Chúa Nhật 22 Mùa Thường Niên – Ngày 29 tháng 8, 2021
Lm. John
P. Cush, STD
Các bài đọc: Đnl 4: 1–2, 6–8 • Tv 15: 2–3, 3–4, 4–5
• Gc 1: 17–18, 21b–22, 27 • Mc 7: 1–8, 14–15, 21–23
bible.usccb.org/bible/readings/082921.cfm
Đôi khi, tôi thực sự thông cảm với những
người Pha-ri-siêu. Khi đọc Phúc âm, hầu hết người ta tự
nhiên có ác cảm với những người này. Từ nhiều năm, tôi đã không còn coi họ tiêu biểu cho các thành phần chống đối Chúa Giêsu, nhưng coi họ là những người siêng năng tuân thủ nên đã không nhìn ra toàn bộ sự việc. Khi thực hành đức tin của mình, vì chỉ chú ý vào các chi tiết nhỏ nhoi nên họ không thấy rằng việc
chu toàn sống đức tin đang ở ngay giữa
họ.
Vậy người Pha-ri-siêu là ai? Nói một cách đơn giản, họ là
những người “để riêng ra”, “tách biệt” khỏi những kẻ không trong sạch, dân ngoại, và những thành
phần thuộc Do-thái giáo nhưng không tuân thủ
giữ luật lệ. Bắt đầu khoảng thế kỷ thứ
hai trước Công nguyên, những người anh em “biệt lập” này, những người “đạo đức”, đã
sống cuộc sống nhiệm nhặt phù hợp
với những lề luật đem lại
sự sống và giải thoát mà ông Môi-sê ban hành trong bài đọc I hôm nay, trích sách Đệ Nhị
Luật trong Cựu ước. Hãy đọc lại những lời của Môi-sê:
“Anh em đừng thêm gì vào lời tôi truyền cho anh
em, cũng đừng bớt gì, nhưng phải giữ những mệnh lệnh của ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa chúng ta, mà tôi truyền cho anh em".
“Anh em đừng thêm gì
vào lời tôi truyền cho anh em và cũng đừng bớt gì.” Tuy nhiên, khi cố gắng
tìm hiểu thế giới Tân Ước nơi Chúa
chúng ta đã sống, chúng ta cần nhớ lại rằng
ngay cả những người Pha-ri-siêu cũng bị coi là quá yếu kém trong cách giải thích của họ. Có người cho là họ không
bảo thủ đủ. Các nhóm như Es-sê-nô cho rằng người Pha-ri-siêu là “những kẻ tìm
kiếm các thứ dễ dãi” hoặc “là những
kẻ đưa ra những lời giải thích nhẹ nhàng”. Khác với
nhóm Sa-đốc, người Pha-ri-siêu giải thích Luật
theo lối khẩu truyền, cuối cùng kết quả thu thập những lời giải thích của họ gom
thành sách Mishnah (khoảng năm 200
trước Công Nguyên).
Sự thật của vấn đề là những người
Pha-ri-siêu đã thực sự cố gắng gìn giữ tôn giáo của họ nguyên vẹn và không tỳ vết trong bối cảnh sự tục hóa ngày càng tăng do chủ nghĩa Hy
Lạp và thế giới trần tục. Đúng vậy, họ là “những người dẫn đường đui mù”; tuy không hẳn bênh
vực cho đám
Pha-ri-siêu, nhưng nhiều người trong chúng ta ngày nay dù đang
cố gắng giữ đức tin, giữ gia đình chúng ta, giữ những giáo huấn và việc thờ phượng của Giáo hội cho đúng đắn giữa một thế giới đang đấu tranh mãnh liệt để đồng hóa đức tin chúng ta, để tục
hóa giáo lý chúng ta và xem nhẹ sự thờ phượng của chúng ta, nhưng liệu họ có khác gì những người Pha-ri-sêu không?
Bạn có tưởng tượng ra được cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với
những người Pha-ri-siêu như thế nào không? Đây là người con của bác thợ mộc ở
Na-za-rét, qua lời giảng và việc làm, Người cho rằng mình đang khai mở Nước
Thiên Chúa. Người này chữa lành kẻ đau ốm, cho
đám đông dân chúng ăn, và cho kẻ chết
sống lại. Nhưng một vài kẻ theo Người thì cho rằng vị “Thầy”
này dù ăn uống với phường tội lỗi,
với gái điếm, với những người thu thuế, vẫn chính là Đấng Mê-si-a người ta mong
đợi từ lâu, là chính Thiên Chúa bằng xương bằng thịt đã đến. Con người này có
các các môn đệ quây quần chung quanh, mà phần lớn họ thuộc thành phần thấp kém
trong xã hội, như ngư dân và những người giống như vậy. Những lời Đức Giêsu này giảng dạy không giống bất cứ người
nào mà nhóm Pha-ri-sêu đã từng nghe. Và những lời
đó có lẽ khiến họ chết khiếp.
Vì vậy, những người Pha-ri-sêu chống lại Người, tìm mọi
cách để gài bẫy qua những lời Người nói, cố gắng chứng minh rằng họ mới có câu trả lời chính xác và rằng con người xuất thân từ Na-za-rét
này cuối cùng cũng đang dẫn đám môn đệ
mỗi lúc một đông thêm đi lạc đường.
Nếu tôi là một người Do Thái vào thời Chúa Giê-su, liệu
tôi có phải là người Pha-ri-siêu, là một nhóm gồm cả
giáo sĩ lẫn giáo dân không? Trong đời
sống thiêng liêng của cá nhân tôi, trong việc tìm kiếm sự thánh thiện, trong việc
tuân theo các lề luật Giáo Hội dạy, tôi có quan tâm nhiều hơn đến việc chu
toàn và tuân theo giáo lý đức tin của tôi (tức
là những điều quan trọng và buộc phải tuân theo) đến nỗi
không còn nhìn thấy Chúa Giêsu, Đấng đang ở
trong tôi và đòi tôi phải
hoàn toàn chú tâm đến Người
và liên kết với Người không?
Tuần này, có lẽ chúng ta muốn nhận ra con người Pha-ri-siêu đang sống trong bạn và tôi và đang thống trị con người chúng ta, để biết
rằng chúng ta cần phải khôn ngoan và tuân theo lề luật đức tin, nhưng đồng thời không được lạc mất Đấng Tuyệt Mỹ,
là Đức Kitô, Chúa chúng ta, Đấng đang kêu gọi chúng ta tiến bước theo Người
trong tinh thần và chân lý.
Nguồn: The Homiletic & Pastoral Review – (hprweb.com)
Chuyển ngữ: JB. Đào Ngọc Điệp