Third Sunday of Easter, B
Lm. Philip-Michael F.
Tangorra, STL
(15-4-2018)
Các bài đọc: http://usccb.org/bible/readings/041518.cfm
Acts 3: 13-15, 17-19; Ps. 4: 2, 4, 7-8, 9; I John 2: 1-5a; Luke 24: 35-48
1.
Khi chúng ta tham dự Bí tích Thánh Thể, thì cũng giống như tại Emmaus, Chúa Kitô hiện diện ở đó để đồng hành với chúng ta trên
hành trình trở về nhà Cha.
2.
Câu chuyện
đường Emmaus giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc về đức tin của cộng đoàn Kytô
thủa ban đầu liên quan đến sự phục sinh của Chúa Giê-su Kytô. Không ai có mặt tại
chỗ để chứng kiến giây phút phục sinh của Chúa. Nhưng không một Kytô hữu nào tỏ
ra nghi ngờ sự kiện này. Các Kitô hữu tiên khởi có một đức
tin vững chắc vào sự phục sinh của Chúa Giêsu, không chỉ vì các Tông đồ kể
lại kinh nghiệm của họ về ngôi mộ trống, hay nhiều lần hiện ra của Chúa sau đó, nhưng còn vì sức mạnh của các dấu chỉ, đặc biệt là dấu chỉ bí tích
Bí tích Thánh Thể, để chuyển tải tính xác thực của sự sống lại.
3.
Chính tại
Emmaus, chúng ta nhận ra Bí tích Thánh Thể, tức là “việc bẻ bánh” như thường được
gọi trong Giáo hội sơ khai, là dấu hiệu tuyệt vời để biểu thị sự phục sinh của Chúa
Giê-su. Bởi vì, dù Chúa Giê-su đi trên con đường dài đến Emmaus với các môn đồ,
và mặc dù lòng họ bừng cháy khi Người giảng giải và dạy bảo họ về những biến cố gần đây xảy ra
tại Giê-ru-sa-lem, thì chỉ tới khi “bẻ bánh” (khi cử hành Bí tích Thánh Thể), họ
mới được mở mắt để đón nhận đức tin và họ nhận ra sự hiện diện của Chúa Giêsu.
4.
Những gì các môn đệ tiên khởi trong cộng đoàn Kytô hữu đã gặp, thì ngày nay
chúng ta cũng vậy. Việc cử hành Thánh lễ là cơ hội cho chúng được đi bên cạnh Chúa Giêsu và được Người dạy dỗ,
để lòng trí chúng ta bừng cháy khi tuyên xưng và loan truyền Lời Chúa. Tuy
nhiên, chỉ khi nào chúng ta tham dự Bí tích Thánh Thể và để mầu nhiệm đó tác
động những gì nó biểu thị, nghĩa là sự hiện diện thực sự và đích thực của Chúa Giê-su bị
đóng đinh và phục sinh, thì khi đó
chúng ta mới nhận biết Chúa Giêsu và nhờ vậy hiểu được tất cả những gì Người soi sáng cho chúng ta trong Phụng vụ Lời
Chúa.
5.
Bí tích Thánh
Thể là bằng chứng Chúa thực sự hiện diện với chúng ta. Đó là một mầu nhiệm. Đó là bằng chứng vì nó biểu lộ mầu nhiệm cứu độ chúng ta
và tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta. Đó cũng là dấu chỉ các hoạt động
thiêng liêng nơi chúng ta, đức tin tác động đến các giác quan của chúng ta, để chúng ta nhận ra trong Bí tích Thánh Thể một ý nghĩa và thực tại vượt
lên trên những nhận thức hạn hẹp của chúng ta. Do đó, chúng ta được nâng lên
cõi vinh quang rực rỡ và siêu việt của Đấng Phục sinh. Cuộc gặp gỡ này thay đổi cuộc sống
và củng cố quyết tâm của chúng ta qua việc làm cho đức tin
chúng ta trở nên đáng tin cậy, đức tin mà
chúng ta đã nghe loan truyền, rao giảng và bừng cháy lên trong tâm hồn chúng ta. Giờ đây, chúng ta bước theo Chúa Kitô với lòng xác tín, bởi vì Bí tích Thánh Thể giúp chúng ta nhận ra sự hiện diện của Người ở với chúng ta
trong suốt cuộc hành trình.
Nguồn: The
Homiletic & Pastoral Review – (hprweb.com)
Chuyển ngữ: JB.
Đào Ngọc Điệp