Ngày 28 tháng 2, 2021 – Chúa Nhật II Mùa Chay
Lm. Edward Linton, O.S.B
Các bài đọc: Kn 22: 1-2, 9a, 10-13, 15-18 • Tv 116:
10, 15, 16-17, 18-19 • Rm 8: 31b-34 • Mc 9: 2-10
bible.usccb.org/bible/readings/022821.cfm
Marcion sống tại Sinope là kẻ lạc giáo
cố cựu. Cha của ông là giám mục. Sinh năm 85 sau Công Nguyên,
khoảng 50 năm sau khi Chúa bị đóng đinh, Marcion ở Sinope đã trở thành một chủ
tàu giàu có. Một ngày nọ, Marcion đi tàu của mình vào hải cảng
Roma và dâng cho Giáo hội sơ khai 200,000 đồng tiền La Mã, đó là một số
tiền đáng kể. Tất nhiên, Giáo hội vui mừng khôn xiết. Nhưng sau đó Giáo hội bắt
đầu đặt vấn đề. Bạn thấy đấy, Marcion tin rằng tiền có
thể giải quyết mọi sự. Ông ta bắt đầu giảng dạy về lạc thuyết của mình, một giáo
thuyết làm chao đảo Giáo hội thời đó.
Marcion dạy rằng Thiên Chúa đã không trở
thành người phàm.
Thiên Chúa chỉ tỏ ra bề ngoài giống như Chúa Giêsu mà thôi. Marcion hỏi, "Làm sao Thiên Chúa có thể hạ mình xuống để sinh
ra trong máu huyết, mồ hôi và đau đớn, rồi ra khỏi
bụng mẹ?". Vì tin rằng tạo vật là xấu xa, nên Marcion không thể tưởng tượng được là Thiên Chúa lại sinh ra giống như bạn và tôi. Marcion chối bỏ
Kinh Thánh Cựu Ước vì Kinh Thánh đã dạy rằng Thiên Chúa tạo dựng thế giới. Theo
Marcion, Thiên Chúa không bao giờ tạo dựng thứ thế giới bất toàn, tội lỗi và đáng nguyền rủa này. Thực ra theo Marcion, chính ma quỷ đã tạo ra thế giới này là nơi chúng ta đang sinh sống.
Vì coi tiền bạc có thể giải quyết mọi vấn đề, Marcion quyết
định tạo ra một sách kinh thánh riêng. Ông cắt bỏ phần Kinh Thánh Cựu Ước, vì theo ông
hiểu, Thiên Chúa là tình yêu. Vậy làm sao một Thiên Chúa là tình yêu lại có thể hành động như thế trong Cựu Ước? Marcion đã cắt bỏ khỏi Kinh
Thánh mọi điều không hợp với cách ông ta hiểu Thiên Chúa là Đấng nào và cũng là những gì bao gồm trong hầu hết phần Tân Ước. Marcion không phải là người vâng nghe Thánh Truyền nên ông ta vứt bỏ Thánh Truyền nếu Thánh Truyền không đồng thuận với ông. Marcion không phải là người biết lắng nghe
công cuộc tạo dựng nếu nó không hợp với những tư tưởng của ông; ông chối bỏ công cuộc tạo
dựng vì nó là
sản phẩm của Satan. Nhưng Giáo Hội ban đầu đã hiểu như
chúng ta đang hiểu, là môn đệ tính của người Ki-tô hữu có nghĩa là biết lắng nghe. Mặc dù khó làm, nhưng Giáo hội đã trả lại 200,000 cho Marcion và để ông ta đi theo con đường riêng của ông. Giáo Hội tiếp tục lắng nghe và tự hỏi trong thâm tâm tất cả Kinh Thánh Cựu Ước lẫn Tân Ước mang ý nghĩa
gì.
Hôm nay, các bài đọc đều xin chúng ta hãy biết lắng nghe. Hôm nay các bài đọc khuyên chúng ta giữ miệng lưỡi, đừng
vội xét đoán và hãy lắng nghe. Hôm nay các bài đọc xin chúng ta hãy tin tưởng Chúa và hãy tìm sự lựa chọn tốt hơn.
Câu chuyện Áp-ra-ham và I-sa-ac là câu chuyện về việc
Áp-ra-ham vâng lời Thiên Chúa. Kinh Thánh cho ta biết Thiên Chúa thử thách Áp-ra-ham để xem ông có
thực sự yêu mến và tin cậy Chúa hay không. Thiên Chúa bảo Áp-ra-ham hãy đem cậu
con trai, đứa con duy nhất của ông là I-sa-ac, đi sát tế nó trên núi Mô-ri-a.
Áp-ra-ham có thể tranh luận với Thiên Chúa. Áp-ra-ham có thể thưa với Thiên Chúa: “Chúa sai lầm rồi. Trước kia, Ngài đã nói với Sarah và con rằng
con cháu chúng con sẽ đông hơn sao trên trời. Lạy Chúa, nay chúng con chỉ có một đứa con trai duy nhất này. Nhất định Ngài đã sai thật rồi!”. Hoặc Áp-ra-ham cũng có thể thưa: "Lạy Chúa, sao Ngài nỡ bắt con phải
làm điều quái đản này!" Áp-ra-ham có thể tranh
luận chứ. Cuối
cùng, Áp-ra-ham đã chẳng mặc cả với Thiên Chúa về việc hủy diệt các
thành Sô-đô-ma và Gô-mô-ra đó
sao?
Thật là hiếu kỳ khi Áp-ra-ham chẳng nói một lời. Ông chỉ vâng nghe và lập tức đem cậu I-sa-ac đến nơi sát tế. Chắc chắn đây là một câu chuyện Marcion không
thể chấp nhận, như một thí dụ về Thiên Chúa yêu thương, nên ông ta đã loại bỏ câu chuyện này
ra khỏi kinh thánh của ông. Thật vậy, ý tưởng Thiên Chúa đòi hỏi sát tế một đứa trẻ cũng là
gương xấu đối với chính chúng ta nữa.
Nhưng trong câu chuyện này còn nhiều điều khác
nữa. Có thể câu chuyện không nói quá nhiều về việc Chúa thử thách Áp-ra-ham hơn là về sự kiện Áp-ra-ham đã nhận ra sự lựa chọn tốt hơn. Có thể câu chuyện nói ít về việc Chúa thử thách Áp-ra-ham hơn là về việc Áp-ra-ham vâng nghe Thiên Chúa vì Người luôn cho thấy đâu là sự lựa chọn tốt hơn. Kinh Thánh kể rằng khi Áp-ra-ham đưa dao lên để sát tế I-sa-ac thì có tiếng từ trời phán: “Đừng giơ tay hại đứa trẻ”. Thực vậy, tiếng từ trời đã gọi tên Áp-ra-ham đến hai lần, “Áp-ra-ham,
Áp-ra-ham!”
Kinh Thánh cho chúng ta ý thức là Áp-ra-ham để hết tâm trí vào việc hiến tế I-sa-ac. Con dao được giơ lên và
Áp-ra-ham xác tín rằng Chúa đòi ông phải hy sinh đứa con trai duy nhất của mình. Cho nên
tiếng nói từ trời cần phải gọi ông đến hai lần để Áp-ra-ham nhận thức là Thiên Chúa không còn đòi hỏi một sự hy sinh khủng khiếp như thế nữa. Sau đó, Áp-ra-ham nhận ra và hiểu rằng Thiên Chúa không đòi ông hy sinh
con trai mình. Kinh Thánh kể rằng: “Ông Áp-ra-ham ngước mắt lên nhìn, thì thấy phía sau có con cừu đực bị
mắc sừng trong bụi cây. Ông Áp-ra-ham liền đi bắt con cừu ấy mà dâng làm lễ
toàn thiêu thay cho con mình.”
Suy ngẫm về câu chuyện này, tập
sách chú giải Kinh Thánh Cựu Ước chuyên cứu về những loài vật đáng kính trọng, đã xác định một danh sách gồm những
loài đặc biệt và lạ lùng đã được Thiên Chúa làm nên vào ngày tạo dựng cuối cùng. Trong
danh sách những loài đặc biệt và lạ lùng này có con cừu đực bị vướng sừng trong bụi rậm. Tập chú
giải ấy cắt nghĩa rằng Áp-ra-ham đã để hết tâm
trí vào điều ông tin Thiên Chúa đòi
ông phải làm, đến nỗi ông không nhìn thấy con cừu đực đang vướng sừng trong bụi cây chính là con vật Chúa đã định từ khi
tạo dựng để dùng làm hy lễ
thay cho I-sa-ac. Theo tập chú giải của Do Thái, con cừu đực đã ở sẵn đó rồi. Quả thật, Áp-ra-ham đã nhận
ra sự lựa chọn tốt hơn và đó là điều kỳ diệu.
Trong mùa Chay này, chúng ta đặc biệt cố gắng lắng nghe. . .
để lắng nghe và nhìn lên hầu nhận ra Chúa đang hoạt động trong cuộc đời chúng ta. Chúng ta đặc
biệt cố gắng lắng nghe và nhận ra Chúa ban cho chúng ta sự lựa chọn tốt hơn cho cuộc đời mình. Khi chúng ta cắn răng ngậm miệng thay vì buông lời nói hành nói xấu gây tác hại để đem lại cho
ta niềm vui nhất thời, thì giống như Áp-ra-ham, chúng ta sẽ nhận ra được sự chọn lựa tốt hơn. Khi vợ chồng tìm cách tha thứ cho
nhau thay vì nuôi dưỡng mối hận thù, thì như Áp-ra-ham, họ tìm được sự chọn lựa tốt hơn. Khi người say mê làm việc quá độ nhận ra thời giờ bên
gia đình và bạn bè là một kho tàng quý giá hơn tiền lương làm thêm giờ, thì như
Áp-ra-ham, họ nhận ra sự lựa chọn tốt hơn.
Các bài đọc thôi thúc chúng ta lắng nghe Chúa để thấy được sự lựa chọn tốt hơn. Các bài đọc khích lệ chúng ta lắng nghe và nhìn xung quanh để nhận ra Chúa đang chỉ cho ta thấy sự lựa chọn tốt hơn cho cuộc sống.
Đối với chúng ta là Kitô hữu, khi chúng ta
nhìn lên và nhận ra sự lựa chọn tốt hơn, thì lựa
chọn đó luôn là chính Chúa Kitô. Chúa Kitô ban cho ta gương sáng loài
người và sự trợ giúp thần linh của Người để làm việc lựa chọn tốt hơn. Chúa Kitô chính là sự lựa chọn tốt hơn.
Chúng ta nghe bài Phúc Âm kể rằng Chúa Giêsu đưa Phêrô,
Gia-cô-bê và Gioan lên một ngọn núi cao. Tại đó, Người biến hình trước mặt các
ông, y phục của Người trở nên chói sáng trắng tinh và làn da của Người chiếu tỏa như ánh sáng, rồi Mô-sê và Ê-li-a đàm đạo với Người. Bấy giờ, từ trong đám mây có tiếng phán rằng:
“Này là Con yêu dấu của Ta. Hãy nghe lời Người." Ngay sau tiếng phán từ trời,
các tông đồ nhìn quanh và “họ không còn thấy ai ngoài Chúa Giêsu ở với họ”. Rõ
ràng, Chúa Giêsu là Đấng được tiếng nói từ trời cao nói đến. Rõ ràng Môi-sen không phải là Con
Thiên Chúa. Rõ ràng Ê-li-a cũng không phải là Con Thiên Chúa. Chính Chúa Giêsu mới là
sự lựa chọn hoàn hảo hơn cả!
Khi lắng nghe Lời Chúa và nhìn xung quanh, chúng ta thấy Chúa
Giêsu Kitô ở giữa chúng ta. Khi lắng nghe tiếng kêu cứu của người nghèo và để cho những tiếng kêu ấy giúp chúng ta nhậy cảm hơn và làm điều gì giúp họ là
chúng ta nhận ra Đức Kitô, Đấng đã phán, bất cứ điều gì các ngươi đã làm “dù là ít nhất. . .
là các ngươi đã làm cho Ta” (Mt 25,40). Khi nghĩ đến người khác trước khi
nghĩ đến mình, là lúc chúng ta nghe lời Đức Kitô đã nói: “Ai muốn theo Thầy,
hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Ta” (Mt 16, 24). Bất cứ khi nào chúng
ta rước lễ hoặc sấp mình thờ lạy trước nhà tạm, là chúng ta tuyên
xưng Đức Kitô, Đấng
truyền bảo: “Hãy cầm lấy mà ăn. . . đây là mình Ta” (Mt 26,26).
Đời sống Kitô hữu là lắng nghe và nhìn lên để nhận ra sự lựa chọn hoàn hảo hơn, điều đó luôn mãi là chính Đức Kitô.
Marcion xứ Sinope không vâng nghe bất cứ điều gì không hợp
với hiểu biết của cá nhân ông về Thiên Chúa. Trái
lại, ông Áp-ra-ham luôn lắng nghe
và mau mắn tín thác Chúa, ngay cả khi theo ông dường như Thiên Chúa đã sai lầm.
Tin Mừng hôm nay là khi lắng nghe, chúng ta sẽ nhận
ra Đức Kitô biến hình trước
mặt chúng ta, thậm chí như các ông Phêrô, Gia-cô-bê và Gioan đã nhận
ra Người vậy.
Nguồn: The Homiletic and Pastoral Review (hprweb.com)
Chuyển ngữ: JB. Đào Ngọc Điệp