Chúa Nhật Thứ 3 Mùa Chay – Ngày 7-2-2021

Lm. Matthew Monnig SJ.

 

Các bài đọc: Ex 20:1-17 or Ex 20:1–3, 7–8, 12–17 • Ps 19:8, 9, 10, 11 • 1 Cor 1:22–25 • Jn 2:13–25

 bible.usccb.org/bible/readings/030721-YearB.cfm

 

Một trong những giải thích sai lầm độc hạicố chấp về tôn giáo trong Cựu ước là coi Thiên Chúa như một nhân vật xa vời và thiếu tình người. Thật vậy, dân Israel cảm thấy Thiên Chúa rất gần họ, và họ vui mừng với đặc ân đượcm dân Chúa chọn (xem Đệ Nhị Luật 4:7). Họ đã gặp được sự hiện diện của Thiên Chúa, đặc biệt trong Lề Luật và Đền thờ. Thái độ kỳ thị chống lại luật pháp vàchế của chúng ta hiện nay có xu hướng nhìn nhng cu trúc ấy mt cách hoài nghi và hẹp hòi. Nhưng dân Israel, ngay c chính Chúa Giê-su, lại coi những cấu trúc ấy như những hồng ân của Thiên Chúa thuộc về giao ước đã làm cho Người hiện diện với họ. Họ đã gặp Chúa trong Luật pháp và Đền thờ. Đền thờ là nơi dành riêng để gặp gỡ Thiên Chúa, nơi Thiên Chúa ngự giữa dân Người. Đó là nơi duy nhất có thể dâng hy lễ và là nơi các lễ hội Do Thái được cử hành đầy đủ. Chúa Giê-su cũng không khác mọi người. Là người Do Thái mộ đạo, hng năm Người đã hành hương lên Đền thờ để tham dự các lễ hội, cùng cha mẹ là thánh Giuse và mẹ Maria khi Người còn . Là Con Thiên Chúa, Chúa Giêsu có lòng sùng kính đặc biệt đối với Đền thờ, một sự gần gũi đặc biệt được phản ánh khi Người gọi nơi đó“nhà Cha Ta”, theo cách cách nói trong bài Tin Mừng hôm nay.

Sự kiện quân đội La Mã phá hủy Đền thờ vào năm 70 là một biến cố tàn khốc đối với cả Do Thái giáo lẫn Kytô giáo, vẫn còn gắn chặt với nguồn gốc Do Thái của Đền thờ. Nếu không có Đền thờ thì người ta sẽ hỏi: chúng tôi gặp Chúa và thờ phượng Người ở đâu? Do-thái giáo dưới chế độ ráp-bi hướng về Lề Luật, một hồng ân Thiên Chúa ban hầu liên kết dân Chúa với Người qua giao ước, để Lề Luật ấy được thực hành ở bất cứ nơi nào người Do Thái sinh sống. Tuy nhiên Kytô giáo thì coi Chúa Giê-su là nơi cư ngụ mới của Thiên Chúa giữa dân Người, nơi Thiên Chúa hiện diện với dân Người và là nơi dân Chúa có thể gặp gỡ và thờ phượng Người.

Việc Chúa Giê-su thanh tẩy Đền thờ chúng ta nghe trong bài Tin Mừng hôm nay là một bước ngoặt trong cuộc đời Chúa Giê-su khiến Người phải trực tiếp xung đột với các nhà cầm quyền, cả Do Thái lẫn Rô-ma, dẫn đến việc Người bị bắt và bị đóng đinh. Lời Người tuyên bố sẽ phá hủy Đền thờ và xây dựng lại trong ba ngày là một trong những điểm chính của bằng chứng để tố cáo Người tại phiên tòa xét xử. Việc Chúa Giê-su lật đổ bàn đổi tiền không chỉ là nỗ lực trực tiếp để thanh tẩy Đền thờ, mà còn là hành động biểu tượng tiên báo hoặc thậm chí cảnh báo về việc phá hủy Đền thờ và thay thế bằng một ngôi đền mới sẽ được Chúa Giê-su xây dựng trong ba ngày. Phúc âm thánh Gioan cho thấy những lời này của Chúa Giê-su chỉ được hiểu ra sau khi Người được tôn vinh, nghĩa là sau khi Người chết và sống lại: Người nói về Đền thờ Thân thể Người. Chính Chúa Giê-su là Đền thờ mới, nơi cư ngụ của Thiên Chúa giữa dân Người, nơi gặp gỡ đặc biệt giữa Thiên Chúa và con người. Thực vậy, Đền thờ thân xác Chúa Giêsu sẽ bị phá hủy, và chỉ trong ba ngày nữa sẽ được sống lại.

Tất nhiên, điều này nói lên nhiều điều về Chúa Giê-su là ai và mối quan hệ của Người với Thiên Chúa và với dân Người. Chúa Giêsu đảm nhận vai trò của Đền thờ như phương cách để chúng ta có thể gặp gỡ Thiên Chúa, đi vào mối tương quan với Người và nhận biết Người. Nếu muốn đến với Thiên Chúa, chúng ta phải nhận biết Chúa Giê-su trước. Tuy nhiên, một chi tiết rất quan trọng trong bài Tin Mừng hôm nay là ngay đến các môn đệ của Người cũng không hiểu được ý nghĩa những điều Chúa Giê-su đã nói và làm cho đến sau khi Người sống lại. Sự chết và sự phục sinh của Chúa Giê-su là chìa khóa để chúng ta hiểu và tin “lời Kinh thánh và lời Chúa Giê-su đã nói”. Chỉ dưới ánh sáng mới do bối cảnh cuộc phục sinh của Chúa Giêsu từ cõi chết thì tất cả mới trở nên rõ ràng, cuộc đời và sứ vụ của Chúa Giê-su mới có ý nghĩa, Kinh thánh mới được giãi bày.

Tính cách biểu tượng của hành động Chúa Giê-su trong Đền thờ cho thấy một điểm quan trọng: Lời Kinh thánh và cuộc đời của chính Chúa Giê-su không chỉ có nghĩa đen mà còn có nghĩa bóng. Theo truyền thống của Giáo hội, hành động này đã được diễn tả qua cả ba ý nghĩa thiêng liêng trong Kinh thánh: ẩn dụ, luân lý và huyền nhiệm. Trong bài Tin Mừng này, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra cả ba ý nghĩa này. Nó mang tính ẩn dụ: Đền thờ ám chỉ thân thể Chúa Kytô, bị hủy diệt ám chỉ cái chết của Người, và được xây dựng lại ám chỉ sự phục sinh của Người. Ý nghĩa huyền nhiệm của hành động thanh tẩy Đền thờ là ý nghĩa về số phận cuối cùng của chúng ta, và việc Chúa Giê-su khôi phục lại Đền thờ thân thể Người ám chỉ sự phục sinh của chính chúng ta, vì chúng ta hy vọng và mong đợi rằng những Đền thờ thân xác chúng ta sẽ được sống lại và phục hồi cho một cuộc sống mới.

Ý nghĩa luân lý của câu chuyện này đặc biệt quan trọng đối với mùa Chay.  Chúa Giê-su thanh tẩy Đền thờ khỏi ảnh hưởng thối nát do tiền bạc mang ý nghĩa luân lý sâu xa, không phải cho một cơ chế tôn giáo xa xôi, nhưng là cho linh hồn chúng ta.  Tất cả chúng ta đều là đền thờ Chúa Thánh Thần, mang cùng số phận như Chúa Giê-su là phải bị phá hủy đi do cái chết nhưng được sống lại cho sự sống mới. Cũng như Chúa Giê-su, mỗi người chúng ta có một thân xác loài người để làm nơi Thiên Chúa cư ngụ.  Chúa muốn sống trong tâm hồn chúng ta, muốn ở lại với chúng ta.  Tuy nhiên lại có đủ thứ rác rưởi trong đời sống chúng ta cản lối và cần phải được thanh tẩy.  Chúng ta đã lấy đi linh hồn mình, đáng lẽ để làm nhà Chúa thì lại biến linh hồn mình thành chợ búa.  Chủ nghĩa duy vật, tính ích kỷ và đồi trụy, say mê tiền bạc, yêu mình và yêu lạc thú, tất cả đã cướp đi chỗ của Chúa trong tâm hồn chúng ta và đuổi Người ra khỏi nhà của Người.  Vậy trong mùa Chay này, Chúa Giê-su muốn thanh tẩy tâm hồn chúng ta là vì chúng ta, Người muốn trục xuất bất cứ điều gì đã đẩy Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống chúng ta, để Người gặp được chúng ta.

Chúa Giê-su là Đền thờ mới, là nơi Thiên Chúa cư ngụ giữa loài người và là nơi để chúng ta gặp gỡ Người.  Nhưng để làm cho thân xác Người trở thành Đền thờ mới này, Người đã làm cho tất cả thân xác chúng ta thành đền thờ.  Người muốn chúng ta gặp gỡ Người không phải tại một nơi xa xôi nào đó, nhưng ngay trong đền thờ tâm hồn chúng ta.  Người muốn đến gặp chúng ta để Người nâng chúng ta dậy từ sự tàn phá của tội lỗi mà đưa vào cuộc sống mới và phục sinh hầu kết hiệp với Thiên Chúa nhờ Đức Giê-su Kytô.  Vậy trong mùa Chay này, chúng ta hãy dọn sạch đền thờ tâm hồn để chúng ta có thể là những đền thờ đích thực, nơi cư ngụ đích thực của Thiên Chúa và nơi gặp gỡ Đấng cho chúng ta được trỗi dậy để sống sự sống mới.

 

Nguồn: The Homiletic & Pastoral Review – (hprweb.com)

Chuyển ngữ: JB. Đào Ngọc Điệp

 


Suy Niệm Lời Chúa Năm B