Chúa Nhật IV Phục
Sinh – Ngày 25 Tháng 4, 2021
Lm. PETER STRAVINSKAS
Các bài đọc: Acts 4:8–12 • Ps 118:1, 8–9, 21–23, 26, 28,
29 • 1 Jn 3:1–2 • Jn 10:11–18
bible.usccb.org/Bible/readings/042521.cfm
Kể từ năm 1963, Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ đã lấy Chúa
Nhật Chúa Chiên Lành hôm nay để “xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về.” (Mat. 9:38). Tuy nhiên việc cầu nguyện cho ơn gọi linh mục và tu sĩ đang
xảy ra trong một
bối cảnh - cả xã hội lẫn giáo hội – tùy theo việc đáp lại những lời kêu gọi ấy. Vậy bối cảnh hiện nay như thế nào khi chúng ta cầu xin Chúa mở lòng và tâm trí người trẻ để họ nghe tiếng gọi của Chúa? Chúng ta có thể hoặc phải làm gì
để tiếng Chúa gọi được lắng nghe nhiều hơn nữa?
Một người nhận xét đã viết về điều ông gọi là “thái
độ hoàn toàn bị miệt thị mà người Công
Giáo mắc phải” trên trái đất này. Nhận định đó thực ra đã được Đức Hồng y Newman viết xuống hơn một thế kỷ trước, khi những thành công lớn lao của
Phong trào Oxford đang tiến tới bờ vực. Tôi kể ra tên Đức Hồng y chỉ là để đưa ra một khung cảnh lịch sử để chúng ta phân tích và cũng để nhớ lại rằng không phải là ít xảy ra đúng như câu ngạn ngữ: Khi trời tối tăm nhất là lúc sắp bình minh.
Nhưng không nên nhầm lẫn hy vọng với giả định, và một Kytô hữu lạc quan cũng
đừng rơi vào tình trạng thái quá hoặc viễn
vông. Vậy chúng ta hãy xem xét toàn cảnh, sử dụng cách
thức của Caravaggio –
chiaroscuro – tức nhìn vào bức tranh tổng thể theo ánh sáng và bóng
tối của nó.
Đối với những người ngoài Giáo Hội Công Giáo, đâu là hình ảnh đời sống linh mục và tu sĩ? Người Mỹ bình thường hôm nay nhìn các linh mục như nguồn gây tai tiếng, các nữ tu thì theo chủ thuyết nữ quyền cấp tiến, còn giáo dân thì vùng vẫy để thoát khỏi những khuôn mẫu áp bức “thời trung cổ”.
Chúng ta biết Chương trình Truyền hình “Giáo Hội 60 Phút” không phải là Giáo
Hội Công Giáo thực sự, hoặc ít ra không phải là toàn bộ câu chuyện về Giáo Hội Công Giáo chân
thực. Chúng ta biết rằng
chức linh mục được mô tả do một cuốn phim bệnh hoạn như phim Priest không phản ánh chức linh mục đích
thực, hoặc ít ra không phải
là toàn bộ câu chuyện về chức linh mục đích thực. Chúng ta biết rằng ấn bản nhật báo New
York Times về thần học và sống đạo của Công giáo Hoa Kỳ không tường thuật đúng đắn về thần học và cách
sống đạo của chúng ta, hoặc ít
nhất không phải là tất cả câu chuyện về thần học và cách sống đạo của chúng ta. Vậy chúng ta nên làm gì đây?
Tôi đề nghị chúng ta nên nhìn vấn đề theo hai hướng. Trước
tiên, chúng ta hãy thành thực thừa nhận rằng - thật không may - có những điều
truyền thông nói về chúng ta là đúng: Chúng ta có những kẻ ngoại tình, gian
dâm, cực đoan và phản đối ngay trong lòng giáo hội; thật vậy, ở rất nhiều nơi, những người này nắm giữ các chức vụ đầy quyền lực và gây ảnh hưởng mạnh mẽ trên việc ấn định các ưu tiên cấp quốc gia và giáo phận, cũng như trong việc điều hành của họ. Đối với tôi, dường như nếu chúng ta muốn tấn công giới
truyền thông đẳng cấp này vì họ đối xử bất công về các vấn đề của Công giáo (và chúng ta nên làm như vậy), thì
chúng ta cần phải dọn sạch
sẽ nhà mình trước. Điều đó gồm cả việc cầu nguyện sốt
sắng lẫn làm việc nghiêm
túc. Chúng ta phải cầu xin
Thiên Chúa toàn năng thúc giục những con chiên gây gương xấu trong ràn chiên của chúng ta phải thực sự sám
hối, để đời
sống của họ phù hợp với những cam kết mà họ đã tự nguyện đoan hứa một cách đáng yêu từ nhiều năm về trước. Đồng thời, chúng ta luôn kiên trì thuyết
phục các giám mục – là
những người cha của chúng ta trong Chúa và các chủ chăn của giáo hội địa phương – để các ngài nghiêm túc lãnh nhận trách nhiệm giải quyết hữu
hiệu đối với những
kẻ bôi
nhọ hình ảnh Tân
Nương tinh tuyền của Đức Kytô do thái độ bất trung và phản chứng nhân
của họ.
Sau đó, chúng ta có thể đánh giá các phương tiện truyền
thông dựa trên mức độ xác tín và tính trung thực. Và đó là điều rất quan trọng phải làm, không hẳn
vì việc tuyển mộ ơn gọi bị ảnh hưởng xấu bởi những hình ảnh tiêu cực của
Giáo hội ngoài xã hội, mà tất cả công cuộc truyền bá phúc âm hóa của Giáo hội
cũng bị ảnh hưởng nữa. Những hình ảnh sai
lạc sẽ duy trì những định kiến tạo nên những nhận thức đại chúng, rồi những nhận thức này tạo nên thực tại, dù chúng ta có muốn hay không. Cuộc bách hại Giáo hội thời các Tông đồ được nhắc đến trong Bài đọc thứ nhất hôm nay không manh
nha từ các Kytô hữu tiên khởi gây ra; cuộc bách hại ấy hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của họ. Cuộc
bách hại ấy không giống
như các cuộc tấn công dữ dội hiện
nay đang được phát động do một ông tổng thống Công giáo tự cho mình là
đạo đức, để chống Giáo hội và sứ mệnh
của Giáo Hội là giảng dạy và rao giảng chân lý của Đức Kitô; chúng ta hoàn toàn là công dân của một nước cộng hòa dân chủ, với các quyền lợi và trách nhiệm
góp thêm tiếng nói của mình vào giàn đồng ca của một quốc gia đa nguyên và tự do. Từ chối làm thế là đánh
mất cả quê hương lẫn Thiên Chúa chúng ta.
Giờ
đây chúng ta thấy gì trong
Giáo hội? Hay đúng hơn, các người trẻ của chúng ta thấy gì khi họ đi tìm những hình ảnh về chức linh
mục và đời sống tu sĩ? Giáo hội nói chung đã bị những lý lẽ cho rằng nguồn mạch ơn gọi đã cạn
kiệt, rằng không có người trẻ nào muốn “chấp nhận” các ý niệm truyền thống về chức linh mục và đời sống tu sĩ. Khi chúng ta khẳng định mà không sợ mâu thuẫn rằng lập
luận như vậy là hoàn toàn sai và trong tinh thần ước mong, thì chúng ta đã bác ái hết sức khi thẩm định rồi. Bản thân những người trẻ thường bị các chức sắc giáo hội
lấn lướt vì các vị này muốn sàng lọc những người trẻ có tâm huyết với Giáo hội
và theo đường lối này, các vị ấy sẽ ngăn cản sự đổi mới thực sự của Giáo hội mà Công đồng Vatican II đã vạch
ra, đồng thời sẽ tạo ra tình trạng khan hiếm ơn gọi đến nỗi những khát vọng của bản thân họ đối với đời sống Công giáo
cũng sẽ trở thành đề
tài cần phải
thảo luận, vì
họ chỉ là hữu danh vô thực mà thôi.
Ngay các giám mục cũng tiếp tay cho những vị
chức sắc này - thường là vô tình - bằng cách chính các ngài và giáo phận mình cứ
nhất định gắn bó với những kế hoạch mục vụ đang bị thất bại và tệ hại tựa như “những sáng kiến” với các chương trình như bổ nhiệm các quản trị viên giáo xứ và khuyến khích điều gọi là cử hành Thánh Thể không có linh mục. Nhiều tu sĩ tốt đã tiếp tay thêm cho sự suy thoái đời sống tu trì bằng cách
áp dụng tinh thần tập thể “đồng hành để hòa hợp” và giữ thái độ im lặng khi gặp phải những kế hoạch sai
lầm trong cộng đoàn của họ. Các linh mục bình thường người ta không thể nhận ra họ là linh mục giữa các công việc hàng ngày trong các thành phố trần tục
càng làm cho chức linh mục trở
nên vô hình và lập dị hơn; hơn thế nữa, việc ủy quyền cho giáo dân thi hành những trách nhiệm bí tích chỉ củng cố thêm những khái niệm về một chức linh mục không còn được coi như sự đáp trả suốt đời, độc thân và hy sinh nữa.
Nhưng một lần nữa chúng ta phải công nhận rằng đây hoàn
toàn không phải là tổng thể vấn đề. Vì có những giáo phận và hội
dòng trong đó chúng ta
nhận thấy có rất nhiều ơn gọi của người trẻ gần như vượt quá ước mơ và tưởng
tượng. Vậy những giáo phận và hội dòng ấy chiếu lên hình ảnh gì? Người ta thấy được các giáo sĩ và tu sĩ trẻ bừng cháy lòng yêu
mến đối
với Chúa Kitô, Tin Mừng và
Giáo hội của Người. Người ta thấy được những môn đệ biết chân lý và mong muốn hiến trọn
đời để truyền bá chân lý đó. Người ta thấy được các giáo sĩ và tu sĩ được thánh hiến hãnh diện về ơn gọi của mình, muốn cả thế giới biết ơn
gọi ấy và có ý
định khích lệ
không biết bao nhiêu bạn trẻ khác theo họ
để đáp lại lời mời của Thầy
Chí Thánh. Rồi kết quả của tất cả những nỗ lực này là gì? Các giáo phận
và cộng đoàn như thế sẽ không biết phải làm gì với các ứng sinh này, nên cuối cùng sẽ gửi họ đi truyền giáo đến các cơ sở của Giáo hội là những nơi đang có nguy cơ giải tán do các quyết định trước kia muốn dấn thân vào những chương trình hành động tự giết mình.
Hôm
nay sách Khải Huyền nói với
chúng ta về “những người từ đau khổ lớn lao mà đến” (bài đọc 2). Tôi cho rằng bạn và tôi nằm trong số đó. Khi Đức Hồng Y Newman có
cái nhìn thực tế về hoàn cảnh chính ngài đang ở trong đó, thì cuối cùng ngài kết luận rằng “đó là mùa Xuân Thứ Hai đang đến; đó là thời phục hồi”. Chúng ta có thể có một niềm tự tin tương tự, không phải vì tài cán, sáng kiến, khéo
léo hay kỹ thuật quảng cáo của chúng ta mà bởi đây là Giáo hội của Chiên Con và
chính Người là Đấng sẽ chăn dắt chúng ta. Người đã hứa điều đó, và lời Người không bao giờ sai.
Năm 1992, thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II đã ban hành
tông huấn về việc đào tạo linh mục. Ngài đặt tên tông huấn là Pastores
dabo vobis (“Ta
sẽ ban cho các ngươi những mục tử” - Gr 3,15) vang vọng lời tiên tri của ngôn sứ Giêrêmia khi Thiên Chúa trấn an dân Người: “Ta sẽ cho các ngươi các
mục tử đẹp lòng Ta”. Từ “sẽ” trước động từ “cho” không phải là thì tương lai bình thường; nhưng nó diễn tả sự quyết tâm của Thiên Chúa
muốn ban cho chúng ta những mục
tử chúng ta cần. Vì vậy, ngay cả khi xã hội cố bôi nhọ khuôn mặt chúng ta, thì
Chúa
vẫn nói Pastores dabo vobis. Ngay cả khi các viên chức Giáo hội bó tay chẳng làm gì khi phải đối mặt với khủng hoảng, Chúa vẫn nói Pastores dabo
vobis. Ngay cả khi những bình sành được tuyển chọn lại tỏ ra mình lả
những bình đất sét, Chúa vẫn nói Pastores dabo
vobis. Cho nên họ phải là những mục tử đặc biệt nhất - những mục tử không đẹp
lòng bất cứ người nào khác ngoài Vị
Mục Tử Nhân Lành.
Đức Thánh Cha suy tư về lời hứa của Thiên Chúa như sau:
Cho đến hôm nay, lời hứa ấy của Thiên Chúa vẫn đang sống động
và hoạt động trong Giáo Hội, và
Giáo Hội ý thức rằng, từ muôn thưở, chính Giáo Hội được diễm phúc thụ hưởng những
lời tuyên sấm ấy. Ngày ngày, Giáo Hội nhìn thấy lời hứa ấy được thực hiện rất nhiều nơi trên địa cầu; hơn nữa, nơi nhiều tâm hồn con
người, nhất là nơi những người trẻ. Khi bước vào thiên niên kỷ thứ ba, đứng trước những nhu cầu nghiêm trọng và bức bách của Giáo Hội cũng
như những nhu cầu của thế giới, Giáo Hội
ao ước được thấy lời hứa ấy của Thiên
Chúa được ứng nghiệm một cách mới mẻ và phong phú hơn, rộng lớn hơn và hữu hiệu hơn; Giáo Hội hy vọng được Thần Khí của Ngày Lễ Ngũ Tuần tuôn đổ xuống một cách phi thường. [n. 82]
Các bạn thân mến, xin cho những lời cầu nguyện và những cố
gắng nghèo nàn của chúng ta luôn được xứng đáng với quyết tâm thánh thiện của Thiên Chúa là ban cho đoàn chiên của Người những chủ
chăn họ cần, những chủ chăn được
đào tạo đầy đủ và đáp ứng
mọi nhu cầu mọi nơi, những chủ chăn đẹp lòng Chúa.
Nguồn: The
Homiletic & Pastoral Review – (hprweb.com)
Chuyển ngữ: JB.
Đào Ngọc Điệp