinh ở bên cạnh các bệnh nhân, xoa dịu nỗi đau cho họ và cứu sự sống của họ.
Nghĩ đến người nghèo khổ và yếu đuối, kêu gọi cho họ cũng được có vắc-xin ngừa
Covid và trợ giúp y tế.
Bên cạnh các chứng tá của
lòng bác ái và liên đới, Ðức Thánh Cha than phiền về các hình thức khác nhau
của chủ nghĩa dân tộc, phân biệt chủng tộc, bài ngoại và các cuộc chiến tranh
và xung đột gieo chết chóc và tàn phá.
Qua đại dịch Covid Ðức Thánh
Cha dạy " chúng ta về tầm quan trọng của việc chăm sóc lẫn nhau và chăm
sóc thụ tạo, để xây dựng một xã hội dựa trên các tương quan huynh đệ". Ðây
là lý do ngài chọn chủ đề "Nền văn hóa chăm sóc như con đường của hòa
bình".
Sau khi giải thích về Thiên
Chúa Ðấng Sáng tạo, nguồn mạch của ơn gọi chăm sóc của con người, mẫu gương
chăm sóc, về sứ vụ chăm sóc của Chúa Giê-su, sự chăm sóc của cộng đoàn Ki-tô
hữu tiên khởi dành cho những người yếu đuối, Ðức Thánh Cha nhận định rằng,
những mẫu gương bác ái nhiệt thành của nhiều chứng tá đức tin rực sáng đã làm
phong phú các nguyên tắc của học thuyết xã hội của Giáo hội. Các học thuyết này
thăng tiến phẩm giá của mỗi con người, liên đới với người nghèo và người không
thể tự vệ, quan tâm đến lợi ích chung, bảo vệ thụ tạo". Ðức Thánh Cha mời
gọi các lãnh đạo chính trị, dân sự, tôn giáo hãy dùng "la bàn" các
học thuyết xã hội của Giáo hội để vạch ra một con đường chung "thật sự
nhân bản" cho tiến trình toàn cầu hóa. (CSR_9308_2020)
Lạy
Chúa Giêsu, Hoàng Tử Bình An ban cho thế giới được hòa bình và hòa hợp giữa các
dân tộc.
Nữ
Vương Bình An, cầu cho chúng con. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ