Hãy Tin Tưởng Vào Thiên Chúa Toàn Năng
SUY NIỆM CHÚA NHẬT V THƯỜNG
NIÊN – NĂM B
(Mc 1, 29 – 39)
Nếu như Chúa nhật
thứ IV Mùa Thường niên, Chúa Giêsu đã thi hành sứ mạng ngôn sứ của mình tại
Capharnaum chứng tỏ chỉ có Chúa là Đấng
toàn năng và là Thánh, thì bước vào Chúa nhật V Mùa Thường niên, sứ vụ Thiên sai
của Người được tiếp tục thi hành. Là Thiên Chúa quyền năng trong lời nói cũng
như trong hành động. Chúa chữa lành những người bị quỉ ám, Danh tiếng Người
nhanh chóng lan truyền khắp mọi nơi. Uy quyền của một Thiên Chúa được tỏ lộ
trong hành động, Chúa mở mắt cho người mù, làm cho kẻ què đi được, người điếc
nghe được, nói chung là họ sung sướng vui mừng; mọi người đều …thán phục; các
thần ô uế phải vâng lệnh. Cụ thể hơn, Chúa Giêsu hiện diện ở đâu thì ở đó người
ta ngỡ ngàng và thán phục. Họ hỏi nhau: Người này là ai vậy, mà ngay cả thần ô
uế cũng phải tuân lệnh? Quyền năng của Chúa xác nhận thẩm quyền lời Người
giảng. Người không chỉ nói mà còn làm. Công trình của Thiên Chúa được thể hiện
cả bằng lời nói lẫn việc làm nơi Chúa Giêsu. Trong Tin Mừng, chúng ta thấy Chúa
Giêsu thực thi sứ mạng, bày tỏ tình yêu của Thiên Chúa Cha qua việc rao giảng
và các hành động quan tâm, giúp đỡ người đau bệnh, người nghèo đói, các trẻ em
và người tội lỗi.
Hôm nay, chúng ta thấy Chúa
Giêsu đang ở Capharnaum, trung tâm thi hành sứ vụ của Chúa, đúng hơn là nhà ông
Simon Phêrô: “Chúa
Giêsu ra khỏi hội đường, Người cùng với Giacôbê và Gioan đến nhà Simon và Anrê”
(Mt 1,29) . Ở đây, chúng ta khám phá ra một gia đình lắng nghe và thực hành Lời
Chúa (Lc 8,21). Bà nhạc gia ông Phêrô bị cảm sốt đang nằm trên giường, Chúa
Giêsu tiến lại gần, Người cầm tay bà, một cử chỉ vượt quá những gì mà sách Tin
Mừng đã trình bày như: Chúa đưa tay ra và đụng lên người bệnh, tại nhà ông Simon
Phêrô, Chúa cầm tay bà và nâng đỡ bà dậy.
Cử chỉ này khiến mọi người
phải thốt lên: Thiên Chúa thật quá đỗi hạ mình xuống để tìm kiếm chúng ta, và
vì thế mà phẩm giá con người được tìm kiếm được nâng lên!… “Con người là chi mà Chúa cần nhớ đến, phàm nhân là gì mà Chúa để ý
lưu tâm? ” (G 7,17). Tôi muốn biết tại sao Thiên Chúa lại muốn
đích thân đến với chúng ta và tại sao chúng ta không phải là những người đến
với Thiên Chúa trước? Việc Chúa Giêsu làm trong Tin Mừng hôm nay, không phải
là thói quen của người giàu đi đến người nghèo, ngay cả khi họ có ý tốt lành.
Phần chúng ta, chúng ta đến
với Chúa Giêsu. Nhưng có một trở ngại ngăn cản chúng ta: mắt chúng ta bị mù
lòa, không thể tiếp cận được Chúa là Áng Sáng; chúng ta đã bị liệt trên giường
bệnh, khiến chúng ta không thể đạt tới sự vĩ đại của Thiên Chúa. Đó là lý do
tại sao Đấng Cứu Độ chúng ta, một lương y tốt lành và là bác sĩ của tâm hồn
chúng ta, ngài đã từ trời cao hạ mình xuống, đến với con người, làm cho đôi mắt
ốm yếu của con người thấy được ánh vinh quang huy hoàng của Thiên Chúa.
Chúa Giêsu, hiện thân của
Thiên Chúa Cha đã đến gần với người nghèo và những người đau khổ mà người ta
đưa đến với Chúa để được chữa lành. Bằng cử chỉ đưa bàn tay, Chúa đụng chạm tới
họ, nguồn mạch sự sống tuôn trào, họ được giải thoát và được cứu.
Hết thảy mọi người đều tìm
kiếm Chúa Giêsu, chỉ có một số người bị buộc đưa đến, vì “lòng chúng ta còn khắc khoải cho tới bao giờ được nghỉ ngơi trong
Chúa” (Thánh Augustinô).
Nhưng, cùng một cách thức
chúng ta tìm kiếm Chúa vì chúng ta cần đến với Chúa để Người giải thoát chúng
ta khỏi sự ác và Sự Xấu, Gióp là nhân
chứng về điều đó (x.Gob 7,1-4.6-7). Người đến với chúng ta và đến gần hơn để có thể
làm điều mà chúng ta không thể làm được một mình. Người đã trở nên yếu đuối để
cứu chuộc chúng ta là những người yếu đuối, “Tôi đã tự cứu mình bằng mọi giá” (1Cr 9,22).
Vẫn có một bàn tay đầy sức
mạnh vô hình đang chìa về phía chúng ta, những người đang bị bủa vây bởi muôn
điều xấu, như ông Gióp, bị Satan bủa
vây tư bề, ông vẫn một mực trung thành kêu xin cùng Chúa. Chúng ta cúng có thể “vươn lên và bước tới” bằng lời cầu nguyện, cụ thể
như Chúa: “Sáng
sớm tinh sương, Người chỗi dậy, ra khỏi nhà, đi đến một nơi thanh vắng và cầu
nguyện tại đó”(Mc 1,35).
Trong thời đại dịch, chúng ta càng phải cậy dựa và vững
tin vào Chúa hơn, để Chúa đến đưa tay ra cứu
chúng ta khỏi
giường bệnh tật, tội lỗi và chán nản, làm cho
chúng ta sống vui, sống hạnh phúc trong Chúa và với mọi người.
Lạy Chúa, chúng con kêu cầu
Chúa, xin cứu giúp chúng con. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ