Chúa Nhật XI Mùa Thường Niên – Ngày 13 tháng 6, 2021

Phó tế W. Patrick Cunningham

 

Các bài đọc: Ed 17: 22–24 • Tv 92: 2–3, 13–14, 15–16 • 2Cr 5: 6–10 • Mc 4: 26–34

bible.usccb.org/bible/readings/061321.cfm

 

Nước Palestine và thực ra tất cả những khu vực châu Á, châu Phi và châu Âu có tên trong Kinh thánh đều nằm ở bắc bán cầu. Vì vậy, tháng thứ sáu trong năm khi Chúa nhật năm phụng vụ hôm nay đến cũng là thời gian thiên nhiên đang phát triển. Vì vậy, hôm nay chúng ta có một số dụ ngôn về nông nghiệp được ngôn sứ Ê-dê-ki-en và Chúa Giêsu sử dụng để mô tả sự phát triển thiêng liêng của cá nhân và tập thể. Tất cả chúng ta cần phải mở lòng đón nhận  Lời Chúa và làm sao để lời ân phước đó tựa như gươm hai lưỡi vừa cắt đi cành chết khô vừa giúp cho Chúa Thánh Thần triển nở trong Hội thánh.

Bối cảnh của các câu trong bài trích sách ngôn sứ Ê-dê-ki-en rất rõ ràng: vào năm 597 trước công nguyên, vua Ba-by-lon là Na-bu-cô-đô-no-xo đã truất phế Vua Giê-hô-ia-kin của Giu-đa và điệu ông về Ba-by-lon. Vua đã đưa Giê-đê-ki-a là người chú của ông vua lên ngai vàng Is-ra-en và bắt phải thề trung thành với mình. Trong chín năm trị vì, vua Giê-đê-ki-a lại liên minh với Ai Cập và nổi dậy chống lại sự thống trị của Ba-by-lon. Na-bu-cô-đô-no-xo bao vây Giê-ru-sa-lem. Thành phố cầm cự được gần hai năm cho đến khi quân đội Is-ra-en toan phá vòng vây để trốn thoát, thì bị quân Ba-by-lon đánh bại, bắt nhà vua, giết hết các con trai của ông và làm cho Giê-đê-ki-a mù mắt. Vua Ba-by-lon đã điệu vua Giê-đê-ki-a và các quan chức trở lại cuộc lưu đày trước đó ở Babylon.

Rồi qua ngôn sứ Ê-dê-ki-en, Chúa Thánh Thần đã phán với những người lưu vong này và dùng những tỉ dụ về nhà nông để gửi một thông điệp an ủi và hy vọng cho những người bị giam cầm đang tuyệt vọng. Trước đó trong lời tiên tri của mình ở chương này, Ê-dê-ki-en đã Na-bu-cô-đô-no-xo như “con đại bàng có đôi cánh rộng” đã ngắt một nhánh cây hương bá Li-băng mà trồng xuống và lấy một số hạt giống cây xứ ấy mà ươm trồng như vậy. Nó đã trở thành một cây nho bụ bẫm. Chắc chắn điều đó ám chỉ Giê-đê-ki-a dưới sự cai trị của ông, Is-ra-en đã bắt đầu phục hồi sau cuộc xâm lược trước đó. Nhưng “một con đại bàng lớn khác” đã thu hút sự chú ý của cây nho và hút nước từ con đại bàng thứ hai (Ai Cập). Tuy nhiên Thiên Chúa phán xét tình hình mới và tuyên bố cuộc nổi loạn sẽ thất bại: "liệu [Giê-đê-ki-a] có thể phá bỏ giao ước và sau đó được tự do không?" Vậy Thiên Chúa đã thề “sẽ giáng xuống đầu ông” vì giao ước bị phá vỡ (thực ra là giao ước với Thiên Chúa).

Những câu trước đã được sắp xếp để giúp độc giả hiểu bài đọc của chúng ta hôm nay. Từ cây hương bá, tức dòng họ Đa-vít, Thiên Chúa sẽ ngắt một “chồi non” và trồng trên một ngọn núi cao, tại đó nó sẽ phát triển, trở thành “cây hương bá lộng lẫy” làm nơi nương náu cho chim chóc (cộng đồng Is-ra-en) thuộc mọi loài (có lẽ là Dân ngoại?). Và hành động này sẽ giúp chúng ta hiểu rằng trong số “tất cả các cây ngoài đồng” (tất cả các dân tộc trên trái đất) Chúa sẽ hạ thấp kẻ kiêu căng và nâng cao kẻ thấp hèn. Đây là kiểu đảo ngược toàn bộ mà chúng ta cũng thấy trong Thánh Thi Han-na (1Samuel 2), kinh Magnificat của Đức Maria (Lu-ca 2:46) và một số thánh vịnh, đáng chú ý nhất là Thánh Vịnh 113. Chắc chắn bài đọc này nên được sử dung như một đoạn nói về Đấng Mê-si-a, đặc biệt vì nó liên hệ với dụ ngôn Đức Kitô nói về việc đi dự tiệc thì Người khuyên các môn đ hãy ngồi ở chỗ thấp nhất (Lu-ca 14:10).

Thánh Vịnh Đáp ca hôm nay lấy chủ đề nếu sống công chính người ta sẽ được thịnh vượng. Nếu loài người noi gương Chúa trong tình yêu vững vàng và trung thành của Người, thì họ cũng sẽ được thịnh vượng ngay cả khi về già. Chúng ta biết rằng đây không phải là lời hứa nói chung về sự giàu có như “tin mừng về sự  thịnh vượng” quảng , mà là phần thưởng do sự trưởng thành thiêng liêng tới mức đầy đủ, bất kể tình trạng thể chất hay vật chất của người ấy như thế nào. Đúng vậy, chúng ta có thể đọc thấy trong Thánh vịnh này tư tưởng nói lên rằng sự công chính của chúng ta đã đủ là phần thưởng cho những kẻ khiêm nhường rồi.

Bài Tin Mừng hôm nay tiếp nối ý niệm về nhà nông của bài đọc 1 và thánh vịnh đáp ca. Chúng ta cần hiểu, như nhà chú giải Kinh Thánh Joachim Jeremias đã cho thấy từ nhiều thập niên trước, rằng khi Chúa Giêsu nóiNước Thiên Chúa giống như” là đ giới thiệu một câu chuyện giúp chúng ta hiểu thế nào là sống với Đức Kitô. Không nhất thiết phải vẽ ra từ điểm này tới điểm khác từng yếu tố trong câu truyện dụ ngôn tương đương với từng yếu tố trong Nước Thiên Chúa. Dường như Chúa Giêsu muốn nói rằng:Nước Thiên Chúa đang ở giữa anh em làm tôi nhớ đến một câu chuyện…”

Vì vậy, ở đây theo kinh nghiệm cá nhân, tôi thấy các bài giảng, các blog hoặc các video mà tôi đã phát hành trong những năm qua, thì ban đầu tôi nghĩ rằng chúng thất bại. Thế rồi, có lẽ những năm sau này tôi tình cờ nhận ra là bất cứ điều gì rồi cũng sẽ giúp cho người nào đó hoặc cộng đồng nào đó đến gần Chúa Kitô và Giáo hội hơn. Tôi đã từng nghe kể các câu chuyện như thế từ những Kitô hữu khác. Vì vậy, ba câu chuyện dụ ngôn ở đây có thể được diễn giải theo nhiều cách như các Giáo phụ đã làm. Nếu cách chúng ta giải thích phù hợp với giáo huấn của Giáo Hội thì chúng ta nên chia sẻ với một hoặc nhiều người, và đừng lo lắng về kết quả đạt đươc. Ngoài ra, tôi sẽ đề nghị đi theo các bài đọc này bài thánh ca xưa cũ nhưng thật hay “Hãy đến để bạn cảm ơn người đã đến” là một lựa chọn thích hợp cho mọi người cùng hát. Bài hát kết thúc với lời kêu gọi trực tiếp liên quan tới việc Đức Kitô trở lại lần thứ hai trong vinh quang:

 

“Vì Chúa là Thiên Chúa chúng ta sẽ đến,

Và sẽ mang lúa gặt về nhà;

Từ cánh đồng của Người vào ngày đó

Tất cả các hành vi tội lỗi đều được xóa bỏ,

Người trao cho các thiên thần trách nhiệm sau hết

Là ném cỏ lùng vào lửa;

Nhưng cất đi những bông lúa trĩu hạt

Vào kho lẫm đời đời. "

 

Cuối cùng, chúng ta cần đọc những lời Thánh Phao-lô gửi tín hữu Cô-rinh-tô. Thánh Phao-lô có những cảm nghĩ lẫn lộn về cái chết của chính mình, hoặc ngài ra đi một mình hay ở lại với tất cả các tín hữu khác thuộc Hội Thánh Chiến Đấu khi Chúa Giêsu trở lại. Một đàng, Phao-lô trông đợi (“với lòng can đảm”) được lìa bỏ thân xác con người yếu đuối của mình để kết hiệp (“ở nhà”) với Đức Kitô. Đàng khác, ngài vẫn đang sống trong thân xác và nhiệt thành phục vụ Chúa Kitô cùng Giáo hội. Tình trạng mâu thuẫn nàythái độ chúng ta phải giúp nhau muôi dưỡng, để mọi lúc chúng ta luôn chuẩn bị sẵn sàng ra trước “tòa phán xét của Đức Kitô” vẫn cố gắng chịu khó làm việc để chắc chắn hơn rằng những người chúng ta gặp cũng được chuẩn bị sẵn sàng như vậy.

 

Nguồn: The Homiletic & Pastoral Review – (hprweb.com)

Chuyển ngữ: JB. Đào Ngọc Điệp

 

 


Suy Niệm Lời Chúa Năm B