Chúa Nhật XIII Mùa
Thường Niên – Ngày 27 tháng 6, 2021
Phó tế W. Patrick Cunningham
Các bài đọc: Kn 1:13–15; 2:23–24 • Tv 30: 2, 4,
5–6, 11, 12, 13 • 2Cr 8: 7, 9, 13–15 • Mc 5: 21–43 or 5: 21–24, 35b–43
bible.usccb.org/bible/readings/062721.cfm
Hầu hết những người trên
hai mươi tuổi đều một lần phải xót xa về cái chết của người thân trong gia đình
họ hàng. Trải nghiệm đó đa phần là về cái chết của một người thân lớn tuổi. Ba người trong số ông bà của tôi đã chết trước khi tôi được sinh
ra, hoặc ít ra chỉ biết họ đã sống thời đó. Trước khi tôi mười hai tuổi, tôi đã mất đi người bà còn sống duy nhất. Nhưng từ thuở ban đầu,
mọi người chúng ta đều nhận ra rằng cái chết là một trải nghiệm chẳng mấy đẹp đẽ. Không ai trong chúng ta cảm thấy thoải mái về một người bạn hoặc người thân qua đời. Vì vậy,
khi viết về cái chết, tác giả sách Khôn Ngoan khẳng định rằng Thiên Chúa không
chịu trách nhiệm về sự chết du nhập vào thế gian. Xa-tan đã cám dỗ nguyên tổ của chúng ta. Họ nổi loạn chống lại
giới răn minh bạch của Thiên Chúa, và hậu quả
là cái chết cùng với sự kiện mất ơn thánh hóa. Thiên
Chúa tạo dựng chúng ta là để chúng ta không thể bị hư nát, nhưng chúng ta đã đánh mất điều ấy.
Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã nhờ sự sống, cái chết, sự phục
sinh và sự sống bí
tích của Người, giúp chúng ta được trỗi dậy mà sống đời sống mới
trong Nhiệm Thể Người là Giáo Hội. Chúng ta thấy hai mẫu
gương sống động trong Tin Mừng nói
lên quyền năng của Người đã chiến
thắng sự hư nát. Gương mẫu
thứ nhất, đó là câu
chuyện về một người cha đau khổ là ông Giai-rô, người đứng đầu hội đường Do Thái có lẽ ở
Ca-phác-na-um, ông đang tuyệt vọng về cái chết của đứa con gái nhỏ của mình.
Câu chuyện thứ hai được lồng vào
câu truyện đầu tiên. Nhưng cả câu truyện sau cũng làm nổi bật lên một
thứ phục sinh khác.
Người phụ nữ trong câu
chuyện hôm nay đã nghe nói về quyền năng chữa lành của Chúa Giêsu và lòng
thương xót của Người đối với những người đau khổ, nghèo khó và yếu đuối. Bà ấy cũng có đủ mọi thứ khốn khó đó. Trước hết bà bị bệnh băng
huyết, có lẽ do đường sinh sản. Căn bệnh ấy có thể khiến bà mất đi niềm
vui khi có con cái, và chắc chắn làm cho bà không còn đủ tư cách để cầu nguyện trong hội đường do ông Giai-rô đứng đầu nữa. Bởi vì
theo nghi lễ, căn bệnh của bà khiến bà trở nên ô uế. Thứ hai, bà ấy trở thành túng bấn vì phải trả tiền thầy tiền thuốc, mà việc họ chữa
trị lại chỉ làm cho bà thấy bệnh tồi tệ hơn. Cuối cùng, vì túng thiếu nên việc
ăn uống bị hạn chế, lại thêm mất
máu triền miên, nên bà rơi vào tình trạng bị
thiếu máu và yếu sức trông thấy. Vì
vậy, Chúa Giêsu xuất hiện như niềm
hy vọng duy nhất của bà.
Vậy người phụ nữ đã làm đủ cách để đến gần được Chúa Giêsu giữa đám đông đang cùng rảo bước với Người, rồi bà đã
chạm được vào một phần áo choàng của
Người. Lập tức bà được chữa lành khỏi căn bệnh của mình và cảm thấy bừng
lên sức sống. Chúa Giêsu cảm nhận được sự đụng chạm và Người hỏi
"ai đã chạm vào tôi?" Các môn đệ Người có lẽ vì vẫn đang học hỏi về
đường lối của thầy mình nên rõ ràng đã xúc phạm đến Người
khi họ nói: “Thầy xem, xung quanh Thầy
biết bao người đang chen lấn mà lại hỏi ai đã chạm vào thầy? Thật là ngớ ngẩn."
Tuy nhiên người phụ nữ đã được chữa
lành thì không chút ảo tưởng. Bà biết rằng quyền năng Thiên Chúa đã chữa bà lành bệnh.
Thái độ của bà là một lòng tôn
kính, thậm chí còn kinh hãi trước sự hiện diện
của Đấng mà tất cả chúng ta giờ đây đều
nhận biết là Thiên Chúa làm người phàm. Bà quì xuống trước mặt Người, một lần nữa đối xử
với Người ít nhất cũng như là một
vị đại diện cho Thiên Chúa và để bà làm chứng cho Người. Sau
đó, Chúa Giêsu xác nhận bà đã lành
bệnh và bảo bà hãy ra đi trong bình an. Vậy việc chữa lành đã hoàn tất khi Chúa Giêsu, Đấng đã chữa lành thân
xác bà cũng chữa lành tâm trí bà.
Cuộc sống của bà trước khi
thức dậy sáng hôm đó coi như đã chấm dứt. Vì bà sống mà như đã chết. Ngày hôm ấy là ngày bà nhớ đến suốt đời. Đó là một cách sống lại từ
cõi chết vậy.
Câu chuyện ông Giai-rô và cô con gái của ông bắt đầu từ thời điểm đó. Những
người chăm sóc cho cháu bé đã đến và đem tin
buồn ông đã từng nghe: “Con gái ông đã chết rối. Sao lại còn làm phiền Thầy
nữa?" Chúa Giêsu không để cho ông Giai-rô
kịp trả lời họ. Chúa quay
sang người cha đang buồn rũ rượi mà nói: “Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi.”
Nhân đây, đó là một bài học cho tất cả chúng ta, những người có thể đang giúp đỡ
ai đó đã mất người thân. Những người đang than khóc đâu cần nghe những lời như
"con gái của bạn đã chết rồi."
Nhưng điều họ cần là sự hiện diện
khích lệ và ủi an của chúng ta. Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, là Đấng được nói đến
trong Sách Khôn ngoan, Đấng đầy lòng yêu
thương, kẻ thù của tội lỗi
và sự chết. "Đừng sợ hãi; chỉ cần tín thôi” là những lời chúng ta cần nghe trong lúc khó khăn và để
chia sẻ với những người đang
thiếu thốn.
Vậy Chúa Giêsu dẫn người
cha đang ngẹn ngào và vài môn đệ - ba người đứng đầu - đến nhà ông trưởng hội đường. Lúc này cả bên ngoài lẫn bên trong nhà đang ồn
ào. Ở một số nền văn hóa, thậm chí có những người làm nghề khóc mướn được thuê để khóc lóc trước
cái chết của một người. Vì
vậy, họ đang than khóc cho thân
phận cháu bé. Nên khi Chúa Giêsu nói rằng đứa
trẻ chưa chết, chỉ đang ngủ thôi, họ liền cười nhạo. Vì
vậy, họ đáng bị đuổi khỏi nhà, và quả thực họ đã bị đuổi ra ngoài.
Phần còn lại của câu chuyện
thật tuyệt vời đầy cảm kích. Đây cháu bé đang nằm trên giường và không thở, còn cha
mẹ nó thì khóc lóc, cả Chúa
Giêsu cũng khóc. Người chỉ cầm lấy tay
cô bé và nói bằng tiếng A-ram nguyên thủy rằng: "Talitha koumi." "Con gái, ta truyền cho con,
hãy trỗi dậy." Lập tức xảy ra
việc chữa lành, hoàn toàn bình phục, cha mẹ và các môn đệ chứng kiến đầy kinh ngạc.
Nhưng Chúa Giêsu, vì lòng trắc ẩn không chỉ dừng
lại ở việc chữa lành mà còn nghĩ đến cháu gái đang đói bụng, vì vậy Người chẳng
cần chờ nó đòi ăn, mà bảo
người ta: “Đừng nói với ai về điều
này và hãy cho đứa trẻ ăn một chút”.
Như thánh Phao-lô dạy hôm
nay, đây là một ví dụ về cách Chúa Giêsu tuôn đổ phước lộc dư đầy cho những
loài người khó nghèo, để rồi Người nên nghèo khó, thậm chí chết như một tên nô
lệ, cho chúng ta được hưởng sự sống
tràn đầy ân sủng muôn đời của Người.
Phúc âm của thánh Mác-cô nhắm chủ đích là cho người nghe và độc giả thấy rằng Chúa Giêsu Kitô đã và đang là Con Thiên Chúa hằng
hữu. Đỉnh điểm câu chuyện Mác-cô thuật lại sẽ là
cái chết của Chúa Giêsu, khi viên sĩ quan bách quân nhìn thấy Vua người Do Thái
phải chết ra sao, ông đã
thốt lên: "Quả thực người này là Con Thiên Chúa." Tất cả phần khác của câu chuyện Mác-cô kể, như chúng ta thấy qua hai cuộc cho hai người nữ được sống lại, một trẻ và một già, là chứng cớ cho thấy
tỏ tường: Chúa Giêsu Kitô là Con
Một Thiên Chúa.
Nguồn: The Homiletic & Pastoral Review
– (hprweb.com)
Chuyển ngữ: JB. Đào Ngọc Điệp